Nói lời sau cùng, nguyên PGĐ Sở GD&ĐT Hà Giang nhận sai nhưng khẳng định không phạm tội
Nói lời sau cùng trước khi nhận bản án vào ngày 25/10, bị cáo Triệu Thị Chính nhận sai khi “nhờ xem điểm” cho 13 thí sinh nhưng cho rằng mình không phạm tội.
Video: Cựu Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Giang khóc nức nở khi tự bào chữa
Chiều 18/10, phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được phép nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Giang, là người đầu tiên bước lên bục nói lời sau cùng.
“Bản thân tôi cũng đã có tuổi, với hành vi phạm tội của mình, tôi đã nhận thức rõ. Trong quá trình công tác tôi đã có những đóng góp cho xã hội và ngành giáo dục. Tôi chỉ mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm về lại cộng đồng.
Tôi xin phép trong máy tính của tôi đang bị thu giữ có chứa nhiều đề thi và gia phả của dòng họ. Tôi xin phép được copy lại đề thi để cho con tôi dùng và gia phả để con tôi được biết”, bị cáo bị đề nghị mức án cao nhất 8-9 năm tù nói.
“Bị cáo rất hối hận vì những việc mình đã làm và kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hưởng mức án thấp nhất, để bị cáo sớm có cơ hội làm lại từ đầu”, Vũ Trọng Lương nói lời sau cùng tại tòa.
Sau bị cáo Hoài, cựu Phó Phòng Khảo thí Vũ Trọng Lương nói lời sau cùng. Bị cáo Lương cho biết, từ khi bị bắt tạm giam đến nay bị cáo đã nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình. Bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải những việc mình đã làm.
“Hôm nay trước tòa bị cáo gửi lời xin lỗi Đảng, xin lỗi nhà nước, xin lỗi nhân dân Hà Giang, bị cáo xin lỗi bố mẹ, bạn bè và đồng nghiệp vì đã để xảy ra sự việc này.
Bị cáo rất hối hận vì những việc mình đã làm và kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hưởng mức án thấp nhất, để bị cáo sớm có cơ hội làm lại từ đầu”, bị cáo Lương nói.
Tiếp đó, được gọi lên bục nói lời sau cùng, bị cáo Triệu Thị Chính, cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang cho hay: “Khi xảy ra sự việc vi phạm quy chế thi 2018, là một nhà giáo bị cáo vô cùng đau xót, mặc dù 107 thí sinh được nâng điểm vượt ngoài sự kiểm soát của cá nhân tôi, cũng như ban chấm thi nhưng với cương vị PGĐ, Trưởng ban chấm thi, tôi nhận trách nhiệm về mình và chịu trách nhiệm trước Thường vụ Tỉnh ủy.
Việc đưa dánh sách 13 thí sinh cho Hoài nhờ xem điểm môn Ngữ văn, tôi nhận sai và xin lỗi. Tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới lãnh đạo Tỉnh ủy, nhân dân Hà Giang.
Tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của Đảng và tổ chức, nhưng với nhận thức của tôi, tôi không phạm tội. Tôi tin tưởng ở pháp luật, HĐXX, và công lý. Tôi kính mong HĐXX xem xét thấu tình đạt lý, đúng người đúng tội, công bằng, khách quan, đảm bảo quyền lợi cho tôi”.
Bị cáo Triệu Thị Chính.
Là bị cáo duy nhất được VKS đề nghị án treo, bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang nói:
“ Tôi thành thật xin lỗi Đảng, nhân dân, bạn bè, người thân và gia đình về sai lầm của tôi. Tôi cũng xin cảm ơn HĐXX đã xem xét đánh giá và chỉ ra những thiếu sót trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động.
Về phần mình, tôi không nghĩ sau gần 40 năm công tác Hà Giang lại nhận cái kết cay đắng như thế này. Tôi không trách gì ai mà chỉ trách bản thân tôi đã thiếu đi kiến thức về pháp luật, thiếu sự thận trọng và sự cảnh giác.
Suốt quá trình công tác gần 40 năm, tôi đã hết sức cố gắng gắn bó với nghề dù những lúc khó khăn nhất. Bạn bè bỏ nghề hàng loạt nhưng chúng tôi vẫn đứng vững vì yêu trường, yêu lớp, yêu học sinh. Tôi không so bì với ai cả, tôi chỉ nhờ chú Hoài nâng điểm cho con mà không có bất kỳ hứa hẹn hay sức ép nào với chú Hoài.
Tôi xin HĐXX chiếu cố, khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt để tôi có cơ hội được sống bên gia đình, bạn bè trong những năm tháng tuổi già được thanh thản. Tôi cũng đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt đối với các bị cáo để có cơ hội trả nợ cho đời, trả nợ những gì mình đã làm mất.”
Bị cáo Phạm Văn Khuông.
Là người sau cùng bước lên bục nói lời sau cùng, cựu công an tỉnh Hà Giang Lê Thị Dung nói: “Tôi thấy việc làm của mình đã sai và vi phạm pháp luật. Không phải ngày hôm nay tôi đứng tại đây mới thấy ân hận, từ khi xảy ra sự việc tôi đã thấy ân hận vì đã đánh mất danh dự gia đình, bản thân, và cả ngành của tôi nữa.
Từ khi cơ quan an ninh điều tra chưa gọi lên làm việc, tôi đã chủ động gặp Ban giám đốc Công tan tỉnh để trình bày sự việc. Tôi cũng mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để tôi có thời gian sửa sai và có thời gian tiếp tục điều trị bệnh, duy trì sự sống phần đời còn lại.”
Kết thúc phần nói lời sau cùng, HĐXX công bố sẽ tuyên án lúc 8h ngày thứ Sáu (25/10).
ĐĂNG KHOA
Theo VTC
Con gái ông Triệu Tài Vinh đứng đầu danh sách nhờ nâng điểm
Tại tòa, hai bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương khai con gái ông Triệu Tài Vinh đứng đầu trong danh sách nhờ nâng điểm.
Phiên toà xét xử vụ gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang đang diễn ra. Là một trong số 5 bị cáo trong vụ án này, bà Triệu Thị Chính bị xét xử về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Theo cáo trạng, bà Triệu Thị Chính, cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang, Trưởng ban chấm thi, đã đưa danh sách để nhờ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh, xem điểm cho một thí sinh. Tuy nhiên, ông Hoài chưa giúp được bà Chính.
"Danh sách trên khổ A4, được đánh máy, trên đó ghi số thứ tự, họ tên, số báo danh, địa điểm thi, phòng thi", bị cáo Hoài khai.
"Bị cáo Chính đưa danh sách cho tôi và nói đây là con em của lãnh đạo và đồng nghiệp. Anh xem xét nâng điểm môn văn cho những thí sinh này", bị cáo Hoài khai.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài. Ảnh: ĐỨC MINH
Ông Hoài khẳng định trong số 13 thí sinh chỉ có 1 thí sinh là nhờ xem điểm còn lại đều là những trường hợp bà Chính nhờ nâng điểm. "Thí sinh thứ nhất là Triệu Ngọc Mai, tôi nhớ rõ, thống nhất điểm là 8 (Triệu Ngọc Mai là con gái ông Triệu Tài Vinh, cựu Bí thư tỉnh ủy Hà Giang, hiện là Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương- NV). Con trai của bị cáo Phạm Văn Khuông (cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Hà Giang) cũng đứng trong "top 3" của danh sách này", ông Hoài nói.
Trước đó, trong phần thẩm vấn buổi sáng, bị cáo Lương cũng thừa nhận được Hoài đưa cho xem bản danh sách 13 thí sinh mà bị cáo Chính đưa cho Hoài.
"Ngày 30-6-2018, khi bị cáo xuống phòng anh Hoài, anh Hoài có đưa cho bị cáo một tờ giấy A4 nói đây là danh sách chị Chính nhờ nâng điểm", Lương khai tại toà.
Khi HĐXX hỏi thông tin về 13 thí sinh này, bị cáo Lương cho biết top 3 thí sinh đầu tiên trong bản danh sách 13 thí sinh đều đã nằm trong bản danh sách M9 (gồm 93 thí sinh cần được nâng điểm mà Hoài đã đưa cho Lương).
Theo cáo buộc, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang, bị cáo Vũ Trọng Lương đã sửa kết quả bài làm 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để nâng điểm cho 107 thí sinh.
ĐỨC MINH
Theo PLO
Con trai Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang được nâng 13,3 điểm Cáo trạng Viện KSND tỉnh Hà Giang xác định trong số 107 thí sinh Hà Giang gian lận điểm tại kỳ thi THPT 2018, người được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm với 4 môn, người thấp nhất 2,2 điểm đối với 1 môn. Trao đổi với Thanh Niên sáng nay, 5.6, một lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Giang cho biết,...