Nỗi lo vỡ đập Voòng Tre
Trao đôi vơi Thanh Niên Online tôi 31.8, ông Mac Thanh Luân, Chu tich UBND H. Vân Đôn, tỉnh Quang Ninh cho biêt, môt trong nhưng lo ngai lơn nhât cua chinh quyên va nhân dân huyên nay la nguy cơ vơ đâp Voong Tre, thuộc thôn Voong Tre, xa Đài Xuyên.
Đường vào Bản Sen tan hoang – Ảnh B.N
Hồ Voòng Tre có sức chứa 10 vạn m3 nước; được đầu tư nâng cấp năm 2009 với hơn 20 tỉ đồng, cung cấp nguồn nước tưới cho khoảng 60 ha đất nông nghiệp. Nêu đâp chinh của hồ bi vơ, nươc se tran xuông ha lưu va khoang 80 hô dân ở khu vưc nay se bi nhân chim.
Huyên nay đa huy đông hơn 100 chiên si bô đôi, cung khoang 300 dân quân đăp đât, căm coc, chăn măt đập đang bị sat. Tuy nhiên, nêu mưa con tiêp tuc, se phai tinh đên phương an pha đâp phu đê giư đâp chinh.
Huyên Vân Đồn cung đa lên phương an sơ tan khân câp cac hô dân vung ha lưu, khi co dâu hiêu không giữ đươc đâp chinh.
Tính đến 20 giờ ngày 31.7, tai thôn Voong Tre, trơi vân mưa tâm ta. Lưc lương ưng trưc đâp hiên đang lam viêc liên tuc đê cô giư đâp chinh.
Lực lượng cứu trợ lội bộ vào Bản Sen giúp người dân lương thực, thực phẩm – Ảnh B.N
Trươc đo, tai thôn Ban Sen, cung thuôc H. Vân Đôn, mưa lơn đa gây ngâp lut cao đên hơn 14m; 27 hô dân đa đươc di dơi điêm cao hơn cua thôn Đông Danh canh đo.
Đên chiêu ngay 31.7, mưc nươc ơ đây đa rut đang kê, co chô xuông đươc hơn 11m. Thôn nay hiên vân đang bi chia căt hoan toan.
“Vân con điêm ngâp sâu, Ban Sen thanh môt long chao nươc bun nhao day hàng chục mét. Cac phương tiên không thê vao đươc đê nao vet. Chúng tôi đang tinh lam môt con đương tam đê đưa may moc vao nao vet long chao nay, nhưng sẽ rât tôn kem va mât nhiêu thơi gian”, ông Luân cho biết.
Trong thơi gian nay, 27 hô dân đa đươc bô tri chô ơ tam va cung câp đây đu cac nhu yêu phâm phuc vu sinh hoat thiêt yêu. Theo ông Luân, lương nhu yêu phâm nay đu đê ngươi dân dung trong khoang 10 ngay.
Video đang HOT
Ươc tin sơ bô đên thơi điêm nay, thôn Ban Sen bi thiêt hai trên 200 ti đông.
Bich Ngoc
Theo Thanhnien
Người dân Quảng Ninh 'oằn mình' sống khổ bởi mưa lụt lịch sử
Trận mưa lụt lịch sử kéo dài trong nhiều ngày ở Quảng Ninh khiến người dân đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn: nhiều người thiệt mạng và bị thương, ô nhiễm môi trường, nhà cửa có nguy cơ mất trắng, đồ đạc hỏng hóc... Điều đáng nói là nguy hiểm về sạt lở đất đá, lụt lội vẫn đang đe dọa do trời tiếp tục mưa.
Bà cụ già hơn 80 tuổi, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả phải rời ngôi nhà của mình đến tá túc tại địa điểm do chính quyền bố trí và chưa biết ngày nào mới được trở về nhà
Bùi thải ập xuống
Sau trận lũ, đất đá cùng bùn từ bãi thải thuộc công ty CP than Cọc sáu ập xuống phủ kín cả khu dân cư gồm 94 hộ dân (tổ 1 và 2, khu 4, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả) vào tối ngày 26.7. Mặc dù đều đã thoát chết trong gang tấc nhưng những người dân nơi đây đang phải sống trong tận cùng của lo lắng.
Đang tá túc trong Nhà văn hóa của khu, bà Lê Thị Loan (64 tuổi, ở tổ 1) buồn rầu nói, cả nhà bà 5 người chỉ kịp chạy ra ngoài, toàn bộ đồ đạc, cả tài sản quí giá tích cóp bao năm bị bùn, đất đá chôn vùi hết.
Bùn thải tràn xuống tại tổ 12, khu 2, phường Hà Khánh, TP. Hạ Long khiến người dân nơi đây phải đối mặt với dịch bệnh
Người dân phải sống trong ô nhiễm và bùn thải ngập nhà. Trong ảnh là: Bà nguyễn Thị Minh (53 tuổi, ở tổ 44, khu 4, phường Cao Thắng, TP. Hạ Long) đang cố dọn dẹp đất đá trước sân nhà
Ông Nguyễn Văn Tâm (74 tuổi, ở tổ 2), cho biết nhà ông gồm 8 người, mấy ngày nay đã đến ở nhờ nhà người em. Hôm xảy ra trận lụt đất đá, ông được các con đưa ra ngoài kịp thời. Các con ông cũng may mắn hơn nhiều nhà khi mang kịp 3 chiếc xe máy trước khi bùn đất vùi lấp tất cả.
"Giờ chúng nó mới có xe mà đi làm không thì khốn khổ", ông Tâm nói!
Sáng 30.7, hai ngày sau khi nước rút, toàn bộ khu dân với vài trăm hộ dân tại tổ 12, khu 2, phường Hà Khánh, TP.Hạ Long lại phải sống chung với bùn đất. Bùn bám dầy trên mặt đường khiến xe máy chạy qua bị ngã liên tục, người đi bộ thì khổ sở vì độ trơn trượt. Bùn đọng đầy trong các nhà dân, bùn phủ lên đồ đạc...
Anh Tô Văn Bình (32 tuổi), phàn nàn, đồ đạc của nhà hỏng sạch, nước rút nhưng bùn kèm rác đọng lại bốc mùi hôi thối kinh khủng. Cũng theo anh Bình, cả nhà anh đã phải... sơ tán ra quán hàng tại khu vực khác.
Người thoát chết, người... đại tang
Trò chuyện cùng phóng viên trong ngôi nhà còn ngập lưng nước, đất đá phủ đầy trước cửa, bà Nguyễn Thị Minh (53 tuổi, ở tổ 44, khu 4, phường Cao Thắng, TP. Hạ Long) vẫn chưa hết hoảng sợ.
Rạng sáng 28.7, khoảng hơn 4 giờ bà nghe thấy một tiếng động rất lớn tại phía nhà hàng xóm là bà Nguyễn Thị Thược (gia đình có 8 người chết, 1 người bị thương do đất đá đổ xuống làm sập nhà). Bà chạy ra mở cửa nhưng không thể mở được do đất đá đổ xuống chặn ngay cổng ra vào. Nước cũng bắt đầu dâng lên ngập ngang ngực.
Bà hoảng hốt gọi chồng và con trai dậy đồng thời gọi cho hàng xóm đến trợ giúp. Những người xóm phải mất gần 1 giờ đồng hồ mới mở được cửa đưa cả 3 người nhà bà thoát ra ngoài. Theo bà Minh, tuy may mắn thoát chết nhưng ngôi nhà bà ở bị nứt toác, nước vẫn ngập trong nhà nên cả gia đình phải đi ở nhờ hàng xóm.
Chỉ lên dòng nước vẫn đang ào ào chảy xuống từ trên đồi và đất đá lấp đầy đường đi, bà Minh lo sợ nếu mưa xuống nữa nhà bà sẽ sập hoàn toàn. Và dù chỉ là ngôi nhà nhỏ nhưng đó là thànnh quả của bao năm cần cù làm việc của vợ chồng bà. Mất nhà, gia đình bà sẽ chẳng biết đi về đâu.
Người dân ở tổ 1 và 2, khu 4, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả đang cố mang theo các vật dụng gia đình ra khỏi nhà dù chẳng được là bao
Chiều 29.7, Nhà tang lễ của bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh chật kín người đến viếng 8 nạn nhân trong gia đình bà Nguyễn Thị Thược. Ai cũng xót xa khi nhìn 8 di ảnh đạt cạnh 8 chiếc quan tài. Người con trai út của bà Thược là người duy nhất còn sống là anh Cao Sĩ Tiến đã không đến được đám tang vì đang bị thương tích nặng phải điều trị tại bệnh viện.
Anh cũng chưa hề biết cả gia đình đã chết thảm trong đống đất đá do họ hàng giấu vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ gia đình bà Thược, một số gia đình khác cũng đã chịu cảnh đau thương do người thân thiệt mạng và bị thương do trận mưa lụt gây ra.
Nhiều người dân đã rơi nước mắt tại đám tang tập thể 8 người trong một gia đình
Người duy nhất sống sót trong vụ sập 3 ngôi nhà, 8 người bị thiệt mạng tại tổ 44, khu 4, phường Cao Thắng đang điều trị tại bệnh viện ĐK tỉnh
Em Phạm Văn Tuấn (16 tuổi, ở phường Cao Xanh, TP. Hạ Long) đã phải nhập viện do đất đá sạt lở tràn vào nhà đè xuống chiếc giường em đang ngủ khiến em bị thương vào đêm 27.7
Bùn đất phủ hết đường đi, tràn cả vào nhà dân tại tổ 1 và 2, khu 4 phường Mông Dương
Theo thống kê mới nhất của UBND tỉnh Quảng Ninh, đến thời điểm này (30.7), tổng số người chết trên địa bàn tỉnh là 17 người. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra tính đến nay ước trên 1.500 tỷ đồng, trong đó ngành Than thiệt hại 500 tỷ đồng.
Trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trích ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng để hỗ trợ 3 địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn. Hỗ trợ các trường hợp bị chết do ảnh hưởng của mưa lũ theo mức 6 triệu đồng/người chết; hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng và hỗ trợ 3 triệu đồng/người .định hỗ trợ 50 triệu đồng/1 hộ, đồng thời ưu tiên trước đối với những gia đình hộ nghèo bị sập nhà hoàn toàn.
Chiều 29.7, tại TP Hạ Long, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức phát động ủng hộ khắc phục thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh những ngày qua.
Linh Linh
Theo Thanhnien
Đường sạt sâu, nhà lung lay chờ sập sau mưa lũ lịch sử Nước lũ rút dần để lộ ra những đoạn đường sạt lở, ngập trong bùn đất, hàng trăm ngôi nhà nằm trên miệng tử thần, có thể sập đổ bất cứ lúc nào. Ngày 29/7, Quảng Ninh chưa dứt mưa. Nước từ trên núi chảy thành thác nhỏ cuốn theo đất đá phủ kín vườn tược nhà dân tại Cửa Ông, TP Cẩm...