Nỗi lo táo bón và bệnh trĩ
Trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch. Bệnh này rất hay gặp ở những người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại, táo bón kinh niên, hội chứng lị và các nguyên nhân làm tăng áp lực ở ổ bụng.
Ảnh minh họa
Táo bón là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ
- Khi bị táo bón, phân sẽ khô, cứng, đè nén lên trực tràng khiến cho tĩnh mạch ở dưới niêm mạc trực tràng phải chịu áp lực và gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Đặc biệt các tĩnh mạch ở trên trực tràng và các nhánh khác, máu sẽ dễ bị hồi đọng từ đó, hình thành nên bệnh trĩ.
- Những bệnh nhân táo bón khi đi vệ sinh bao giờ cũng phải tốn rất nhiều sức hơn người bình thường, khi đó, áp suất trong bụng cũng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng, phân cũng dễ bị nén ép làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra.
- Những người bị táo bón nặng, thậm chí có thể làm cho niêm mạc trực tràng và lớp cơ tách rời khỏi nhau, ống hậu môn theo phân chuyển xuống dưới, lâu ngày dễ sinh ra bệnh trĩ.
- Khi bị táo bón, phân khô và cứng đi qua hậu môn, kéo căng vùng da hậu môn và kéo rạn các nếp gấp bởi một lớp niêm mạc cực mỏng. Hơn nữa, phân cứng và khô dễ làm tổn thương lớp niêm mạc hậu môn gây chảy máu.
Mặt khác, trĩ có thể làm phát sinh hoặc làm trầm trọng thêm bệnh táo bón
Trĩ có thể gây ra đau đớn khi đi vệ sinh. Khi niêm mạc bị tách rời ra, cảm giác đau đớn lúc đó rất mạnh. Do vậy, người bệnh sẽ sợ hãi và không dám đi vệ sinh. Chính họ đã tạo điều kiện cho phân lưu lại trong ruột lâu hơn, từ đó gây ra táo bón hoặc trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Liên quan đến trĩ, ta còn phải nhắc đến cách tiến hành phẫu thuật. Nếu trong khi phẫu thuật mà cắt bỏ đi quá nhiều lớp biểu bì ở ống hậu môn thì sau đó khoảng 2 tuần hậu môn sẽ hình thành sẹo, co vào khiến cho cửa hậu môn bị co hẹp tạo nên một sẹo cứng không thể mở rộng ra được.
Vì thế, hậu môn bị hẹp lại khiến cho phân rất khó lọt qua, từ đó sinh ra táo bón. Hoặc do phải mất nhiều sức khi đi vệ sinh nên hậu môn bị rạn khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, sợ sệt hoặc không dám đi hoặc cố nhịn. Đó cũng là nguyên nhân gây ra táo bón hoặc cũng có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của táo bón.
Để khỏi hẳn bệnh trĩ, cần điều trị triệt để cả bệnh táo bón
Bởi mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc giữa bệnh trĩ và táo bón, nên để khỏi hẳn bệnh trĩ và khỏe mạnh, cần phải điều trị đồng thời cả hai bệnh trên:
- Phòng tránh ngay tình trạng táo bón bằng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng như rượu, bia, cà phê, ớt, hạt tiêu,…
- Giúp xua tan sự khó chịu của bệnh trĩ, táo bón bằng cách uống sản phẩm chứa các thảo dược có tác dụng giúp trị bệnh trĩ, táo bón như diếp cá, nghệ, đương qui, rutin,… Những thảo dược này giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,….
- Tránh đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác nặng. Nên tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày và tập thói quen đi cầu hàng ngày. Khi đi cầu không được rặn, nên xoa bụng để dễ đi hơn, và vệ sinh bằng nước sau đó.
- Nếu đau rát, chảy máu nhiều, cần phối hợp đặt hậu môn bằng viên đạn trĩ (như Protolog) khoảng 10 ngày cùng với việc kiên trì ngâm hậu môn bằng nước muối 0.9% ấm khoảng 10 phút mỗi ngày giúp dễ chịu hơn, giúp vệ sinh tốt và co búi trĩ nhanh hơn.
Theo tiền phong
Cá rô đồng: Món ăn - bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả
Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.
Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống phổ biến ở các ao, ruộng lúa, ao đìa, sông rạch... Mùa sinh sản chủ yếu vào tháng 5 - 7. Cá rô đồng có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm.
Đây là loại thực phẩm dân dã, ngon và bổ. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 100g thịt cá rô đồng chứa chất đạm 20,3g, chất béo 1,5g, và các chất khoáng vi lượng như can xi, phosphor, sắt, vitamin B1, B2...
Theo y học cổ truyền, thịt cá rô đồng có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết suy, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu.
Một số món ăn - bài thuốc từ cá rô đồng:
Bài 1:
Cá rô đồng 200g, rau cải xanh 500g, gừng 1 nhánh nhỏ, gia vị vừa đủ.
Cá rô sơ chế sạch, đánh sạch vảy, khía bụng, bỏ ruột, bỏ mang rồi rửa sạch nhớt. Đun sôi nước, cho cá rô đồng vào luộc cùng với gừng. Khi cá chín thì vớt ra, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước. Rau cải rửa sạch, cắt ngắn khoảng 1cm. Đun sôi nước cá, cho rau cải xanh, thịt cá vào nấu, khi canh sôi lại lần nữa, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.
Ăn thường xuyên món này rất tốt cho những người khí huyết suy, cơ thể gầy yếu, ăn uống không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa. Những người đang bị sốt, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.
Cá rô đồng 3 - 5 con, đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g.
Cá rô luộc chín, gỡ lấy thịt, phi dầu hành và gia vị cho thơm. Gạo vo sạch nấu thành cháo, sau đó cho cá và gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Món cháo này rất tốt cho các trường hợp trẻ em nóng nhiệt chậm lớn.
Bài 3:
Cá rô đồng 3 - 5 con, rau má 150g.
Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi nước cá, cho rau má vào, thêm vài lát gừng và gia vị làm canh ăn.
Món này có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho có đờm vàng do phế nhiệt.
Bài 4:
Cá rô 200g, rau nhút 200g.
Cá làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau nhút 300g, bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc. Nấu nước cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau nhút vào, nêm gia vị, canh sôi lại là được. Ăn nóng trong bữa cơm.
Món canh này có tác dụng bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón...
Theo Trí Thức Trẻ
Những bệnh cần "chống chỉ định" với chuối tiêu Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều công dụng của chuối tiêu và coi loại quả này như một vị thuốc mới đồng thời cũng chỉ ra nhiều bệnh không nên ăn chuối tiêu. Giảm lượng cholesterol trong máu Lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh về tim mạch. Trong thân cây chuối có một chất không chế...