Nỗi lo khó nói của vợ chồng nhà báo
Đối với những người đi làm bình thường việc tìm người trông con đã khó, đối với người làm báo còn khó gấp vạn lần. Giờ giấc thất thường, đi sớm về muộn, đó là những đặc điểm chung của hầu hết các phóng viên, nhà báo.
Chị Thùy Linh là phóng viên của một tờ báo tại Hà Nội, chồng cũng làm ở một tờ báo khác. Hai anh chị quen nhau trong một lần tác nghiệp mà nên duyên. Khi mới yêu, họ thấy toàn màu hồng bởi vì cùng làm một mảng y tế nên sự kiện nào hai người cũng có mặt. Những lần tác nghiệp ấy khiến cả hai háo hức chẳng khác nào những cuộc hẹn hò, dù theo mảng y tế hai người đều phải đi theo một “lịch” làm việc thất thường chẳng giống ai, nhưng đều cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ.
Đến khi lấy nhau, lúc chưa sinh con cũng thế. Hai vợ chồng chị không những được đi cùng nhau mà còn chia sẻ thông tin cho nhau. Những cuộc hội thảo, họp hành hay những vụ việc bất thường của ngành y tế thường diễn ra không tuân theo giờ giấc nào cả. Mọi việc có vẻ vẫn êm xuôi cho đến khi chị Linh sinh con và hết thời gian nghỉ thai sản.
Gửi con cho ai? Chị nghĩ ngay đến việc gửi con cho bà ngoại vì nhà mẹ chị chi cách nhà chị có 3 cây số. Nhưng chỉ được 2 tháng, mẹ chị sụt mất 3 ký vì phải chăm bẵm đứa cháu 6 tháng tuổi từ sáng tới đêm, lại phải ăn sữa ngoài thường xuyên vì chị Linh giờ giấc thất thường không kịp về cho con bú.
“Con xem giờ giấc thế nào đi chứ, bây giờ mẹ một mình quay với thằng nhỏ chẳng có lúc nào được nghỉ ngơi, có khi ốm mất”, bà ngoại than thở.
Sau khi bàn bạc với chồng, anh chị quyết định rước bà nội lên trông cháu. Thế nhưng chỉ được 3 tháng là bà cáo ông yếu ở quê nên cũng “lặn mất”. “Không ai chịu nổi việc đánh vật với thằng bé cả ngày lẫn đêm, vì giờ giấc của hai vợ chồng thất thường quá, bà nội bà ngoại ngoài việc trông nom bế ẵm còn phải nấu nướng, ăn uống, sinh hoạt nữa chứ. Không thể giam các bà 24/24 được”, chị Linh chia sẻ.
Sau khi luân phiên nhờ cả bà nội bà ngoại, con cũng được 1 năm tuổi, hai vợ chồn quyết định gửi trẻ và phân công nhau đón con. Chị Linh tâm sự, nhiều lúc xót con muốn bỏ nghề nhưng vì đã trót dấn thân và say mê với nghề cho nên cứ cố. Rồi cuối cùng con cũng sẽ lớn lên và mọi việc cũng sẽ qua hết.
Việc đi đêm về hôm hay những chuyến đi bất ngờ là chuyện không xa lạ với các nhà báo (Ảnh minh họa)
Còn anh Nguyên, phóng viên điều tra ở một kênh truyền hình còn nan giải hơn. Chị Vân vợ anh làm biên tập viên một tờ báo điện tử, mặc dù đi làm về đúng giờ nhưng suốt ngày phải ôm máy tính để biên tập tin tức xuất bản điện tử. Đặc thù của báo điện tử là phải đưa tin nóng mọi nơi mọi lúc cho nên chị Vân lúc nào cũng “bận hơn con mọn”. Còn anh Nguyên thì không nói làm gì, bởi công việc của anh là không có giờ giấc và thời gian, nhiều vụ án anh theo đuổi buộc anh phải ăn chực nằm chờ tại hiện trường cả tuần, cả tháng. Đi công tác xa nhà là chuyện cơm bữa, cho nên anh chẳng giúp gì được cho chị Vân trong việc chăm sóc con cái.
Anh Nguyên kể lại, hồi vợ anh sinh đôi hai nhóc một lúc, cả nhà vừa mừng vừa lo. Ngay trong thời gian được nghỉ thai sản theo quy định, chăm hai đứa con mới sinh cũng đã bở hơi tai, phải huy động hết bên nội bên ngoại. Đến khoảng thời gian chị Vân phải đi làm, thì tình thế lại càng khó khăn hơn vì không ai có thể chăm nổi hai đứa trẻ sinh đôi chưa đến tuổi biết đi biết nói. Mà thuê người thì hai vợ chồng anh không yên tâm, cũng chưa đủ điều kiện.
Video đang HOT
“Đã nhiều lần Vân đề xuất với tôi xin nghỉ công tác ở nhà chăm con, tôi cũng khuyên Vân nên nghỉ, nhưng quyết định thế rồi, hôm sau đi làm về, Vân lại bảo không được. Nếu không làm báo thì cô ấy … không sống nổi. Thế là lại cố”, anh Nguyên nói.
Dù bọn trẻ đã gần 2 tuổi nhưng việc gửi con vẫn là vấn đề nan giải đối với anh Nguyên, chị Vân, vì kể cả đi gửi mẫu giáo thì cũng vẫn phải có 2 ngày nghỉ. Chưa kể hai đứa cùng ăn, cùng lớn, nhưng cũng cùng ốm. Trẻ song sinh “rủ nhau” làm mọi thứ khiến cho vợ chồng anh chị vắt chân lên cổ để chăm sóc, nuôi nấng.
Cũng may, bà nội bà ngoại tuy không thể trông nổi hai đứa nhưng cũng thường xuyên qua lại, đi chợ, nấu nướng giúp hai vợ chồng. “Nghề báo lương thấp, việc nhiều, giờ giấc thất thường, theo được nghề đã khó chứ chưa nói gì đến việc lấn bấn vì con cái. Với đàn ông thì còn đỡ, chứ phụ nữ thì đúng là phải có đam mê cháy bỏng mới có thể vượt qua và trụ lại với nghề. Tôi rất cảm phục vợ mình”, anh Nguyên chia sẻ.
Nghề báo vốn là một công việc mang tính đặc thù, đòi hỏi người phụ nữ làm báo cần phải có bản lĩnh: bản lĩnh trong cách nghĩ, cách làm, bản lĩnh trong trang viết và cả bản lĩnh trên những bàn nhậu,… họ phải tự biết tự bảo vệ mình để vượt qua những cạm bẫy trong nghề. Ngoài bản lĩnh nghề nghiệp, phụ nữ làm báo còn phải mang trên mình những trách nhiệm của một người làm vợ, làm mẹ, sắp xếp thời gian cho công việc cho gia đình, con cái… để dung hòa được những điều đó cũng là một sự khó khăn.
Nhiều người ví, gia đình giống như một sân bóng, kiểu gì cũng có một người làm “tiền đạo”, người kia làm “thủ thành”, nhưng đối với nghề báo thì cả hai vợ chồng đều làm “tiền đạo”, cho nên phải tìm người “canh gôn” mới có thể tập trung vào công việc. Điều đó khiến vợ chồng nhà báo gặp muôn vàn khó khăn. Không ít nữ nhà báo đã lui về “hậu phương” để chồng yên tâm tác nghiệp, nhưng cũng không ít người bám trụ được với nghề, vượt qua những khó khăn một cách ngoạn mục.
Tình yêu cổ tích của cặp vợ chồng 'chú Lùn'
Quen nhau qua mạng rồi nảy nở tình yêu, anh Mạnh và chị Hương đang sống trong những ngày hạnh phúc viên mãn khi chào đón con trai đầu lòng.
Anh Nguyễn Văn Mạnh (SN 1976, Phú Thọ) và chị Quàng Thị Hương (SN 1991, Sơn La) gây chú ý với người khác bởi vẻ ngoài thấp bé.
Trong khi anh Mạnh cao 1m30, nặng 35kg thì ngoại hình của chị Hương cũng tương xứng với anh ở chiều cao 1m15, nặng 25kg. Ấy vậy nhưng họ đã có một tình yêu đẹp và những tháng ngày cố gắng để có một gia đình hạnh phúc viên mãn với con trai đầu lòng khỏe mạnh.
Gia đình hạnh phúc của anh Mạnh và chị Hương
Chia sẻ về cơ duyên gặp nhau anh Mạnh cho biết: "Tôi quen vợ qua Facebook. Lúc đầu tôi thấy ảnh đại diện nên tò mò vào trang cá nhân xem, thấy hình, thấy người hợp với mình nên kết bạn. Vợ tôi khi đó cũng đã đồng ý ngay và cả hai bắt đầu làm quen, nói chuyện. Sau vài tháng thân tình cô ấy cho tôi địa chỉ để tôi đến chơi".
Và chuyện tình của anh chị cũng bắt đầu từ đó.
Anh Mạnh làm nghề mộc nhưng sức khỏe không tốt nên thu nhập không cao. Sau nhiều năm tích cóp anh chỉ đủ xây được căn nhà nhỏ và sắm sửa đồ đạc cần thiết cho vợ con
Cô gái người dân tộc Thái tuy có khiếm khuyết về ngoại hình nhưng lại được trời ban cho gương mặt tươi tắn, nụ cười trong trẻo, tính cách hoạt bát, vui vẻ. Chính điều này đã tạo ấn tượng với anh Mạnh để anh có động lực vượt qua hơn 300km để rồi một ngày sau những lần gặp gỡ đó anh đã trở thành chàng rể của Tây Bắc.
Nhớ lại lần đầu lên thăm chị Hương, anh Mạnh tâm sự, dù đã quý mến nhau qua những cuộc trò chuyện qua mạng nhưng khi gặp gỡ lần đầu anh chị vẫn không tránh khỏi sự ngượng ngùng. Nhưng ngay lần đầu gặp chị Hương anh đã biết đây chính là người con gái mà anh lâu nay tìm kiếm.
"Lần đầu lên nhà, Hương đã rủ mình đi đồi cà phê rồi cùng tỉa cành" và chính trong những không gian lãng mạn với kỷ niệm ban đầu như thế anh Mạnh đã làm liều thốt ra: "Anh không lấy được em thì anh không về". Câu tỏ tình có phần vụng về nhưng đầy chân thành của anh Mạnh ấy vậy mà đánh đổ hoàn toàn cô gái Thái để đem họ đến với nhau.
Anh Mạnh làm cho vợ một chiếc ghế cao để chị tiện việc nấu nướng
Còn chị Hương, những phút giây ban đầu đó chị vẫn nhớ mãi hình ảnh anh Mạnh, một người đàn ông có thân hình nhỏ bé nhưng nhẹ nhàng, ấm áp mà chị có thể trao gửi và đặc biệt chị ấn tượng với câu nói "anh đây" mỗi lần chị gọi điện cho anh.
Phút giây bỡ ngỡ, e thẹn ban đầu đã nhanh chóng qua đi và đọng lại một tình yêu bắt đầu nảy mầm nơi núi rừng Tây Bắc để rồi 5 tháng sau chị Hương đã từ Sơn La xa xôi theo anh về Phú Thọ trong một đám cưới hạnh phúc ngập tràn tiếng cười.
Niềm vui mối tiếp niềm vui, 4 tháng sau ngày cưới niềm vui lớn lao hơn đã đến với anh được chị thông báo về về đứa con đầu lòng.
Bé trai đầu lòng của anh Mạnh - chị Hương đã hơn 8 tháng tuổi, khỏe mạnh, kháu khỉnh
Nhớ lại khoảnh khắc đặc biệt đó, anh Mạnh không giấu được xúc động: "Khi nghe vợ có bầu, mình không tin vào tai mình nên đã mua que cho vợ thử lại thì hiện hai vạch đỏ đậm. Nhưng để chắc chắn 2 vợ chồng đã đi siêu âm. Nghe bác sĩ bảo có một chấm đen, có thể là có em bé, cũng có thể là vợ có vấn đề gì đó làm mình vừa mừng vừa lo. Khoảng một tháng sau khi siêu âm lại và chắc chắn vợ đã có em bé niềm vui mới trọn vẹn".
Nhưng để chào đón đứa con đầu đời, vì thân hình nhỏ bé nên chị Hương đã gặp vô vàn khó khăn.
Hàng tháng anh chị đều đặn đi khám thai và vui mừng vì thai nhi phát triển khỏe mạnh bình thường. Nhưng bác sĩ vẫn chỉ định mổ lấy thai sớm 2 tuần vì sản phụ quá nhỏ, nếu chờ đủ ngày đủ tháng thì thai nhi có thể sẽ bị ngạt.
Nhớ lại thời điểm ký giấy cam kết cho vợ vào phòng mổ, anh Mạnh vẫn không giấu được lo lắng kể lại, lúc đó anh rất run, huyết áp tăng cao vì căng thẳng quá.
"Lần đầu tiên bế con trên tay mình rất vui nhưng lo lắm. Lo cho vợ cho con. May mắn là em bé sinh ra bình thường, sức khỏe tốt", anh kể.
Con trai chào đời trong niềm vui lớn lao của anh chị là minh chứng cho câu chuyện tình yêu đẹp. Mặc dù khó khăn vẫn còn dài phía trước nhưng ngôi nhà nhỏ của anh chị đã vui hơn bởi tiếng cười của trẻ thơ.
Với anh chị tình yêu đã thực sự trọn vẹn
"Ước mơ của mình là sắm được chiếc xe ba bánh để chồng đỡ vất vả, nhất là những lúc con đau ốm tiện đi lại và tiết kiệm chi phí", chị Hương bày tỏ khi đã phần nào cảm nhận được trách nhiệm lớn lao hơn của chồng trong những ngày sắp tới.
Còn với anh, đôi vai của người đàn ông nhỏ bé đó sẽ nặng hơn nhưng một khi đã có chị và con bên cạnh thì chắc chắn mọi khó khăn rồi cũng sẽ qua đi.
Bỏ Sài Gòn về Đà Nẵng lập nghiệp với số vốn 700 triệu đồng, nay vợ chồng trẻ có tài sản gần chục tỷ đồng Sau thời gian dài làm việc ở Sài Gòn, năm 2017 vợ chồng chị Hoa và anh Trung quyết định về Đà Nẵng lập nghiệp và sinh sống với số vốn 700 triệu đồng. Thật bất ngờ, 5 năm sau, vợ chồng chị Hoa đã có tài sản gần chục tỷ đồng. Bỏ Sài Gòn về Đà Nẵng lập nghiệp, với số vốn...