Nỗi lo thất thoát hàng hóa khi thuê kho chứa
Trong thời buổi “ tấc đất tấc vàng” như hiện nay, việc lưu giữ hàng hóa luôn là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Sau khi tìm được kho bãi có địa điểm thuận lợi, đáp ứng đủ điều kiện về diện tích, doanh nghiệp còn thường trực nỗi lo về những rủi ro khác như hỏa hoạn, mức độ an toàn, tránh thất thoát.
Mới đây, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội vừa đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại giữa Công ty TNHH Việt Nam – Hàn Quốc và Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đức Huyền.
Nội dung vụ kiện thể hiện, từ ngày 1/1/2013, Công ty Việt Nam – Hàn Quốc (bên A) ký hợp đồng thuê kho bãi chứa hàng tại địa chỉ Khu cửa vườn, xã Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, quận Gia Lâm, TP. Hà Nội. Tổng diện tích thuê được xác định là 300m2, thời gian thuê là 2 năm, giá thuê là 40.000 đồng/m2/tháng.
Theo hợp đồng, Công ty Đức Huyền (bên B) có trách nhiệm trông giữ kho bãi, hàng hóa trong kho của Công ty Việt Nam – Hàn Quốc. Mỗi tháng, hai bên tiến hành kiểm kê hàng hóa trong kho một lần. Trường hợp hàng hóa trong kho bị mất, bên B có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ giá trị hàng hóa theo thị trường.
Ngày 31/5/2014, khi kiểm tra hàng hóa tại kho, Công ty Việt Nam – Hàn Quốc phát hiện thất thoát số lượng 810 bình đun nước siêu tốc nhãn hiệu Daelux, mã hàng DXK 528.
Sau khi phát hiện số hàng bị mất, hai bên đã ký biên bản làm việc xác nhận vụ việc. Công ty Việt Nam – Hàn Quốc đã nhiều lần đề nghị Công ty Đức Huyền phải bồi thường toàn bộ số hàng bị mất.
Đến ngày 30/9/2014, Công ty Việt Nam – Hàn Quốc và Công ty Đức Huyền ký Biên bản thanh lý hợp đồng, chấm dứt việc thuê kho bãi. Công ty Việt Nam – Hàn Quốc đã thanh toán đầy đủ cho bên B chi phí liên quan đến kho bãi đồng thời chuyển toàn bộ hàng hóa ra khỏi kho của bên B.
Tuy nhiên, tại biên bản thanh lý hợp đồng, Công ty Đức Huyền không đồng ý bồi thường giá trị số hàng bị mất (810 bình đun nước siêu tốc). Do đó, Công ty Việt Nam – Hàn Quốc đã đệ đơn lên tòa, đề nghị buộc bên B thanh toán toàn bộ số tiền hơn 354 triệu đồng, ứng với số lượng hàng trên.
Video đang HOT
Tháng 9/2015, Tòa án nhân dân quận Long Biên đưa vụ án ra xét xử và chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty Việt Nam – Hàn Quốc. Không đồng tình với quyết định của bản án sơ thẩm, phía bị đơn đã kháng cáo lên Tòa án nhân dân Hà Nội vì cho rằng việc xét xử là thiếu sót, chưa khách quan.
Tại phiên tòa diễn ra ngày 25/3/2016, Công ty Việt Nam – Hàn Quốc đã đưa ra cách giải quyết là đồng ý giảm trừ số tiền bồi thường xuống còn 150 triệu đồng. Mặc dù nguyên đơn đã tỏ rõ sự thiện chí song bị đơn từ chối phương án này và chỉ chấp nhận hoàn trả số tiền 100 triệu đồng. Do hòa giải bất thành nên Hội đồng xét xử tiếp tục xem xét đơn kháng án của bị đơn.
Công ty Đức Huyền cho rằng, số liệu ngày hàng hóa về bên A gửi cho bên B và số lượng hàng tồn kho cuối cùng chỉ là 2.094 chiếc bình đun nước siêu tốc. Trái lại, Công ty Việt Nam – Hàn Quốc chứng minh rằng số liệu 2.094 chiếc là lỗi đánh máy. Sau đó, Công ty Việt Nam – Hàn Quốc làm lại phiếu xuất kho với số lượng hàng là 2.904 chiếc. Số liệu này phù hợp với hợp đồng mua bán, hóa đơn thuế. Mặt khác, Công ty Đức Huyền đã xác nhận số hàng trên.
Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP. Hà Nội nhận định, phía bị đơn kháng cáo nhưng không đưa ra được tài liệu chứng minh lỗi thất thoát hàng hóa không phải từ phía Công ty Đức Huyền. Sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định bác đơn kháng cáo. Đồng nghĩa, Công ty Đức Huyền phải có nghĩa vụ bồi thường đầy đủ số tiền ứng với giá trị hàng hóa bị mất.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Xuân Cầu khởi kiện Tổng cục Đường bộ:Tố tụng kéo dài, đương sự mòn mỏi
Sáng 18/3, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ kiện hành chính giữa nguyên đơn Công ty TNHH Xuân Cầu và bị đơn Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Tuy nhiên, phiên tòa tiếp tục bị hoãn. Nguyên nhân, một hội thẩm nhân dân vắng mặt bởi có lý do cá nhân!
Công ty TNHH Xuân Cầu sở hữu CTCP Đầu tư Xuân Cầu và các công ty thành viên, chủ đầu tư của các dự án bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh trên cả nước, đồng thời tham gia làm nhà thầu tại một số dự án hạ tầng giao thông.
Việc Công ty Xuân Cầu phản ứng đối với một số quyết định hành chính của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã diễn ra giữa năm 2013. Sau nhiều lần khiếu nại nhưng không đạt được kết quả, Xuân Cầu đã đệ đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, đề nghị Tòa án hủy Quyết định 388/QĐ-TCĐBVN ngày 22/3/2013 về việc hủy kết quả chỉ định nhà đầu tư thực hiện hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đồng thời, yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải thực hiện thủ tục hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với Công ty Xuân Cầu đúng trình tự, thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Từ tháng 5/2015, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nhưng phiên tòa đã bị hoãn do bị đơn vắng mặt. Đến nay, sau nhiều lần triệu tập phiên tòa, theo quy định về tố tụng dân sự, các đương sự đã không còn quyền vắng mặt. Nếu đương sự tiếp tục không tham dự, Tòa án có quyền xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, đến phiên tòa ngày 18/3, hội thẩm nhân dân của phiên tòa vắng mặt với lý do riêng.
Dự kiến, phiên tòa sẽ được triệu tập trở lại vào ngày 25/3 tới đây.
Được biết, Dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia theo hình thức hợp đồng BOT đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt từ năm 2011. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải tiếp tục phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, đồng thời ủy quyền cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án.
Với ủy quyền này, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quyết định số 1503/QĐ-TCĐBVN phê duyệt kết quả chỉ định Công ty TNHH Xuân Cầu là nhà đầu tư thực hiện dự án. Tổng vốn đầu tư đề xuất thời điểm ban đầu là hơn 1.300 tỷ đồng, tiến độ thi công công trình trong vòng 18 tháng, thời gian thu phí hòa vốn là khoảng 18 năm, thời gian thu phí tạo lợi nhuận trên 1 năm...
Tuy nhiên, quá trình thực hiện, triển khai dự án đã gặp nhiều vướng mắc. Theo đơn khởi kiện của Công ty Xuân Cầu, từ tháng 9/2012, giữa Công ty và đại diện của chủ đầu tư (gồm Bộ Giao thông - Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan khác thuộc Bộ Giao thông - Vận tải) đã nhiều lần làm việc để thương thảo Hợp đồng dự án BOT.
Trong thời gian này, Công ty Xuân Cầu cũng đã ứng vốn để triển khai nhiều hạng mục của dự án như bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn...
Nhưng đến cuối tháng 12/2012, Văn phòng Bộ Giao thông - Vận tải tổ chức họp về tiến độ triển khai các dự án đầu tư Quốc lộ 1A từ Hà Nội - Cần Thơ và sau đó đã ra thông báo về chủ trương "chấm dứt đàm phán hợp đồng dự án với nhà đầu tư Công ty TNHH Xuân Cầu", đồng thời chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoàn thành thủ tục chấm dứt đàm phán với Công ty TNHH Xuân Cầu. Thông báo được đưa ra vào ngày 24/12/2012.
Ngay ngày hôm sau, 25/12/2012, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ra biên bản ghi nhớ, trong đó nội dung kết luận là đàm phán không thành công và đề nghị Công ty Xuân Cầu làm việc với các bên mời thầu để nhận hoàn trả thư bảo lãnh dự thầu của BIDV.
Tuy nhiên, đến ngày 21/3/2013, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới gửi cho Công ty Xuân Cầu Dự thảo biên bản ghi nhớ này kèm theo một công văn thông báo về việc chấm dứt đàm phán hợp đồng dự án.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Công ty Xuân Cầu có ý kiến về Dự thảo biên bản này và thời hạn đưa ra là... ngay trong ngày nhận được văn bản. Nếu trước ngày 22/3/2013, Tổng cục không nhận được ý kiến của Xuân Cầu, cơ quan này sẽ xem xét xử lý đối với Thư bảo lãnh dự thầu của BIDV (?).
Và ngày 22/3/2013, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quyết định số 388 hủy kết quả chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án với Công ty Xuân Cầu.
Công ty Xuân Cầu đã có đơn khiếu nại hành chính gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam và sau đó là Bộ Giao thông - Vận tải nhưng đều không đạt được kết quả mong đợi.
Theo Công ty Xuân Cầu, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã hủy kết quả chỉ định thầu không đúng với trình trình tự đã được quy định. Công ty cũng không đồng tình với việc Bộ Giao thông - Vận tải khởi công xây dựng dự án xây dựng công trình hầm đường bộ Phước Tượng - Phú Gia, Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên - Huế với nhà đầu tư Liên doanh Công ty TNHH Hưng Phát trong khi Xuân Cầu và Bộ Giao thông - Vận tải chưa hoàn tất các thủ tục của việc hủy kết quả chỉ định nhà đầu tư...
Do đó, Công ty TNHH Xuân Cầu đã làm đơn khởi kiện hành chính Quyết định số 388/QĐ-TCĐBVN ngày 22/3/2013 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam về việc hủy kết quả chỉ định Nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng đường hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia.
Đầu tư Bất động sản sẽ tiếp tục thông tin về vụ kiện khi xuất hiện diễn biến mới.
Hotline : 0966.43.45.46
Theo Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bán hàng cho công ty Trung Quốc, bị 'xù' tiền tỉ: Đổ tội cho cấp dưới Tòa nhiều lần chất vấn về trách nhiệm của bị cáo trong vụ án. "Phải xem nguyên nhân vì sao không thu hồi được mới tính toán tới trách nhiệm cá nhân của chúng tôi", bị cáo Lạc nói. Phiên tòa được tạm hoãn, trả hồ sơ về Viện KSND tỉnh để điều tra bổ sung - Ảnh: Giang Phương Chiều 1.3, HĐXX...