Nói lời xin lỗi mẹ chồng, thật khó
Tôi lại khao khát muốn góp mặt trong cái gia đình đông vui và lắm rắc rối ấy, nhưng có lẽ tôi phải vượt qua một chuyện, đó là xin lỗi mẹ chồng.
Mỗi lần phải về quê chồng là tôi cảm thấy như bị tra tấn. Quê chồng chỉ cách Hà Nội có 70 km, tuần nào chồng tôi cũng bắt hai mẹ con tôi về quê nội, mặc dù cả tôi và con tôi đều không thích. Đối với tôi, hai ngày nghỉ cuối tuần chẳng khác nào bị đi đày.
Ảnh minh họa
Nhiều lần, tôi với chồng đã cãi nhau kịch liệt chỉ vì chuyện về quê. Chồng tôi thì bảo: “bà nhớ thằng Bin, phải cho nó về chứ”. Tôi thì bảo: “Nhớ thì lên thăm sao bắt tội bắt vạ con đi đi về về”. Chồng tôi bảo ông bà đều tuổi già sức yếu rồi, đi xe cộ không tiện, còn tôi thì khăng khăng con tôi cũng còn nhỏ đấy, đi xe cộ cũng khổ sở không kém.
Khi mẹ chồng tôi ốm liệt giường mấy tháng, chồng tôi tranh thủ mỗi tuần đi đi về về mấy lần, có hôm hết giờ làm còn chạy bằng xe máy. Tôi kiếm cớ mẹ chồng ốm, để bà nghỉ ngơi nên không đưa con về. Mấy lần mẹ chồng gọi điện lên nhắc tôi cũng chỉ lạnh lùng nói: “con bận” hoặc “thằng cu ốm”.
Quả thật, cuộc sống ở thành phố vốn đã chật vật, vất vả, vừa đi làm vừa chăm sóc con cái, có mỗi hai ngày nghỉ cuối tuần muốn vun vén gia đình thì lại phải rồng rắn nhau về quê chồng. Mới xuống xe đã cơm nước, dọn dẹp đến tận khuya, dòng dã hai ngày chẳng khác nào con ở. Tôi thấy dường như mình bị cướp mất khoảng thời gian riêng tư quý báu, đó là chưa kể việc phải giữ lễ với gia đình chồng, họ hàng chồng… mệt đến bở hơi tai.
Mẹ chồng ốm nặng, phải chuyển lên bệnh viện ở Hà Nội, tôi thấy vui mừng vì chồng tôi sẽ chẳng có cớ bắt tôi về quê nữa. Hàng ngày chồng vừa đi làm vừa vào viện chăm sóc mẹ, tôi thì lấy cớ đi làm về muộn, cơm nước, dọn dẹp, dạy con học nên ít khi vào thăm. Tôi cũng không có hứng thú hỏi thăm tình hình sức khỏe của bà, thậm chí trong lòng còn hả hê nghĩ: “Bà nằm đấy rồi thì khỏi phải chỉ đạo tôi nhé”. Chồng tôi thì cứ đi đi về về chăm mẹ, ngày càng ít thời gian cho mẹ con tôi. Tôi cũng dần nhận ra chúng tôi xa nhau, kể cả khi mẹ chồng đã ra viện và về quê, chồng tôi cũng lầm lì, khép kín hơn.
Gần 3 tháng, mặc dù không có chuyện gì cãi vã nhưng chồng tôi không động vào người tôi, ngủ chung giường nhưng lạnh lùng chăn gối. Tôi thì nghĩ, cứ như thế càng hay, vì nếu lại mặn nồng như trước thì thể nào anh cũng đòi hỏi tôi phải quan tâm đến nhà chồng, làm cho trọn phận làm dâu. Tôi thà cứ thế này còn hơn phải quay lại cái thời “cuối tuần về quê” như trước.
Video đang HOT
Mẹ chồng thỉnh thoảng gọi điện lên cho chồng tôi rồi nói chuyện với cu Bin, thỉnh thoảng thấy bà thút thít khóc và kêu nhớ cháu. Tôi nghĩ thầm, nhớ thì lên thăm, sao ngồi đó mà kêu khóc làm gì cho mệt. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra, bà chẳng còn con đường nào lên với cháu, bởi chính tôi đã nhẫn tâm cắt đứt con đường đó. Sự lạnh lùng đến tàn nhẫn khi mẹ chồng ốm của tôi khiến cho bà bị tổn thương sâu sắc. Tôi nghe bà cô đằng chồng nói, mẹ chồng tôi sẽ không bao giờ lên thăm, nếu tôi muốn về thì cũng phải có lời xin lỗi, cháu thì bà nhớ thật, nhưng bà cũng không thể chấp nhận được con dâu có lòng dạ sắt đá và căm ghét nhà chồng đến vậy. Chồng tôi thì càng ngày càng tỏ thái độ xa cách, có những cuối tuần anh đưa con về nhà mà chẳng thèm nói với tôi câu nào.
Ảnh minh họa
Hai ngày nghỉ loanh quanh bếp núc, thấy căn nhà trở nên trống vắng vô cùng. Nhưng tôi cũng dần nhận ra, những ngày xưa tíu tít chuẩn bị đồ về quê chồng mỗi cuối tuần cũng có những điều đặc biệt, nó ổn hơn rất nhiều so với bây giờ, khi tôi gần như tuyệt giao với nhà chồng, khi chồng tôi hướng về gia đình và bỏ lại tôi, khi thằng con tôi dạo này lại háo hức chờ đến cuối tuần để được về quê nội. Tôi lại khao khát muốn góp mặt trong cái gia đình đông vui và lắm rắc rối ấy, nhưng có lẽ tôi phải vượt qua một chuyện, đó là xin lỗi mẹ chồng.
Theo GĐVN
7 điều các cặp vợ chồng hạnh phúc thường chia sẻ
Cách chúng ta nói chuyện với người bạn đời của mình cũng chứng tỏ tình yêu thương và sự tôn trọng của mình dành cho họ.
Trong cuộc sống hôn nhân có muôn hình vạn trạng những điều khiến chúng ta không hài lòng nhưng phải làm thế nào để vợ chồng luôn thấu hiểu cho nhau để gia đình yên ấm, thì đây là những điều các cặp vợ chồng hạnh phúc chia sẻ.
1. Nói lời "Cảm ơn" thay vì "Xin lỗi"
Trong cuộc sống vợ chồng, bất cứ điều gì đối phương làm cho mình bạn cũng sẽ cảm thấy đó là tình yêu, sự ngọt ngào. Vậy những lúc đó, điều quan trọng là bạn cần biết nói lời "cảm ơn" và đáp lại tình cảm đó.
Cố gắng làm những điều tốt nhất có thể cho cuộc hôn nhân này, để không bao giờ phải nói câu xin lỗi. Vì những sai trái lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến đối phương mất đi lòng tin từ phía bạn.
Các cặp đôi hạnh phúc thường nói lời cảm ơn thay vì xin lỗi (Ảnh minh họa)
2. Hãy nói "chúng tôi" thay vì chỉ "tôi"
Khi bạn nói "Chúng tôi" chứng tỏ rằng bạn đã coi người ấy là một nửa đích thực của mình, một người không thể tách rời cuộc sống của bạn. Đó cũng chính là thứ tình cảm gắn kết yêu thương, mọi thành công hay sai lầm các bạn sẽ cùng chia sẻ. Bạn cũng sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu người ấy có gây ra lỗi lầm hay thất bại.
3. Hãy hỏi "Hôm nay anh/em thế nào?"
Có thể bạn nghĩ đó là chuyện nhỏ và không cần phải hỏi nhưng câu hỏi đó vô cùng quan trọng. Đó sẽ là sự quan tâm và tình yêu thương của bạn dành cho người ấy, để biết được, một ngày của họ trải qua những gì, có vui, có buồn hay không?
Cảm xúc tình yêu thực sự mà cặp vợ chồng hạnh phúc dành cho nhau chính từ những điều nhỏ nhặt hằng ngày bạn làm và chia sẻ đó.
4. Hãy nói "Chúng ta sẽ ổn thôi" thay vì "Anh đã nói với em rồi"
Một cặp vợ chồng hạnh phúc là không có phân biệt người quyền lực người không, người ra lệnh người lắng nghe. Hãy luôn luôn dành cho nhau những lời khen ngợi tốt đẹp nhất có thể và cùng nhau chịu trách nhiệm chung trong mọi tình huống. Đừng chỉ trích, đổ tội cho người khác khi có sai lầm.
5. Luôn chúc ngủ ngon
Các cặp vợ chồng hạnh phúc luôn luôn biết nói lời ngọt ngào trước khi đi ngủ. Một câu chúc ngủ ngon cũng làm ấm lòng người bên cạnh. Họ sẽ chìm vào giấc ngủ êm đềm khi được nghe câu nói đó từ chính miệng người mà họ yêu thương.
6. Hãy nói "Anh yêu em" mỗi ngày
Nhiều người cho rằng nói "Anh yêu em" mỗi ngày sẽ làm mất đi ý nghĩa của nó nhưng nhiều người lại nhận định, đây là một thói quen tuyệt vời để giữ hạnh phúc giữa các cặp vợ chồng. Bạn có thể dùng câu nói đó thay vì lời cảm ơn, tạm biệt nhưng ý nghĩa của nó sẽ vẫn mãi hiện hữu, là tình yêu bạn dành cho người ấy không hề thay đổi.
7. Hãy nói "Em rất hạnh phúc"
Một câu nói của bạn hàm ý rằng, bạn đang đánh giá cao người bạn đời của mình và cảm thấy hài lòng khi ở bên cạnh người ấy. Và khi đó, chồng, vợ của bạn sẽ cảm thấy mình đã làm được điều tuyệt vời là mang lại hạnh phúc cho người khác và cả hai sẽ có một cuộc sống vui vẻ.
Cảm giác hạnh phúc được lan tỏa trong cả căn nhà. Đây là một câu nói rất cần để xây dựng một mối quan hệ ý nghĩa và hạnh phúc. Đừng quên nhắc nhở bạn đời rằng bạn đang cảm thấy rất yêu họ và hạnh phúc vì được là một nửa của họ.
Theo GĐVN
Yêu thương trở lại Cô ấy cũng đang nhìn tôi đượm vẻ nuối tiếc và nói: "Thực ra em rất muốn được anh ôm mãi thế này". Tôi liền ôm lấy cô ấy và không muốn buông tay: "Chúng ta không thể sống Chiếc xe hoa vừa dừng trước cửa, một anh bạn của tôi liền kích "Bế cô dâu ra xe đi", không chút ngại ngùng,...