Nỗi lo đông dược giả
Các chuyên gia y tế đang lo ngại về việc sử dụng thuốc đông y tràn lan, gây ra nhiều nguy hại đối với sức khỏe con người.
Phố Lãn Ông (Hà Nội) có hàng chục gian hàng bán thuốc đông y. Mỗi gian như vậy có từ vài trăm đến hàng nghìn vị thuốc đông y đủ loại, từ thực vật đến động vật nhưng nhiều nhất vẫn là thuốc bắc, thuốc nam và thực phẩm chức năng.
Hầu như những vị thuốc này đều được đựng trong những túi nilông thủ công đủ kích cỡ, điểm chung ở những bịch thuốc này là không có nhãn mác, không hạn sử dụng cũng như không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong đó có cả những loại “hàng cao cấp” như nấm vàng, nấm linh chi, sâm Triều Tiên… được đựng trong hộp lớn hoặc trong những bao bì nhiều màu sắc, nhưng in trên bao bì hoàn toàn là tiếng nước ngoài, không có bất kỳ thông tin về chất lượng, liều dùng, hạn sử dụng… bằng tiếng Việt.
Chỉ còn là rác
Ở miền Bắc, trước khi về đến những phố thuốc đông – nam dược lớn như Lãn Ông, thậm chí là cả các kho thuốc bệnh viện, đông dược được trung chuyển qua làng thuốc Ninh Hiệp, Gia Lâm (Hà Nội). Cuộc khảo sát của Cục Quản lý dược và Sở Y tế Hà Nội gần đây nhất cho thấy mỗi ngày có khoảng 30 tấn dược liệu, chủ yếu từ Trung Quốc, được chuyển về Ninh Hiệp.
Toàn xã có 300 hộ kinh doanh nhưng chỉ có 18 hộ đủ điều kiện hành nghề, tức là đã qua lớp đào tạo chuyên môn năm 2006, còn lại chỉ có 50% đủ điều kiện để đào tạo (tức là có bằng tốt nghiệp THPT), việc kinh doanh dược liệu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm gia truyền. Tại cuộc khảo sát, Cục Quản lý dược đánh giá việc quản lý dược liệu ở đây còn nhiều sai phạm, như phơi dược liệu trên vỉa hè, lối đi, dược liệu để trong bao không ghi tên dược liệu, kho thuốc chưa thông thoáng…
Còn cuộc khảo sát trước đó của thanh tra Bộ Y tế cho thấy có hiện tượng tách chiết hoạt chất dược liệu quý trước khi được nhập khẩu vào VN, dược liệu thực chất chỉ còn là rác.
“Còn cuộc khảo sát của thanh tra Bộ Y tế cho thấy có hiện tượng tách chiết hoạt chất dược liệu quý trước khi được nhập khẩu vào VN, dược liệu thực chất chỉ còn là rác”.
Kết quả cuộc khảo sát được công bố gần đây là rất đáng lo ngại. Có 62% trong số 400 mẫu được lấy tại các bệnh viện y học cổ truyền không đạt yêu cầu. Trong đó 12 vị thuốc có nhiều sai phạm như độ ẩm không đạt, mốc hoặc sắp mốc, hoa lẫn lá, thuốc lẫn tạp chất, bị nhầm lẫn khi dùng về công dụng và loài.
Đặc biệt có bốn loại thuốc có sai phạm nghiêm trọng: thỏ ty tử có ximăng, có khả năng được cho vào để tăng trọng lượng hồng hoa được nhuộm màu bằng chất độc hại rhodamine B có khả năng gây ung thư hoài sơn bị làm giả bằng củ sắn (củ mì) và bạch linh có trộn muối carbonat.
Ông Phạm Vũ Khánh, cục trưởng Cục Y dược cổ truyền, cho biết hiện tượng này lặp đi lặp lại ở nhiều nơi khiến cục phải có công văn khẩn yêu cầu chỉ được dùng bốn vị thuốc này khi có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo Dược điển VN.
Thuốc đông y vẫn có phản ứng phụ
ThS.BS Nguyễn Hữu Trường – Trung tâm miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai – cho biết tỉ lệ bệnh nhân bị dị ứng, nhiễm độc do sử dụng thuốc đông y chiếm khoảng 80% số lượng bệnh nhân bị dị ứng, nhiễm độc do sử dụng thuốc.
Theo bác sĩ Trường, quan niệm của nhiều người về thuốc đông y, đặc biệt là thuốc nam là lành và bổ, không có phản ứng phụ là không đúng. Không chỉ ở những vùng quê nghèo, dân trí thấp mà ngay cả ở Hà Nội nhiều người vẫn tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh của ông lang, bà lang hoạt động trái phép, không có bằng cấp, không được cấp phép chữa bệnh. Thường những thầy lang này không hiểu biết thành phần cũng như độc tính trong thuốc đông y có thể gây hại đến sức khỏe con người.
Theo bác sĩ Trường, về bản chất bất cứ một loại thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ và thực chất không có một loại thuốc nào an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Riêng thuốc đông y, đặc biệt là thuốc bắc có thành phần rất phức tạp. Thuốc đông y hiện nay phần lớn đều là hàng nhập lậu, chất lượng không đảm bảo vì có thể được sử dụng hóa chất trong nhiều quá trình từ nuôi, trồng đến chế biến, bảo quản… nên có rất nhiều nguy cơ gây hại lên sức khỏe người sử dụng.
Video đang HOT
Bác sĩ Trường còn cho rằng ngay cả đối với những vị thuốc được cho là lành (không sử dụng hóa chất) thì việc chế biến, sơ chế và sử dụng, kết hợp với vị nào, không thể kết hợp với vị nào… vẫn phải tuân theo một nguyên tắc nhất định mới phát huy được hiệu quả chữa bệnh của vị thuốc đó, nếu làm không đúng có thể gây ra những phản ứng có hại. Người bệnh phải rất cẩn trọng khi sử dụng thuốc đông y, nên đi khám, chữa bệnh ở những nơi được cấp phép đàng hoàng, đề phòng với tất cả cách khám chữa bệnh mơ hồ, những lời chỉ dẫn thiếu căn cứ…
Theo bác sĩ Lê Thanh Đức, khoa nội Bệnh viện K (Hà Nội), hiện tại rất nhiều bệnh nhân ung thư đến viện ở giai đoạn muộn, hoặc tế bào ung thư đã di căn do trước đó không đến viện mà chỉ điều trị ở nhà bằng thuốc nam, thuốc bắc. Bác sĩ Đức khẳng định thuốc đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư nhưng tùy từng giai đoạn mới có thể sử dụng được. Trong ung thư vú, với cùng một thang thuốc đông y có công dụng kích hoạt mạch máu nhưng sử dụng trước khi điều trị bằng hóa chất thì hoàn toàn không có hiệu quả, thậm chí làm bệnh tiến triển nhanh thêm. Bác sĩ Đức cho rằng nếu các bệnh nhân ung thư được đưa đến bệnh viện điều trị sớm, kết hợp tốt giữa điều trị đông và tây thì cơ hội sống sót rất cao, khoảng 80-90%.
Rao bán “thần dược” trị bá bệnh
Các loại “thần dược” trị bá bệnh được rao bán tại bến xe Q.8 (TP.HCM) – Ảnh: M.MẪN
Tại bến xe miền Tây (P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) thường xuyên có một nhóm tám đối tượng leo lên các xe khách về các tỉnh miền Tây rao bán loại thuốc “thần dược”cho hành khách. Loại “thần dược” này dạng vỉ gồm 10 viên có tên Piromax, được bán với giá 120.000 đồng/vỉ.
Cầm vỉ thuốc này đến các tiệm thuốc hỏi công dụng “thần dược”, chủ tiệm thuốc phì cười cho biết thuốc Piromax chỉ có công dụng điều trị các chứng đau, các bệnh viêm trong khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… Giá thuốc rất thấp chỉ 2.100 đồng/vỉ (10 viên).
Theo tìm hiểu, hoạt động lừa bán thuốc “thần dược” của nhóm đối tượng này hoạt động rất ngang nhiên. Gặp bất kỳ xe khách nào đều nhảy lên rao bán, lừa tiền, thậm chí hăm dọa buộc khách hàng phải mua.
Tại bến xe Q.8 hằng ngày cũng có một nhóm năm người bán các loại thuốc mà họ tự quảng cáo là “thần dược” trị bá bệnh. Cứ khoảng 6g, nhóm người này lên các tuyến xe buýt hoặc đi loanh quanh các điểm xe buýt ngoài bến xe để bán thuốc.
Cầm đầu nhóm người bán “thần dược” tại đây là ông L.. Tất cả “thần dược” ông L. thường bỏ trong một túi xách đen và ngồi ở khu vực mua vé xe để quảng cáo, bán thuốc.
Trưa 11-11, tại khu vực bán vé xe khách, ông L. cầm trên tay ba gói thuốc có nhãn hình con hổ, miệng nói trôi chảy giới thiệu thành phần thuốc và công dụng: “Sâm quy cốt thống cao. Cao hổ nguyên chất kết hợp với sâm quý ngàn năm tuổi. Trị dứt bệnh xương khớp, tê liệt tay chân, yếu sinh lý nam nữ, bổ huyết thông não. Giá chỉ 30.000 đồng bà con ơi”.
Để người mua yên tâm, ông L. còn hứa hẹn sẽ hoàn tiền nếu uống hết thuốc mà không hết bệnh. Gặp chúng tôi, ông L. đưa ra một gói thuốc đựng trong một bịch nilông màu trắng, khoảng 50 viên thuốc màu đen quấn trong mẩu giấy màu đỏ. “Thuốc này trị được vô số bệnh. Uống ngày ba viên với nước nóng. Uống thuốc này phải có niềm tin sẽ khỏi bệnh nên nó mới có tên là Tâm linh dược thảo” – ông L. nói.
Một địa điểm khác rao bán “thần dược” là khu vực quanh bến xe An Sương. Nhóm người bán tại đây còn “nổ” có loại thuốc gia truyền trị được cả bệnh HIV, cắt cơn nghiện ma túy tức khắc và trị bệnh hiếm muộn.
Khi chúng tôi hỏi mua thuốc trị được bệnh HIV, người đàn ông này lấy ra một mẩu giấy có ghi số điện thoại nói: “Thuốc này quý lắm. Lương y phải bỏ ra một năm mới chế được vài viên thuốc. Sáng mai anh gọi vào số này gặp tôi rồi lấy thuốc, một liều ba viên. Mỗi viên 800.000 đồng”.
H.LỘC – M.MẪN
Theo LAN ANH – QUỲNH LIÊN (Tuôi trẻ)
Dược liệu nhập khẩu: Có chất gây ung thư!
Vụ Y dược Cổ truyền (Bộ Y tế) vừa công bố: nhiều loại dược liệu đang sử dụng, lưu hành ở Việt Nam có nhiễm hóa chất, thậm chí cả xi măng... gây hại cho sức khoẻ. Nhiều loại dược liệu nhập từ Trung Quốc bị làm giả hoặc chứa hóa chất... Phóng viên đã trò chuyện với TS Lê Việt Dũng, Viện dược liệu, Bộ Y tế về vấn đề này.
Tại sao lại rẻ như vậy!
Theo ông, tại sao ở Việt Nam lại đi nhập dược liệu ở nước ngoài? Phải chăng vấn đề trồng và sử dụng dược liệu ở nước ta có khó khăn?
Y học cổ truyền sử dụng nhiều vị thuốc khác nhau. Số lượng dược liệu do vậy sử dụng rất nhiều, có tới hàng trăm loại. Tuy nhiên, cụ thể với từng loại dược liệu, nhu cầu thực sự lại không nhiều, chỉ là vài tấn đến vài trăm tấn. Chính vì vậy, đối với một đơn vị hay một doanh nghiệp, việc phát triển trồng chưa thu hút họ vì chưa đủ để nhìn thấy "đầu ra" về kinh tế.
Hiện nay, nguồn cung cấp dược liệu chủ yếu là từ thu hái tự nhiên trong nước (chiếm 20%), số được trồng chiếm 26%, số nhập khẩu chiếm 54%. Dược liệu nhập chính ngạch chỉ chiếm số lượng nhỏ. Việc dược liệu nhập theo con đường tiểu ngạch qua biên giới, sau đó bán ở các chợ đầu mối khiến chất lượng rất khó kiểm soát.
Dược liệu các nước đắt gấp nhiều lần so với dược liệu ở Việt Nam (Ảnh minh họa)
Cụ thể của việc khó kiểm soát chất lượng như ông nói là gì?
Tức là dược liệu nhập về có thể đã được chiết hoạt chất, chỉ còn cái "xác". Bản thân Viện Dược liệu có đoàn đi tham khảo, khảo sát các chợ dược liệu ở Thành Đô, Tứ Xuyên (Trung Quốc). Giá dược liệu tại đây đắt gấp nhiều lần so với cùng chủng loại nhập về Việt Nam. Tại sao cũng dược liệu ấy ở Việt Nam lại rẻ như vậy? Chắc chắn điều này có liên quan đến chất lượng của dược liệu nhập khẩu.
Không được phép không đảm bảo
Chẳng biết thuốc có tác dụng đến đâu mà uống vào lại uống cả hóa chất, xi măng thì sợ quá!
Nó cũng giống như rau quả, nếu vì sợ chẳng lẽ lại không dám ăn? Vấn đề là mua ở đâu, nguồn ở đâu, có chính ngạch không, có được kiểm soát hay không? Người dân khi đi mua dược liệu nên đến nơi đã được cấp phép, tránh mua hàng trôi nổi trên thị trường.
Được biết dược liệu được chia ra làm nhiều loại: Loại 1, 2, 3, 4. Và hiện nay có cơ chế đấu thầu dược liệu. Như vậy, nhiều cơ sở sẽ tham dược liệu rẻ.
Theo Vụ Y dược Cổ truyền (Bộ Y tế): Kết quả lấy mẫu, kiểm nghiệm trên hơn 400 mẫu dược liệu được lấy tại 70 cơ sở khám bệnh, khoa y học cổ truyền tại năm tỉnh/thành phố: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương cho thấy, nhiều vị thuốc không đảm bảo chất lượng hiện đang được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tính riêng đợt một, với tổng số 193 mẫu, đã có tới 66% số mẫu không đạt chỉ tiêu so với tài liệu Dược Điển Việt Nam. Nhiều vị thuốc dễ gây sự nhầm lẫn giữa các loại (như khó phân biệt), trộn lẫn hóa chất, không đạt chỉ số về hoạt chất.
Đây là vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Đấu thầu rẻ nhưng không được phép không đảm bảo chất lượng. Dược liệu lưu hành, sử dụng phải đạt tiêu chuẩn như trong yêu cầu của Dược Điển. Nếu mua dược liệu rẻ, không đảm bảo chất lượng, có thể người bệnh uống vào cũng không sao, nhưng đáng lẽ chỉ uống 5 thang lại phải uống nhiều hơn thế mới khỏi bệnh. Như vậy là làm nghèo người bệnh!
Dược liệu, rau sạch đều là vấn đề nhức nhối
Tình hình dược liệu được trồng ở Việt Nam hiện nay như thế nào, thưa ông?
Như đã trao đổi, dược liệu trồng chiếm khoảng 26% nhu cầu sử dụng trong nước. Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành khác đang khuyến khích và có những chính sách phát triển trồng dược liệu. Đầu năm 2012, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Danh mục 40 cây thuốc có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường tại Quyết định số 15/QĐ-BYT ngày 04/01/2012.
Danh mục các cây thuốc được lựa chọn theo các tiêu chí sau: Có nhu cầu sử dụng lớn trên thị trường và được dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc và dùng trong Đông y cây thuốc có thế mạnh của Việt Nam, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế lớn có khả năng nuôi trồng và phát triển sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm từ cây thuốc có thị trường hướng tới xuất khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm từ dược liệu. Tuy nhiên, để trồng và phát triển các dược liệu này, cần nguồn lực rất lớn.
TS Lê Việt Dũng, Viện dược liệu, Bộ Y tế
Viện Dược liệu không tổ chức việc trồng dược liệu sao?
Viện Dược liệu có nhiều dự án nghiên cứu tạo giống, nhân giống, nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương phát triển vùng trồng. Ví dụ như nghiên cứu về sâm ngọc linh, đẳng sâm, hà thủ ô... Trong đó, có nhiều dự án rất thành công như dự án phát triển trồng Sa nhân trên đất bạc màu ở vùng Đại Từ, Thái nguyên do ADB tài trợ. Tuy nhiên, qua việc thực hiện các dự án, đầu ra cho người nông dân, doanh nghiệp vẫn là luôn là bài toán khó để việc phát triển trồng dược liệu được bền vững.
Nói như ông thì có thể hiểu: Việc nhập dược liệu sẽ vẫn còn tiếp tục?
Trên thực tế, đúng là thế. Một số dược liệu vẫn phải nhập do chúng ta không thể trồng được vì điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng hoặc có trồng được nhưng không phải là thế mạnh, không cạnh tranh được với dược liệu nước ngoài. Như Sâm Triều Tiên nếu có nhân giống trồng ở Tam Đảo thì cũng cho sản lượng cũng như chất lượng không dám khẳng định là như trồng ở tại Triều Tiên. Đấy là chưa kể một số vị thuốc Bắc vẫn phải nhập từ Trung Quốc (như tam thất, đỗ trọng...) dù ở ta cũng có...
Như vậy, việc dược liệu không "sạch", nhập tiểu ngạch, không đảm bảo chất lượng sẽ vẫn còn tái diễn...
Vấn đề dược liệu không đảm bảo chất lượng chỉ có thể hạn chế qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát, truy hồi nguồn gốc dược liệu. Trở lại vấn đề như rau sạch. Làm sao thống kê được rau nào sạch, rau nào không sạch. Dược liệu cũng như rau sạch đều là vấn đề nhức nhối của xã hội, cần tất cả các ban ngành, các cơ quan chức năng có liên quan, trong đó Bộ Y tế đóng vai trò chủ đạo phối hợp cùng người dân cùng tham gia... giám sát, kiểm tra chất lượng, xác định nguồn gốc. Người dân khi phát hiện nơi nào sản xuất, bán dược liệu không đảm bảo cũng cần có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan chức năng...
Xin cảm ơn ông.
Cả 3 loại dược liệu nhập từ Trung Quốc là bạch linh, thỏ ty tử và hồng hoa bị làm giả rất nhiều. Kết quả xét nghiệm mẫu bạch linh cho thấy, 80% được làm từ cacbonnat, thỏ ty tử có trộn bột xi măng và hồng hoa phát hiện chất gây ung thư và có cả hóa chất nhưng chưa rõ hóa chất gì nhưng việc sử dụng các hóa chất này đều gây tác hại cho gan, thận... Trong khi đó, đây là ba vị được sử dụng rất thường xuyên trong các thang thuốc. Như bạch linh chữa thẩm thấp, kị tỳ (sử dụng trong bài lục vị) chữa bệnh thận âm hư hồng hoa dùng hoạt huyết cho phụ nữ thỏ ty tử dùng bổ thận...
Theo 24h
Không kiểm soát nổi thuốc giả Tình trạng thuốc giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, diễn biến ngày càng phức tạp. Thuốc giả không chỉ được phát hiện nhiều tại các nhà thuốc tư nhân, dược liệu nhỏ lẻ mà đã thâm nhập vào các chuỗi cung ứng hợp pháp như công ty, bệnh viện... Sử dụng thuốc nên theo tư...