Nỗi lo trước thềm năm mới
Khi tụ họp ở cuộc gặp cấp cao cuối cùng trong năm 2024, các thành viên EU ở trong tâm trạng lo âu nhiều hơn là phấn khởi.
Ngoài những chuyện khiến EU vốn luôn khó khăn, khó xử và bất đồng nội bộ lâu nay, EU vào thời điểm trước thềm năm mới phải trực diện ba nỗi lo lớn.
Ngoài những chuyện khiến EU vốn luôn khó khăn, khó xử và bất đồng nội bộ lâu nay, EU vào thời điểm trước thềm năm mới phải trực diện ba nỗi lo lớn.
Các lãnh đạo EU trò chuyện bên lề cuộc gặp cấp cao ở Brussels ngày 19.12.2024. ẢNH: REUTERS
Thứ nhất là diễn biến cuộc chiến ở Ukraine giữa Nga và Ukraine đang bộc lộ bất lợi ngày càng tăng thêm cho Ukraine. Bất lợi ở đây bao gồm Ukraine bị thất thế trên chiến trường, và dù đã thử nghiệm nhiều cách thức mới nhưng về cơ bản vẫn chưa xoay chuyển được cục diện cuộc chiến. Và khả năng các đồng minh của Ukraine, đặc biệt trong khối phương Tây không thể duy trì được lâu dài mức độ hậu thuẫn Ukraine về quân sự và tài chính như lâu nay cho dù khẩu hiệu quyết tâm chống lưng cho Ukraine vẫn được hô to. Vì thế, tiếp tục hậu thuẫn Ukraine như thế nào là một trong những chủ đề nội dung được dành cho ưu tiên hàng đầu của cuộc gặp cấp cao này của EU.
Video đang HOT
Thứ hai là sự trở lại cầm quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ở nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, EU đã có những trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ. EU giờ không thể không quan ngại khi ông Trump sẽ lại tạo tình thế xung khắc thương mại với EU, có thể sẽ giảm hoặc thậm chí ngừng sự hậu thuẫn của Mỹ cho Ukraine. Ngoài ra còn không thể loại trừ khả năng ông Trump sẽ định hình lại mối quan hệ của Mỹ với Nga gây bất lợi cho EU.
Mối lo ngại thứ ba của EU liên quan đến thời mới ở Syria. Cụ thể ở đây là tình huống mới trong vấn đề tị nạn và di cư đối với EU và nguy cơ các lực lượng khủn.g b.ố cực đoan hồi sinh và trỗi dậy ở Syria. Ba nỗi lo này là điềm bất lành cho EU trong năm tới.
Ông Trump: Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau chiến dịch lật đổ Tổng thống Syria
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Ankara đứng sau chính biến ở Syria dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Bashar al-Assad.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng vào ngày 13/11/2019 (Ảnh: Reuters).
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (16/12), Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói rằng sự kiện nhà lãnh đạo Bashar al-Assad bị lực lượng đối lập Syria lật đổ là một "chiến dịch tiếp quản không thân thiện" được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
"Tôi nghĩ Thổ Nhĩ Kỳ là nước rất thông minh... Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một cuộc tiếp quản không thân thiện mà không gây thiệt hại cho nhiều sinh mạng", ông Trump nói với các phóng viên tại tư dinh của mình ở Mar-a-Lago, Florida.
"Một bên đã bị loại bỏ. Không ai biết phía bên kia là ai. Nhưng tôi biết. Các bạn biết đó là ai không? Đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau sự kiện đó. Ông Erdogan (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) là người rất thông minh. Họ đã muốn làm điều đó từ hàng nghìn năm và giờ ông ấy đã làm được".
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng chia sẻ rằng, ông có quan hệ tốt với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời khen ngợi ông Erdogan đã xây dựng được một lực lượng quân sự lớn mạnh mà không bị chiến tranh làm cho suy kiệt.
"Ông ấy đã xây dựng được một quân đội rất mạnh và hùng hậu", ông Trump phát biểu.
Mặc dù cùng là đồng minh NATO nhưng từ nhiều năm nay Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tồn tại những bất đồng về cuộc nội chiến ở Syria.
Sự hiện diện của Mỹ ở Syria chủ yếu tập trung vào việc ủng hộ cho các lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Đây chính là điểm nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Washington và Ankara khi Thổ Nhĩ Kỳ coi SDF là cánh tay nối dài của đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump từng tìm cách rút khoảng 900 binh lính Mỹ ra khỏi Syria, khi đó đang đóng vai trò cố vấn cho Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một nhóm đối lập được Washington hậu thuẫn. Tuy nhiên, cuối cùng ông Trump đã từ bỏ do áp lực từ các quốc gia đồng minh trước lo ngại về sự trỗi dậy trở lại của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, ông Trump từ chối trả lời câu hỏi về việc liệu Mỹ có rút các lực lượng khỏi Syria hay không.
Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hiện chưa rõ tương lai chính trị của Syria sẽ diễn biến như thế nào nhưng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ vai trò chủ chốt với quốc gia này.
Hồi đầu tháng, Tổng thống Syria bị lật đổ Bashar al-Assad đã di tản sang Nga sau chiến dịch tấ.n côn.g chớp nhoáng từ các phe phái đối lập do tổ chức Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đứng đầu đạo diễn.
Kể từ những ngày đầu tiên của phong trào đối lập chống Tổng thống Assad nổ ra vào năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được coi là nước hậu thuẫn chính cho phe đối lập chống lại chính quyền của ông Assad.
Ankara từng tiếp đón phe chính trị đối lập ở Syria, cho phép hàng triệu người tị nạn và hậu thuẫn cho các nhóm đối lập chiến đấu với quân đội chính phủ của Tổng thống Assad.
Nhiều năm trong chiến tranh, HTS chiếm đóng các phần lãnh thổ ở Tây Bắc Syria tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đây, lực lượng này liên kết với các phe phái đối lập phát động chiến dịch lật đổ nhà lãnh đạo Assad.
Ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Syria là loại các chiến binh ly khai người Kurd, mục tiêu cũng được chính phủ mới ở Damascus hiện nay ủng hộ.
Syria và sự khởi đầu mới hay hỗn loạn tiếp diễn? Trong khi các lực lượng bên ngoài như Mỹ, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình, các nhóm vũ trang nội bộ như HTS và SDF đang kiểm soát các khu vực khác nhau. Với sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo, nguy cơ nội chiến và tình trạng hỗn loạn là rất cao. Người dân...