Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Kenya là quốc gia mới nhất trên thế giới khiến Trung Quốc phải ráo riết tìm cách xoa dịu “cơn bão” dư luận liên quan tới các siêu dự án gây tranh cãi trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc - Hình 1

Người Kenya nhảy múa bên cạnh đầu tàu do công ty Trung Quốc sản xuất cho dự án đường sắt Mombasa- Nairobi năm 2017. (Ảnh: Xinhua)

Trong thông báo phát đi ngày 28/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ nhiều thông tin mà Bắc Kinh cho là “không chính xác”, trong đó nói rằng một cảng then chốt ở thành phố Mombasa, Kenya đang có nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm do quốc gia châu Phi không đủ khả năng trả nợ Bắc Kinh.

Phát biểu với các nhà báo hồi tuần trước, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cũng phủ nhận những thông tin trên và khẳng định đây chỉ là những thông tin mang tính “tuyên truyền” dựa trên một bức thư được cho là rò rỉ từ Văn phòng Tổng Kiểm toán Kenya (AG). Bức thư cảnh báo những tài sản thuộc sở hữu của Cơ quan Quản lý Cảng Kenya, bao gồm cảng Kilindini ở thành phố Mombasa – cảng lớn nhất tại khu vực Đông Phi, đã được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay trị giá hàng tỷ USD của Kenya với Trung Quốc để thực hiện một dự án đường sắt.

“Ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng nói rằng thông tin này là vô nghĩa”, Tổng thống Kenyatta nói.

Văn phòng Tổng kiểm toán Kenya cũng phủ nhận việc công bố bất kỳ bức thư nào có nội dung như vậy, trong khi bản sao của bức thư này đã xuất hiện tràn lan trên mạng.

Theo CNN, bất chấp sự phủ nhận thẳng thừng của chính quyền Trung Quốc và Kenya, những mối lo ngại về các khoản vay của Bắc Kinh đã cho thấy tâm lý sợ hãi ngày càng tăng tại nhiều quốc gia đang phát triển. Chính phủ các nước này lo sợ rằng khi vội vã chạy theo các khoản vay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, chính họ có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ. Khi các con nợ không có khả năng chi trả, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẵn sàng thâu tóm các cảng biển, đường sắt và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, dù ở bất cứ đâu trên thế giới.

Nỗi lo vỡ nợ

Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc - Hình 2

Kenya được cho là đã “gán” cảng Mombasa cho Trung Quốc do không đủ khả năng trả nợ. (Ảnh: Citizentv)

Đối với những ý kiến chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, cảng Hambantota của Sri Lanka là ví dụ điển hình nhất cho thấy nguy cơ các nước đang phát triển mắc kẹt trong các khoản vay từ Bắc Kinh.

Vào tháng 12/2017, Trung Quốc đã giành được quyền thuê cảng Hambantota, một cảng nằm ở vị trí chiến lược trọng yếu tại Ấn Độ Dương, trong thời hạn 99 năm để xóa một phần khoản nợ hàng tỷ USD do Sri Lanka nợ Trung Quốc.

Động thái này đã làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng tình trạng vỡ nợ tương tự tại các quốc gia khác để giành quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng mới tại những nơi có lợi ích về quân sự và kinh tế, từ đó “vượt mặt” các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ và Mỹ.

Vào giữa năm 2018, chính phủ Zambia đã lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng, nước này đang chuẩn bị trao quyền kiểm soát nhiều tài sản công, bao gồm đài truyền hình nhà nước và sân bay quốc tế Kenneth Kaunda, cho Trung Quốc.

Đối với Kenya, vấn đề của nước này nảy sinh từ năm 2014 khi bắt đầu ký một thỏa thuận hàng tỷ USD với Tập đoàn Cầu Đường thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc để xây dựng một tuyến đường sắt nối thủ đô của Kenya với thành phố Mombasa. Mặc dù mang lại lợi ích cho người dân sau khi hoàn thiện vào năm 2017, song dự án đường sắt tại Kenya được cho là không tạo ra một nửa doanh thu như kỳ vọng, từ đó đặt ra nguy cơ Kenya không thể trả nợ cho Bắc Kinh. Dự án cũng bị chỉ trích vì đội giá quá cao, được cho là gấp 3 lần so với mức giá tiêu chuẩn quốc tế.

Sáng kiến gây tranh cãi

Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc - Hình 3

Video đang HOT

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) chụp ảnh chung với các nhà lãnh đạo châu Phi tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi ở Bắc Kinh ngày 3/9 (Ảnh: SCMP)

Theo Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), trong nửa đầu năm 2018, các công ty Trung Quốc đã cho vay nước ngoài khoảng 50 tỷ USD, bổ sung hơn 8.000 tỷ USD vào khoản đầu tư được công bố trước đó. Tuy nhiên con số này đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trước khi xuất hiện những lo ngại về Sáng kiến Vành đai và Con đường.

“(Cuối năm 2018) chứng kiến nhiều dự án quan trọng bị đình chỉ (trong đó có dự án ở Malaysia) hoặc bị thu hẹp lại (trong đó có dự án tại Myanmar) trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về tính ổn định và minh bạch của các khoản nợ”, báo cáo của EIU cho biết.

Nhiều quốc gia ban đầu sẵn sàng tiếp nhận các khoản tiền từ Trung Quốc nhưng sau đó đã lo ngại về viễn cảnh có thể xảy ra nếu họ bị vỡ nợ, đặc biệt sau sự việc tại Sri Lanka.

Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CDG), một phần của vấn đề bắt nguồn từ “cách tiếp cận khó đoán” của Trung Quốc trong việc xử lý các khoản nợ. Điều này có liên quan tới sự thiếu nhất quán của Bắc Kinh trong việc ứng xử với các quốc gia vỡ nợ. Trước đây, Trung Quốc từng sẵn sàng xóa nợ, tái cấu trúc nợ hoặc gia hạn tín dụng cho các nước, nhưng cũng có khi Bắc Kinh đòi các nước phải thế chấp tài sản để trừ nợ.

Cách tiếp cận của Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn đáng kể, buộc chính phủ các nước từng mượn tiền của Trung Quốc phải trông cậy vào việc duy trì mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh để đảm bảo các khoản vay trong tương lai.

Các nhà lãnh đạo châu Phi đã hết lời ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi tại Bắc Kinh hồi tháng 9. Tuy nhiên, tâm lý lo lắng về Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng làm dấy lên làn sóng phản đối Trung Quốc tại một số quốc gia, đặc biệt ở Maldives và Malaysia – nơi các đảng đối lập chỉ trích Trung Quốc lên nắm quyền điều hành gần đây.

Chính quyền Trung Quốc đã phản bác mạnh mẽ những lời chỉ trích, cho rằng đây là tiêu chuẩn kép của các nước nhằm vào Bắc Kinh.

“Thật vô lý khi tiền từ các nước phương Tây được ca ngợi là tốt đẹp và đáng quý, trong khi tiền từ Trung Quốc bị coi là xấu xa và là cái bẫy”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu hồi tháng 9.

Tương lai của sáng kiến

Nỗi lo phía sau tham vọng Vành đai và Con đường của Trung Quốc - Hình 4

Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill (phải) bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ khánh thành Đại lộ Độc lập do Trung Quốc tài trợ ở thủ đô Port Moresby ngày 16/11. (Ảnh: Reuters)

Mặc dù những quan điểm chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường mạnh mẽ nhất xuất phát từ nước ngoài, nhưng thực tế cho thấy ngày càng nhiều lo ngại về sáng kiến này nảy sinh từ nội bộ Trung Quốc.

Kể từ khi Sáng kiến Vành đai và Con đường ra đời, giới chỉ trích đã cảnh báo rằng kế hoạch này có thể khiến Trung Quốc bị vay nợ quá mức khi lãng phí hàng tỷ USD vào các dự án không bao giờ có khả năng hoàn vốn. Ngay cả khi Trung Quốc có thể giành được quyền kiểm soát một số dự án nhất định đi chăng nữa để xóa nợ, lợi nhuận mà Bắc Kinh thu được từ các dự án này cũng không đáng kể.

Một cuộc khảo sát gần đây do Đại học Bắc Kinh và Viện nghiên cứu Taihe tại Bắc Kinh thực hiện cho thấy, gần một nửa trong số 100 quốc gia khảo sát được đánh giá không phù hợp với các dự án Vành đai và Con đường do sự yếu kém về tài chính và cơ sở hạ tầng. Cuộc khảo sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên “đánh giá lại và ngăn ngừa các nguy cơ” trước khi tiếp tục triển khai các dự án tại những nước này.

Ngoài ra, Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng đối mặt với sức ép từ Mỹ và các quốc gia đối thủ – những nước muốn ngăn Trung Quốc “hất cẳng” tầm ảnh hưởng của họ tại các quốc gia đang phát triển.

Mặc dù lực lượng ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn đông đảo và kế hoạch này được cho là chưa thể đổ vỡ trong tương lai gần, song đã có những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi đang diễn ra. Số lượng thỏa thuận được ký trong năm 2018 đã giảm so với các năm trước đó, trong khi các ngân hàng phát triển lớn của Trung Quốc được yêu cầu phải hợp tác với Ngân hàng Thế giới và các nhà cho vay khác trong các dự án tương lai tại các nước.

Là dự án mang dấu ấn của Chủ tịch Tập Cận Bình, Sáng kiến Vành đai và Con đường được kỳ vọng sẽ đưa Trung Quốc trở lại vị thế sức mạnh và tầm ảnh hưởng truyền thống của nước này ở cả châu Á cũng như trên toàn cầu. Tuy nhiên bước sang năm 2019, sáng kiến này đang “lung lay” hơn bao giờ hết và chính phủ Trung Quốc cần xem xét lại. Theo nhà phân tích Nisid Hajari của Bloomberg, nếu không thực hiện được điều này, Trung Quốc có thể thất bại trong việc đạt được mục tiêu đề ra ban đầu, đó là sử dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường để mở rộng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và thương mại của Bắc Kinh ra toàn thế giới.

Thành Đạt

Tổng hợp

Theo Dantri

Hệ lụy xã hội từ các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Kenya

Đằng sau những cơ hội việc làm mà các công ty Trung Quốc mang lại khi đầu tư sang Kenya, người dân quốc gia châu Phi này đang phải đối mặt với các hệ lụy xã hội mới khi họ bị kì thị và phân biệt chủng tộc ngay tại chính đất nước mình.

Hệ lụy xã hội từ các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Kenya - Hình 1

Richard Ochieng, một nhân chứng người Kenya bị người Trung Quốc kỳ thị chủng tộc (Ảnh: New York Times)

Trước năm 2017, Richard Ochieng, 26 tuổi, không có khái niệm về phân biệt chủng tộc. Anh chưa từng trải nghiệm qua điều này khi sinh ra và lớn lên ở ngôi làng gần hồ Victoria, nơi mọi người anh quen biết là người da đen. Anh chưa bao giờ bị kỳ thị khi đi học đại học, khi tốt nghiệp và đi tìm việc làm.

Chỉ khi anh tới Ruiru, một khu vực tăng trưởng nóng ở cạnh thủ đô Nairobi, và xin việc vào một công ty xe máy của Trung Quốc, Ochieng mới trải nghiệm sự kỳ thị từ chính người "sếp" Trung Quốc. Người này đã gọi Ochieng là "một con khỉ".

Điều đó xảy ra khi Ochieng và lãnh đạo công ty cùng đi khảo sát địa bàn bán hàng và nhìn thấy một đàn khỉ đầu chó đứng ven đường.

"Những người anh em của cậu kìa", người đàn ông Trung Quốc nói, thúc giục Ochieng mang chuối cho những con khỉ.

Sau đó, trò đùa đầy tính kỳ thị tiếp diễn khi người sếp trên tiếp tục có ý gọi toàn bộ người dân Kenya là loài linh trưởng, Ochieng nói.

Người đàn ông Kenya đã ghi lại đoạn video có ngôn từ xúc phạm trên và đưa chúng lên mạng xã hội. Ngay lập tức, chính quyền Kenya đã yêu cầu người đàn ông Trung Quốc hồi hương. Cách xử lý này đã làm dấy lên những bàn luận trong nội bộ dư luận Kenya.

Trong bối cảnh Trung Quốc mang tiền tới đầu tư và mở rộng hiện diện tại khu vực, nhiều người dân Kenya quan ngại rằng việc đưa người Trung Quốc vào Kenya dường như đang khiến người dân nước này hứng chịu thái độ kỳ thị và phân biệt chủng tộc tại chính quê hương của họ.

Kenya từng là một quốc gia thuộc địa. Vào thời điểm đó, những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng thống trị và ép những người da đen phải đeo giấy tờ tùy thân trên cổ. Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập vào năm 1963, người dân Kenya tự hào rằng họ đã xây dựng được nền dân chủ ổn định so với các quốc gia láng giềng trong khu vực.

Ngày nay, nhiều người dân Kenya cho biết kỳ thị chủng tộc là một hiện tượng mà họ chỉ biết thông qua các bài học lịch sử và tin tức. Tuy nhiên, câu chuyện từ sự kỳ thị của người Trung Quốc tại đây đã khiến người Kenya cảm thấy hoang mang và băn khoăn.

"Họ là những người có nguồn vốn, nhưng dù chúng tôi rất mong muốn họ đầu tư vào Kenya, chúng tôi không muốn họ đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi không phải là con người tại chính đất nước này", anh David Kinyua, 30 tuổi, người đang quản lý một khu công nghiệp ở Ruiru, nơi có công ty của Ochieng đang làm việc, cho biết.

Hệ lụy xã hội từ các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Kenya - Hình 2

Một quán mì Trung Quốc ở Kenya (Ảnh minh họa: New York Times)

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động cho vay vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp các quốc gia châu Phi. Để trả các khoản nợ, nhiều nước đã chấp nhận vay mượn hoặc dùng tài nguyên thiên nhiên để trao đổi. Giới chuyên gia đã không ít lần cảnh báo về quyền lực mềm của Trung Quốc ở các quốc gia này.

Tuy nhiên, ngoài những quan ngại trên, người dân tại Kenya còn quan tâm tới thái độ kỳ thị và phân biệt chủng tộc từ người Trung Quốc.

Ở Nairobi, các công nhân ở độ tuổi 20-30 chia sẻ các câu chuyện về kỳ thị chủng tộc mà họ gặp phải. Một người kể lại rằng cô đã nhìn thấy một giám đốc Trung Quốc thẳng tay tát một nữ đồng nghiệp Kenya vì một lỗi lầm nhỏ nhặt.

Những công nhân khác cho biết phòng vệ sinh của họ được chia thành 2 loại: nhà vệ sinh cho người Trung Quốc và nhà vệ sinh cho người Kenya.

Chưa có thống kê chính thức về số người Trung Quốc đang sống tại Kenya, dù một nghiên cứu cho thấy con số này vào khoảng 40.000. Một số người chỉ làm việc trong thời gian ngắn ngày, một số thiết lập nên các khu vực sống riêng của người Trung Quốc và hạn chế tiếp xúc xã hội với người dân địa phương. Sự cách biệt và thiếu gắn kết đã khiến nhiều người Trung Quốc không hiểu rõ cuộc sống người Kenya. Một số người tới Kenya với tâm lý coi thường người dân địa phương, theo ông Howard French, một cây bút của New York Times.

Cáo buộc về kỳ thị chủng tộc xuất hiện ngay trên những công trình trọng điểm quốc gia như đoạn đường sắt nối giữa Nairobi và Mombasa. Đoạn đường trị giá 4 tỷ USD được coi là biểu tượng của sự hợp tác xây dựng giữa Trung Quốc và Kenya.

Tuy nhiên, vào tháng 7, tờ báo địa phương The Standard đăng một bài viết mô tả không khí giống như "chủ nghĩa thực dân" ở dự án hữu nghị này. Theo đó, những người Kenya dường như không được phép vận hành tàu, trừ khi có nhà báo xuất hiện tại hiện trường.

Ngoài ra, các nhân viên người Kenya còn bị trực tiếp xúc phạm. "Mặc đồng phục vào, trông cậu không còn giống mấy con khỉ nữa", Fred Ndubi, 24 tuổi, nhớ lại câu nói xúc phạm mà anh nhận được từ một người quản lý Trung Quốc.

"Tại sao ông có thể gọi chúng tôi là khỉ", Ndubi đáp trả. Sau đó, anh xin nghỉ việc dù cha mẹ anh đã phải bán đi 1/4 diện tích đất để cho con trai tham gia khóa đào tạo trở thành người vận tải hệ thống đường sắt.

Hệ lụy xã hội từ các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Kenya - Hình 3

Đường sắt hữu nghị Trung Quốc và Kenya (Ảnh minh họa: BBC)

Đó không phải là lần đầu các công ty Trung Quốc bị cáo buộc có hành động kỳ thị chủng tộc. Hai năm trước, một công ty sản xuất xà phòng giặt ở Trung Quốc đã cho chạy một đoạn quảng cáo ca ngợi công dụng của một loại xà phòng khi có thể biến một người đàn ông da màu trở thành một người châu Á da vàng. Năm ngoái, ứng dụng nhắn tin Wechat của Trung Quốc phải xin lỗi vì phần mềm dịch của nước này đã chuyển ngữ từ "du khách da đen" trong tiếng Trung thành một từ lóng khiếm nhã trong tiếng Anh.

Ochieng nói, trong công việc người Kenya bị đối xử khá hà khắc với những điều lệ như cấm không được cười trong giờ làm việc, phạt tiền cho mỗi phút đi muộn. Tuy nhiên, với anh, điều đau lòng nhất khi người dân nước Anh bị gọi là con khỉ, cách gọi đầy miệt thị và khinh thường.

Ochieng nói anh đã nhiều lần lên tiếng phản đối nhưng những người sử dụng cách gọi này vẫn tảng lờ. Anh này nói rằng anh buộc phải ghi âm lại để có bằng chứng.

Ngày mà đoạn video của Ochieng được tung lên mạng cũng là ngày mà người "sếp" Trung Quốc của Ochieng bị trục xuất. Sự bức xúc bùng nổ tới mức Đại sứ quán Trung Quốc ở Kenya phải lên tiếng rằng: "Cách nhìn và biểu đạt của người đàn ông trong đoạn video không đại diện cho quan điểm của phần lớn người Trung Quốc".

Đức Hoàng

Theo Dantri

Theo New York Times

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
22:07:32 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giớiÔng Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới
08:02:31 22/01/2025
Trung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHOTrung Quốc, Đức phản ứng sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút khỏi WHO
16:46:37 22/01/2025
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường họcÔng Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học
21:03:58 22/01/2025

Tin đang nóng

"Bà trùm" từng 9 lần cưới Thanh Bạch: Vừa ăn xong, gọi nhân viên xếp hàng phát tiền"Bà trùm" từng 9 lần cưới Thanh Bạch: Vừa ăn xong, gọi nhân viên xếp hàng phát tiền
13:36:48 23/01/2025
HOT: Lưu Diệc Phi bị "tóm sống" hẹn hò trai đẹp lúc nửa đêm, danh tính đối phương gây xôn xaoHOT: Lưu Diệc Phi bị "tóm sống" hẹn hò trai đẹp lúc nửa đêm, danh tính đối phương gây xôn xao
10:29:47 23/01/2025
Việt Nam vào top 5 cường quốc sắc đẹp châu ÁViệt Nam vào top 5 cường quốc sắc đẹp châu Á
14:23:56 23/01/2025
Vợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vútVợ Văn Hậu khoe mâm cỗ đẹp ngày ông Công ông Táo, nói 1 câu về mẹ chồng thể hiện EQ cao vút
11:19:07 23/01/2025
Sao nữ Vbiz bị chỉ trích vì làm 1 hành động cực nguy hiểm khiến Trường Giang sững người, dàn sao giật mìnhSao nữ Vbiz bị chỉ trích vì làm 1 hành động cực nguy hiểm khiến Trường Giang sững người, dàn sao giật mình
10:25:22 23/01/2025
"Thua đời 1-0" khi quãng đường 5km đi mất 40 phút, họp online ngay trên yên xe ôm công nghệ"Thua đời 1-0" khi quãng đường 5km đi mất 40 phút, họp online ngay trên yên xe ôm công nghệ
14:05:22 23/01/2025
4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch4 loại rau 'bán đầy chợ', tốt cho tim mạch
14:05:28 23/01/2025
Vợ NSND Công Lý chảy nước mắt khi chồng lên sân khấu nhận bằng khenVợ NSND Công Lý chảy nước mắt khi chồng lên sân khấu nhận bằng khen
13:01:27 23/01/2025

Tin mới nhất

Jordan ủng hộ Chính quyền Palestine kiểm soát Dải Gaza hậu xung đột

Jordan ủng hộ Chính quyền Palestine kiểm soát Dải Gaza hậu xung đột

16:16:24 23/01/2025
Ngoại trưởng Jordan khẳng định giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để thoát khỏi chu kỳ bạo lực trong khu vực, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Diện tích rừng bị cháy ở Brazil trong năm 2024 lớn hơn diện tích Italy

Diện tích rừng bị cháy ở Brazil trong năm 2024 lớn hơn diện tích Italy

16:14:13 23/01/2025
Tình trạng hạn hán kỷ lục trong năm 2024 do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino kéo dài từ năm 2023 là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng cháy rừng gia tăng.
Israel bao vây bệnh viện và trại tị nạn của người Palestine ở Bờ Tây

Israel bao vây bệnh viện và trại tị nạn của người Palestine ở Bờ Tây

15:16:18 23/01/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yisrael Katz cho rằng đây là một phần của chiến lược an ninh mới nhằm ứng phó với các mối đe dọa trong khu vực.
Xung đột Ukraine sẽ chấm dứt sau 100 ngày ông Trump nhậm chức?

Xung đột Ukraine sẽ chấm dứt sau 100 ngày ông Trump nhậm chức?

14:02:39 23/01/2025
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu muốn đạt được mục tiêu giải quyết xung đột Nga - Ukraine trong 100 ngày.
Tướng NATO nêu lý do Nga khó tạo đột phá trên chiến trường Ukraine

Tướng NATO nêu lý do Nga khó tạo đột phá trên chiến trường Ukraine

13:23:48 23/01/2025
Tướng cấp cao NATO nêu ra lý do mà ông tin rằng Nga sẽ khó tạo được đột phá trên tiền tuyến ở Ukraine trong năm nay.
Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại khi ông Trump dọa áp thuế

Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại khi ông Trump dọa áp thuế

13:20:12 23/01/2025
Bà Mao cho biết Bắc Kinh sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ, xử lý thỏa đáng các khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi và thúc đẩy sự phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững của quan hệ Trung - Mỹ .
Chuyên gia nêu lý do ông Trump muốn nhanh chấm dứt xung đột Ukraine

Chuyên gia nêu lý do ông Trump muốn nhanh chấm dứt xung đột Ukraine

13:16:28 23/01/2025
Chuyên gia Nga Dmitry Suslov cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cố gắng thực hiện lời hứa nhanh chóng chấm dứt xung đột Ukraine, nhưng không để Kiev thất bại hoàn toàn trước Moscow.
2 ngày như cả nhiệm kỳ của Tổng thống Trump

2 ngày như cả nhiệm kỳ của Tổng thống Trump

12:59:00 23/01/2025
Sự trở lại của ông Donald Trump lần này như lời nhắc nhở về lý do tại sao hàng triệu người Mỹ coi ông là một nhân vật đầy sức hút trong khi nhiều người khác lại thận trọng.
Công ty Ukraine bị nghi hỗ trợ Nga phát triển tên lửa hạt nhân

Công ty Ukraine bị nghi hỗ trợ Nga phát triển tên lửa hạt nhân

12:57:04 23/01/2025
Một công ty của Ukraine đã bị cáo buộc cung cấp vật liệu có thể giúp Nga xây dựng các cơ sở phát triển tên lửa hạt nhân.
EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

EU: Giá năng lượng cao ngất ngưởng là cái giá phải trả cho sự tự do

12:02:43 23/01/2025
EU thừa nhận giá năng lượng của khối tăng vọt trong thời gian qua do đoạn tuyệt với nguồn cung giá rẻ của Nga, song nhấn mạnh đó là cái giá châu Âu phải trả cho sự tự do.
Ukraine chào đón ông Trump vì đang rất "khao khát hòa bình"

Ukraine chào đón ông Trump vì đang rất "khao khát hòa bình"

12:00:09 23/01/2025
Nhiều người dân ở Ukraine đang đặt hy vọng vào Tổng thống mới của nước Mỹ bởi họ tin rằng ông Trump sẽ giúp chấm dứt cuộc chiến hiện nay và mang lại hòa bình cho Kiev.
Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do

Bí ẩn "túi quà" Hamas tặng cho con tin Israel được trả tự do

11:57:53 23/01/2025
Hamas đã tặng cho 3 con tin Israel những túi quà có chứa một số thứ bên trong khi trả tự do cho họ vào cuối tuần qua.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày mới 24/1: 2 con giáp được Thần tài yêu thương, quý nhân phù trợ; 1 con giáp hao tài tốn của

Tử vi ngày mới 24/1: 2 con giáp được Thần tài yêu thương, quý nhân phù trợ; 1 con giáp hao tài tốn của

Trắc nghiệm

16:24:01 23/01/2025
Tử vi ngày mới 24/1 bật mí về 3 tài vận của con giáp đặc biệt. Top 3 con giáp được quý nhân phù trợ, tài vận hanh thông ngày 23/1 Top 3 con giáp kiếm được nhiều tiền nhất tháng Giêng Tiền
Hôm nay nấu gì: Thực đơn bữa chiều dễ nấu mà ngon từ món chính đến phụ

Hôm nay nấu gì: Thực đơn bữa chiều dễ nấu mà ngon từ món chính đến phụ

Ẩm thực

16:12:05 23/01/2025
Thực đơn bữa chiều dễ nấu mà ngon từ món chính đến phụ. Không mất quá nhiều thời gian để thực hiện bữa cơm ngon, đủ dinh dưỡng này.
Việt Hương thưởng lớn Tết cho 300 nhân viên, sở hữu cơ ngơi đáng ngưỡng mộ

Việt Hương thưởng lớn Tết cho 300 nhân viên, sở hữu cơ ngơi đáng ngưỡng mộ

Sao việt

16:06:40 23/01/2025
Việt Hương và ông xã - nghệ sĩ Hoài Phương sở hữu cơ ngơi hoành tráng sau nhiều năm làm việc. Cả hai chi thưởng lớn dịp cuối năm để các nhân viên ăn Tết.
Trồng 3 loại cây này trong phòng khách giúp gia chủ 'giữ tiền', vận may 'gõ cửa' cả năm

Trồng 3 loại cây này trong phòng khách giúp gia chủ 'giữ tiền', vận may 'gõ cửa' cả năm

Sáng tạo

15:46:31 23/01/2025
Không chỉ là vật trang trí, cây cảnh còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, ảnh hưởng đến vận may và tài lộc của gia chủ.
Mỹ nhân Trung Quốc "xé nguyên tác bước ra" nhưng bị hất cẳng khỏi phim hot gây phẫn nộ: Khán giả đòi dẹp luôn mùa 3

Mỹ nhân Trung Quốc "xé nguyên tác bước ra" nhưng bị hất cẳng khỏi phim hot gây phẫn nộ: Khán giả đòi dẹp luôn mùa 3

Phim châu á

15:28:03 23/01/2025
Diễn xuất của Vương Ảnh Lộ trong vai Phùng Bảo Bảo là điều mà ngay cả các fan nguyên tác khó tính nhất cũng phải gật gù khen ngợi.
Mỹ nhân Việt đẹp đến mức như hoàng hậu từ lịch sử bước ra, chỉ 1 cái liếc mắt mà khiến 2 triệu người điêu đứng

Mỹ nhân Việt đẹp đến mức như hoàng hậu từ lịch sử bước ra, chỉ 1 cái liếc mắt mà khiến 2 triệu người điêu đứng

Hậu trường phim

15:23:00 23/01/2025
Cô từng được tung hô như một tượng đài của điện ảnh Việt với nét đẹp sang chảnh hiếm thấy, bao năm vẫn chưa từng bị lu mờ.
Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

Xác định tình trạng thừa cân, béo phì để tập trung vào đối tượng cần hỗ trợ nhất

Sức khỏe

15:13:03 23/01/2025
Những trường hợp này cần được điều trị bằng các biện pháp can thiệp như chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp giảm cân, chống béo phì.
Sao nữ vướng cáo buộc đánh đập dã nam nam sinh, gây phẫn nộ trên các diễn đàn mạng xã hội

Sao nữ vướng cáo buộc đánh đập dã nam nam sinh, gây phẫn nộ trên các diễn đàn mạng xã hội

Sao châu á

15:11:40 23/01/2025
Nữ diễn viên Hàn Quốc Byun Joong Hee (Taxi Driver) hiện đang trở thành tâm điểm chỉ trích trên các diễn đàn mạng xã hội xứ kim chi vì dính cáo buộc hành hung loạt nam sinh.
Tiểu Vy khóc nghẹn trước người mẹ mắc ung thư chật vật nuôi 4 con nhỏ

Tiểu Vy khóc nghẹn trước người mẹ mắc ung thư chật vật nuôi 4 con nhỏ

Tv show

14:43:47 23/01/2025
Xót xa trước cảnh người phụ nữ chật vật nuôi 4 con nhỏ dù mắc ung thư, Tiểu Vy có hành động ý nghĩa khiến nhiều người cảm kích.
Ngăn chặn pháo lậu dịp cuối năm trên tuyến biên giới

Ngăn chặn pháo lậu dịp cuối năm trên tuyến biên giới

Pháp luật

14:35:11 23/01/2025
Như một quy luật ngầm, cứ vào dịp tết thì tình hình vận chuyển, mua bán trái phép pháo nổ trên tuyến biên giới các huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóc, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An lại trở nên phức tạp.
Shark Bình - Phương Oanh tự trang trí nhà đón Tết, cảnh hậu trường khiến ai nhìn cũng bật cười

Shark Bình - Phương Oanh tự trang trí nhà đón Tết, cảnh hậu trường khiến ai nhìn cũng bật cười

Netizen

14:03:01 23/01/2025
Shark Bình vừa đăng lên trang cá nhân hình ảnh góc nhà đậm chất Tết với đèn lồng, dây pháo, bàn trà bánh... Đây là thành quả của vợ chồng Phương Oanh - Shark Bình sau một buổi sáng cùng nhau trang trí nhà cửa.