Nỗi lo mất việc vì… cách mạng 4.0
Cả nước có tới 54 triệu lao động, nhưng có tới gần 70% làm việc phi chính thức, lao động chân tay. Nếu không có sự chuẩn bị nhằm nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề, nhiều khả năng sẽ bị robot thay thế trong cách mạng về công nghiệp lần thứ 4 ( cách mạng 4.0) tới đây.
Trong số 2,8 triệu công nhân lao động trong khu công nghiệp, có đến 80% lao động chưa qua đào tạo, làm công việc giản đơn, có nguy cơ bị máy móc thay thế.
Anh Nguyễn Văn Sơn (37 tuổi, ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) cho biết, trước đây anh làm công nhân trong Khu công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương. Làm được 3 năm anh lấy vợ, rồi vợ chồng về quê làm ăn. Mặc dù ở quê giờ đã mọc lên nhiều khu công nghiệp nhưng anh vẫn không thể tìm kiếm được việc làm. Trước đó, vì nghĩ đã nhiều tuổi nên anh Sơn không muốn đi học nghề, chỉ mong tháng ngày làm đầy công, cuối tháng lĩnh lương, về già nhận sổ bảo hiểm, thế là xong.
Ngoài ra, nhiều lao động ở các khu công nghiệp cho rằng, bản thân doanh nghiệp cũng không muốn lao động đi học nghề hay nâng cao kỹ năng nghề, bởi việc này mất khá nhiều thời gian, ảnh hưởng tới sản xuất. Đặc biệt, với số tiền lương ít ỏi, phải tính từng ngày nên phần đa lao động không dám bỏ tiền đầu tư.
Nhiều chuyên gia lo ngại tới đây doanh nghiệp sẽ đầu tư máy móc để thay thế lao động. Anh: Minh Nguyệt
Chị Nguyễn Thị Hòa (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), công nhân Công ty giày Hongfu Thanh Hóa cho biết: Đi học tốn thời gian lại mất tiền, còn đi làm có tiền nên chẳng ai muốn nghỉ việc đi học cả. Dù không qua đào tạo nhưng lâu nay chị vẫn được nhận vào làm công nhân. Công ty này đuổi lại xin qua công ty khác, đến nay chị đã từng làm ở 3 công ty. “Hợp đồng công ty ký với tôi là 3 năm, chỉ còn không đầy 6 tháng nữa là hết hợp đồng. Tôi đang lo sắp tới công ty mà không ký hợp đồng nữa thì không biết phải làm gì để sống. Trước đó, công ty cũng đã cho hàng trăm công nhân nghỉ việc khi hết hợp đồng mặc dù họ cũng mới chỉ hơn 40 tuổi” – chị Hòa lo sợ.
Video đang HOT
Thách thức “một mất một còn”
Những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là: Công nhân nhà máy (44%); nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%); nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%). 5 nghề không bị robot thay thế là: Luật sư, nhà báo, nông dân, bác sĩ, nhà nghiên cứu.
Nguồn từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Ông Vũ Quang Thọ – Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn cho biết, đa phần công nhân của Việt Nam chưa qua đào tạo. Ông này cũng cho rằng công nhân không được dạy nghề là thiệt thòi lớn. Theo ông Thọ, đa phần lao động trong các khu công nghiệp là lao động nông nghiệp, nhiều người trong số đó chưa từng học nghề. Trong khi đó, các doanh nghiệp thích tuyển dụng công nhân không có kỹ năng, sau đó vào tập huấn ngắn hạn.
Theo ông Thọ, tới đây, cách mạng 4.0 đặt ra thách thức kiểu “một mất một còn” với công nhân, lao động. Nếu kỹ năng lao động của công nhân không thay đổi, khả năng mất việc sẽ rất cao. “Đa phần công nhân của chúng ta không hiểu về cách mạng 4.0. Họ không nhận biết thời cuộc đang thay đổi nếu không tự mình vận động, nâng cao kỹ năng nghề thì họ đang bước dần tới thất nghiệp” – ông Thọ nói.
Khảo sát mới đây của Viện Khoa học lao động cho thấy, một số công ty như Canon, Công ty may 10… cũng đã nhập một số dây chuyền máy móc hiện đại thay thế cho công nhân. Một máy cắt ở xí nghiệp may có thể thay thế cho 15 lao động trong dây chuyền. Trong khi thời gian hoàn vốn chỉ là 18 tháng, khả năng lao động bị thay thế bởi máy móc là rất hiện hữu.
Ông Phạm Minh Huân – nguyên thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, cần phải nâng cao vị thế của lao động Việt Nam. Lâu nay Việt Nam được biết đến như là quốc gia có lao động giá rẻ, làm dây chuyền. Thế nên, nếu tới đây bước vào cuộc cách mạng 4.0 thì lợi thế này sẽ bị mất đi.
Theo ông Huân, trước hết phải coi trọng việc đào tạo lao động trẻ theo công nghệ mới, thứ hai là đào tạo lại cho lao động có tuổi đang lao động mà bị mất việc. Ngoài ra cũng cần hỗ trợ lao động bằng việc tăng cường hỗ trợ từ Quỹ lao động việc làm để đào tạo lao động gặp rủi ro, giúp họ tiếp tục tham gia vào thị trường lao động.
Theo danviet
Nhân ngày Quốc tế Lao động 1.5: Nông dân không lo bị robot thay thế
Cụ thể, nghề luật sư, nhà báo, nông dân, bác sĩ, nhà nghiên cứu sẽ không thể thay thế bằng robot trong cách mạng 4.0 thời gian tới. Ngược lại, sẽ có 5 nghề khác thì sẽ chịu tác động lớn và có nguy cơ bị robot thay thế là: Công nhân nhà máy; nhân viên thu ngân, lái xe taxi; nhân viên chăm sóc khách hàng, phi công.
Tổ chức Lao động quốc tế ILO vừa cho biết, cách mạng 4.0 (cách mạng về công nghiệp lần thứ 4) là thách thức lớn với thị trường lao động Việt Nam. Theo dự báo sẽ có nhiều lao động Việt Nam rơi vào cảnh bị thất nghiệp, mất việc làm trong thời gian tới.
Theo ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, thời gian tới, cách mạng 4.0 với chiến lược công nghệ cao, điện toán hoá ngành sản xuất sẽ đặt ra một thách thức kiểu "một mất một còn" với công nhân, lao động.
Hiện cả nước có khoảng 2,8 triệu công nhân làm các khu công nghiệp, nhưng có tới hơn 40% lao động giản đơn. Ông Thọ cũng cho rằng, nếu kỹ năng lao động của công nhân không thay đổi thì khả năng mất việc của công nhân sẽ rất cao.
Một số doanh nghiệp cho biết, họ tỏ ra rất lo ngại trước việc năng suất lao động thì không tăng mà các chi phí đầu vào như: Lương, nguyên liệu, tiền đóng BHXH... tăng nhanh. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0 để trang hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất bằng cách đầu tư robot làm việc giảm nhân công. Như vậy, rõ ràng trong thời gian tới một bộ phận lớn lao động giản đơn sẽ bị sa thải.
Theo dự báo nghề nhà báo sẽ không bị robot thay thế trong cuộc cách mạng 4.0. (Ảnh minh hoạ: IT)
"Đa phần công nhân của chúng ta không hiểu về cách mạng 4.0, một số ít thì lờ mờ hiểu, nhưng họ vẫn bình chân như vại. Không nhận biết thời cuộc đang thay đổi, không tự mình vận động, nâng cao kỹ năng nghề có nghĩa là họ đang bước dần tới bước tự đào thải" - ông Thọ nói.
Có 5 nghề không bị robot thay thế là: Luật sư, nhà báo, nông dân, bác sĩ, nhà nghiên cứu. Ngược lại, sẽ có 5 nghề khác thì sẽ chịu tác động lớn và có nguy cơ bị robot thay thế là: Công nhân nhà máy (44%); nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%); nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%).
Cụ thể các quốc gia được cho là có lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất, thậm chí phải thay đổi cả một cơ cấu lao động để có thể thích ứng. Theo nghiên cứu của ILO thì sẽ có 86% công nhân làm ngành dệt may, da giày của Việt Nam sẽ chịu tác động từ cuộc cách mạng này.
Còn Liên Hợp Quốc cũng đã dự báo sẽ có khoảng 75% lao động trên thế giới sẽ bị mất việc trong thời gian tới. Những lao động có tuổi hoặc kỹ năng thấp là những lao động sẽ bị thay thế đầu tiên.
Ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - cho rằng, cần phải nâng cao vị thế của lao động Việt Nam. Lâu nay Việt Nam được biết đến như là quốc gia có lao động giá rẻ, làm dây chuyền. Thế nên, nếu tới đây bước vào cuộc cách mạng 4.0 thì không còn cách nào khác, chúng ta phải đào tạo nâng cao chất lượng lao động.
Chia sẻ về những thách thức trong cách mạng 4.0, ông Huân cho rằng áp lực về năng suất lao động và áp lực về mất việc làm sẽ buộc doanh nghiệp và người lao động phải nghĩ tới việc nâng cao chất lượng lao động. Tuy nhiên, để làm được điều này Nhà nước cần phải có những chính sách vĩ mô điều chỉnh. Bên cạnh đó, cần phải có những nghiên cứu để chỉ ra ngành nào cần nhân lực trong thời gian tới và ngành nào cần để đào tạo lao động.
Theo Danviet
Chồng nói dối mất việc để lấy tài sản của vợ, dọn đến sống với bồ Ở tuổi 40 tôi hoàn toàn mất phương hướng và cô đơn, không biết phải rẽ hướng nào trên đoạn đường đời đang tới. Tôi đã mất 11 năm hôn nhân với người chồng lừa đảo, bội bạc. ảnh minh họa Chúng tôi có với nhau 2 con trai. Chồng tôi làm việc xa nhà, cứ 3 tháng mới về nhà 3 tuần....