Nỗi lo xuyên nhiệm kỳ
2,5 ngày đổi mới chất vấn tại Nghị trường sắp trôi qua đã cho thấy sự quyết liệt đeo bám đến cùng để vấn đề phải được giải quyết rốt ráo ở nhiều đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, qua những gì đại biểu hỏi và các Bộ trưởng trả lời vẫn cho thấy một thực trạng bấy lâu nay là: nhiều Bộ trưởng hứa rất tâm huyết, nhưng thực hiện lại chưa được như kỳ vọng.
Một vấn đề được nhiều nhà đầu tư và TTCK quan tâm là nợ công có thực sự đáng lo? Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã cung cấp thêm nhiều con số cho thấy mối quan ngại là có cơ sở khi nợ công vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng tốc độ tăng rất cao, lên tới 20%/năm, trong đó có nhiều khoản vay với lãi suất cao. Vị tư lệnh ngành tài chính cũng đưa ra nhiều giải pháp để “hóa giải” nỗi lo này, song vẫn còn đó không ít băn khoăn chưa được giải tỏa.
Lời hứa của các bộ trưởng
Trước hết, đó là liệu có sự vênh nhau trong cách tính nợ công giữa Việt Nam và quốc tế? Chuyên gia Ngô Trí Long từng nêu quan điểm, nếu xét trên cấu trúc nợ của Việt Nam, thực tế có thể nghiêm trọng hơn con số rất nhiều, mức nợ công không phải là dưới 65% GDP. Cụ thể, nợ của DNNN, nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc Nhà nước không được tính vào nợ công, trong khi hiện khối nợ của DNNN rất lớn.
Bên lề Nghị trường, lời hứa của Bộ trưởng Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, theo nhiều đại biểu Quốc hội, cần phải được thực thi quyết liệt, không chỉ trong nhiệm kỳ của cá nhân các Bộ trưởng hiện tại mà cả những người kế nhiệm tới đây.
Tại một phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 5 vừa qua, trước câu hỏi, với khả năng thu – chi ngân sách như hiện nay, nợ công có thực sự yên tâm hay không? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng từng trả lời rằng, nợ công vẫn an toàn. Song đến phiên chất vấn sáng qua, ông cũng đã phải bày tỏ sự quan ngại về nguồn thu khi tỷ lệ tăng thu giai đoạn 2006-2010 là 20,8%/năm, còn giai đoạn 2011-2015 giảm xuống ở mức 9,5%/năm.
Video đang HOT
Vấn đề này cũng được giới chuyên gia nhắc đến không ít lần!
Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nguy cơ thâm hụt ngân sách trong những năm tới tăng mạnh khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết về giảm thuế xuất nhập khẩu theo yêu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, các khoản thu từ dầu thô và các tài nguyên khác là không bền vững. Chẳng hạn, thu từ dầu thô giảm từ 28,8% tổng thu ngân sách xuống còn 11,6% trong năm 2011 và ước khoảng 10,2% cho năm 2015.
Rõ ràng là với tỷ lệ nợ công so với GDP cao như hiện nay, đồng thời với những khó khăn, thách thức cũng như xu hướng nợ công tăng, khả năng chi trả và việc sử dụng vốn kém hiệu quả là tình trạng rất đáng báo động. Trước thực tế đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đã đề nghị Chính phủ ban hành Chỉ thị 02 về tăng cường quản lý nợ công, tổng kết, đánh giá lại nợ công, chiến lược nợ công và Luật Nợ công; cần thiết sẽ kiến nghị Quốc hội sửa luật trong thời gian tới.
Bên lề Nghị trường, lời hứa của Bộ trưởng Dũng, theo nhiều đại biểu Quốc hội, cần phải được thực thi quyết liệt, không chỉ trong nhiệm kỳ của cá nhân các Bộ trưởng hiện tại mà cả những người kế nhiệm tới đây.
Nhìn rộng hơn, “lời hứa” của các Bộ trưởng, tư lệnh ngành phải được kiểm tra theo từng năm. Những Bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ cần có chế tài xử lý để đề cao tính chịu trách nhiệm, để bớt dần những… nỗi lo xuyên nhiệm kỳ và nỗi ám ảnh về “thần thoại Hy Lạp”.
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Mỗi người Việt "gánh" hơn 21 triệu đồng nợ công
Con số này đã tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu 1 năm trước, mỗi người Việt "gánh" khoảng 896 USD nợ công thì tới thời điểm sáng 4/5/2015, số nợ công trên đầu người đã lên tới 979,77 USD.
(Ảnh chụp màn hình sáng 4/5/2015)
Theo cập nhật tại Đồng hồ nợ công quốc tế trên tạp chí Economist sáng nay (4/5), hiện tại, tổng nợ công của Việt Nam đang ở mức 89,08 tỷ USD, chiếm tỉ lệ 46,6% GDP và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại thời điểm này năm ngoái, nợ công của Việt Nam là 81 tỷ USD chiếm tỉ lệ 47,9% GDP.
Và như vậy, với dân số 91,46 triệu dân, bình quân mỗi người Việt đang "gánh" trên mình 979,77 USD nợ công, tức khoảng 21,2 triệu đồng (cùng kỳ năm ngoái, con số này là 896 USD).
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng công bố số liệu cho biết, dư nợ công ở thời điểm 31/12/2014 bằng 59,4% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 47,1% GDP, dư nợ ngoài nước bằng 40,3%, trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Theo đánh giá của Chính phủ, đỉnh nợ công quốc gia sẽ đạt mức 64,9% vào năm 2016 và giảm dần, đến năm 2020 chỉ còn 60,2%.
Đánh giá về tình hình nợ công của Việt Nam, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, khả năng Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công là không cao. Mức độ nợ công luôn được báo cáo ở dưới ngưỡng an toàn, các điều chỉnh về mặt pháp luật là tương đối hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện hiện tại.
Tuy nhiên, theo ông Thiên, vấn đề không nằm ở con số nợ công là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công và khả năng trả nợ. Nghĩa là cần cân nhắc trong tương lai ngắn hạn rất có khả năng nợ công của Việt Nam sẽ tăng vượt ngưỡng 65% và khả năng trả nợ là rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về nợ công, quản lý nợ công và vấn về thâm hụt ngân sách.
Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cách hạch toán ngân sách nhà nước ở Việt Nam không theo thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu chính phủ cho các dự án giáo dục, thuỷ lợi, y tế... được để ngoài bảng và không được tính đầy đủ vào thâm hụt ngân sách và nợ công.
Chi cho các công trình lớn kéo dài cũng được phân bổ dần vào quyết toán ngân sách nhiều năm chứ không tính cả vào năm trái phiếu được phát hành để vay nợ. Sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua số chênh lệch giữa lượng trái phiếu chính phủ phát hành vay nợ thực tế hàng năm và con số trái phiếu chính phủ phát hành phản ánh trong Quyết toán.
Bên cạnh đó, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế. Sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khoá khiến cho con số thống kê không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho những người tham gia thị trường, khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam khó khăn.
Cùng quan điểm, TS Ngô Trí Long cũng chỉ ra rằng, cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự vênh nhau, không khớp với nhau. Điều đó có nghĩa nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc nhà nước được nhà nước không tính vào đó. Với tỷ lệ nợ công so với GDP như vậy đồng thời với những khó khăn thách thức cũng như xu hướng nợ công tăng, khả năng chi trả và việc sử dụng không hiệu qủa thì đây là tình trạng đáng báo động... - ông Long quan ngại.
Để chủ động tái cơ cấu danh mục nợ công hiện hành, hồi năm ngoái, Bộ Tài chính đã phát hành thành công trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối lượng 1 tỷ USD (hơn 21.000 tỷ đồng) và thành công vượt mức mong đợi về lãi suất (4,7%/năm, so với mức lãi suất dự kiến ban đầu khi chào bán là 5,125%/năm) giúp tiết kiệm được khoảng 32,5 triệu USD tiền thanh toán lãi trái phiếu Chính phủ (trong 10 năm).
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính đã xin ý kiến phát hành Trái phiếu ra thị trường quốc tế giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu đầu tiên là huy động vốn cho nền kinh tế để tái cơ cấu nợ. Tuy nhiên, ông không đề cập tới giá trị số trái phiếu dự kiến phát hành là bao nhiêu.
Ông Tuấn cho biết, việc phát hành nhằm mục đích thay các khoản vay với thời gian ngắn lãi cao bằng khoản vay có lãi suất hợp lý với thời gian dài hơn, trên cơ sở hệ số tín nhiệm của Việt Nam cao hơn trước.
Bích Diệp
Theo Dantri
Sau chất vấn Bộ trưởng Tài chính, Đại biểu QH vẫn lo "vỡ nợ" Sau trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài chính, các đại biểu (ĐB) tỏ ra khá lo lắng về việc nếu không sử dụng hợp lý vốn vay thì nguy cơ vỡ nợ, đe dọa đến an ninh tài chính quốc gia. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn tại QH sáng 17-11 Là người trả lời...