Nỗi lo “ma men” cầm lái
Sau hơn 15 ngày mở đợt cao điểm xử lý vi phạm về nồng độ cồn ở Hà Nội, đã có nhiều trường hợp vi phạm bị lập biên bản xử lý. Tuy nhiên, vi phạm vẫn diễn biến phức tạp.
Nhằm chấn chỉnh, đẩy lùi vi phạm, tai nạn giao thông liên quan đến rượu – bia, trung tuần tháng 8-2016, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) – Công an TP Hà Nội đã mở đợt cao điểm xử lý các trường hợp vi phạm theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Sau hơn 15 ngày mở đợt cao điểm xử lý, đã có nhiều trường hợp vi phạm bị lập biên bản xử lý. Tuy nhiên, vi phạm vẫn diễn biến phức tạp.
Ngày 16-8, lực lượng CSGT – Công an TP Hà Nội đã mở đợt cao điểm xử lý các vi phạm có liên quan đến nồng độ cồn. Vậy nhưng đến nay, theo khảo sát của PV Báo CAND, dường như chế tài xử lý vẫn chưa đủ sức… răn đe đối với một bộ phận “ma men” – người sử dụng rượu, bia.
Có điều này cũng bởi, trưa 1-9, chúng tôi có mặt tại quán H.X, phố Phan Đình Phùng (Hà Nội). Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi đó là hơn chục “ma men” đang say sưa nhậu trong quán.
Bên dưới bàn, la liệt vỏ chai. Mặt người nào người nấy ửng đỏ. Không riêng gì quán H.X, các quán bia hơi N.C, N.L trên phố Đường Thành, H.X trên phố Hoàng Quốc Việt v.v… vào thời điểm trưa cùng ngày, chúng tôi cũng ghi nhận hình ảnh nhiều “ma men” sau khi rời quán, ra bãi đỗ xe lấy phương tiện trong dáng vẻ liêu xiêu.
Bên trong quán, tiếng hò: “1, 2, 3 dzô… 2, 3 dzô” thi thoảng lại cất lên. Đức Phùng, một “ma men” ở phố Hàng Than (quận Ba Đình – Hà Nội) cho biết, anh vẫn thường cùng nhóm bạn tranh thủ thời gian trưa hoặc cuối giờ chiều ra quán nhậu làm vài “quại” – cốc bia để… giải khát (?!).
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực kể từ ngày 1-8-2016, mức phạt đối với các lỗi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn là khá cao.
Video đang HOT
Lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn. Ảnh: D.Hiệp.
Theo đó, sẽ phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (tước giấy phép lái xe từ 4-6 tháng). Và phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (tước giấy phép lái xe từ 3-5 tháng).
Đại úy Lê Văn Tiến, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 9, Phòng CSGT (CATP Hà Nội) cho hay, chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm liên quan đến bia – rượu đã được nâng cao lên nhiều trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP, thế nhưng, nhiều trường hợp vẫn cố tình vi phạm.
Đại úy Lê Văn Tiến cho biết, việc xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đã được đơn vị thường xuyên triển khai.
Vừa qua, ngày 16-8, thực hiện chỉ đạo của Phòng CSGT, Đội CSGT số 9 đã tăng cường các tổ công tác lập chốt, xử lý “mạnh” các trường hợp “ma men” vi phạm.
Theo đó, cùng với lực lượng CSGT công khai tuần tra kiểm soát, đội còn bố trí các cán bộ mặc thường phục, dùng bộ đàm thông báo kịp thời các trường hợp sau khi rời quán nhậu vi phạm. Qua 15 ngày triển khai, đã lập biên bản xử lý 23 trường hợp vi phạm (trong đó có 21 môtô và 2 ôtô) với số tiền xử phạt hành chính là 82.190.000đ.
Cũng theo Đại úy Lê Văn Tiến, từ trước đến nay, việc xử lý người điều phiển phương tiện khi tham gia giao thông vi phạm về nồng độ cồn là rất khó khăn. Bởi, đối với những trường hợp này thường có những biểu hiện, hành vi bất hợp tác, chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ. Và những biểu hiện, hành vi này càng phức tạp hơn khi Nghị định 46/NĐ-CP của Chính phủ với chế tài xử lý tăng nặng có hiệu lực.
Đồng quan điểm trên, sáng 3-9, trao đổi với PV Báo CAND, Đại úy Phạm Văn Chiến, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 3 cũng cho rằng, trong tổng số 57 trường hợp điều khiển phương tiện vi phạm quá nồng độ cồn cho phép bị lập biên bản xử lý (với số tiền phạt 179.500.000đ) từ ngày 15-8 đến nay, có nhiều trường hợp tỏ ra bất hợp tác với lực lượng chức năng.
Họ nại ra đủ lý do về việc uống rượu bia; không thổi hoặc thổi vào máy kiểm tra nồng độ cồn theo kiểu đối phó; sử dụng kẹo cao su, uống nhiều nước để chống chế… đó là những chiêu thức mà nhiều “ma men” dùng để đối phó, gây khó khăn cho các tổ công tác làm nhiệm vụ.
Có một số trường hợp khi bị kiểm tra còn bỏ lại phương tiện, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, các trường hợp này sau đó đều bị xử lý nghiêm.
Đại diện một số Đội CSGT – CATP Hà Nội cho hay, trong quá trình xử lý các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Trong đó, phải kể đến việc nhiều quán nhậu, nhà hàng đã cắt cử nhân viên của mình làm nhiệm vụ cảnh giới cho khách.
Thậm chí, còn sẵn sàng sử dụng phương tiện cá nhân để chở các “ma men” vượt qua các chốt tuần tra của lực lượng CSGT. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế những vụ việc phát sinh khi xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các đơn vị CSGT cũng đã quán triệt tới cán bộ chiến sĩ trong quá trình làm nhiệm vụ, dừng xe kiểm tra hành chính phải luôn chủ động, linh hoạt, tránh để các trường hợp “ma men” điều khiển phương tiện, mất kiểm soát gây tai nạn cho cán bộ làm nhiệm vụ cũng như người đi đường.
Hãy để khẩu hiệu “Đã uống bia – rượu là không lái xe” đi vào thực tiễn cuộc sống.
Theo Công An Nhân Dân
Giữ xe của người vi phạm nồng độ cồn là biện pháp cần thiết
Người vi phạm nồng độ cồn không còn đủ tỉnh táo để điều khiển phương tiện có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Trước nhiều ý kiến cho rằng, người uống rượu bia khi tham gia giao thông chỉ nên bị xử phạt thật nặng để răn đe, không nên giữ xe của người vi phạm vì đây là tài sản của công dân. Một số ý kiến băn khoăn, việc giữ xe cũng gây lãng phí của cải xã hội vì các bãi giữ xe phạt để giữa nắng mưa...
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội.
Trao đổi về việc này, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội khẳng định: Việc tạm giữ phương tiện chính là việc cơ quan chức năng đang bảo vệ tài sản, phương tiện cho người vi phạm.
"Các lái xe vi phạm lỗi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm các hình phạt theo nghị định 46. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi thấy nhân dân rất đồng tình, ủng hộ quy định xử phạt", Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định.
Ghi nhận các ý kiến cho rằng, những trường hợp sử dụng rượu bia cao hơn mức cho phép mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông thì cơ quan chức năng nên phạt nặng hơn nữa, nhưng không tạm giữ phương tiện, ông Thắng nói: Việc tạm giữ phương tiện chính là cơ quan chức năng đang bảo vệ tài sản, phương tiện cho người vi phạm. Vì lúc đó người vi phạm không còn đủ tỉnh táo, minh mẫn để điều khiển phương tiện, có thể gây nguy hiểm cho người khác và cho chính bản thân mình.
"Do đó, không nên nghĩ tài sản là phương tiện không có sai phạm gì mà cơ quan chức năng lại giữ", ông Thắng cho hay.
Đại tá Thắng nhấn mạnh, về lâu dài, luật sẽ bổ sung quy định để tước luôn giấy phép lái xe nếu lái xe vi phạm về nồng độ cồn vượt mức cho phép hoặc vi phạm nhiều lần. Một số nước trên thế giới đã áp dụng việc tước giấy phép lái xe vĩnh viễn.
Tính từ ngày 16- 23/8, các tổ công tác xử lý lỗi sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện giao thông của CSGT Công an TP Hà Nội đã lập biên bản xử lý 201 trường hợp (gần 20 trường hợp điều khiển xe ô tô), tạm giữ 201 phương tiện ô tô, mô tô; tước giấy phép lái xe tất cả các trường hợp vi phạm./.
Theo Vietnamnet
Uống 2 cốc bia phạt 17 triệu: Nhiều nước phạt nặng hơn Bộ y tế khẳng định việc uống 2 cốc bia bị CSGT phạt 17 triệu đồng vẫn còn rất nhẹ. Nhiều nước trên thế giới mức xử phạt cao hơn Việt Nam. Phạt 17 triệu vẫn còn là nhẹ... Từ ngày 16/8, Phòng CSGT CATP.Hà Nội đã tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đối với người điều...