Nỗi lo dịch chồng dịch
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng bất thường như hiện nay, diễn biến phức tạp của các dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết, cùng đó là nguy cơ tái bùng phát Covid- 19 trong cộng đồng… đang đặt ra những thách thức và gánh nặng không nhỏ trong việc ứng phó với tình trạng “dịch chồng dịch”.
Tiêm vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp
Thời điểm hiện tại, dịch bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp ở khu vực Tây nguyên. Kon Tum là địa phương đầu tiên của khu vực Tây nguyên xuất hiện nhiều bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Trước đó, trong tháng 6, tại Kon Tum phát hiện 3 trường hợp bị bệnh bạch hầu nhập viện với triệu chứng đau họng, nuốt khó, họng có giả mạc trắng đục bao phủ vòm họng, không ra máu. Ông Võ Văn Thanh, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết từ đầu năm đến nay, địa phương đã phát hiện 10 ổ dịch với 23 ca dương tính với bệnh bạch hầu, chưa có trường hợp tử vong.
Sở GDĐT Kon Tum cho biết, ở huyện Đăk Tô 36 trường từ bậc mầm non đến THCS đã được nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh. Tại huyện Sa Thầy 37 trường mầm non, tiểu học và THCS sau khi kết thúc chương trình học và kỳ thi học kỳ II năm học 2019-2020 đã được nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh.
Sáng 7/7, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 25 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó có 2 trường hợp đã tử vong. Trong 25 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu thì có những ca không xuất hiện triệu chứng bệnh.
Hiện 19 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông và Trung tâm y tế huyện Krông Nô. Số ca bệnh còn lại đã được điều trị khỏi và xuất viện. Ngành Y tế tỉnh cũng đã tổ chức cách ly, khoanh vùng các ổ dịch đồng thời tổ chức tiêm vaccine cho 3.518 người và cho uống thuốc điều trị dự phòng cho 2.569 người trong và ngoài vùng dịch.
Sáng cùng ngày, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, cho đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh có 13 trường hợp dương tính với bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong.
Theo ông Võ Văn Thanh, nguyên nhân khiến bệnh bạch hầu khởi phát ở một vài địa phương như hiện nay là do một số bộ phận người dân chưa được tiêm chủng vắc xin bạch hầu, đặc biệt là những người dân ở vùng xa, vùng khó khăn. Bên cạnh đó, miễn dịch của vắc xin bạch hầu có giới hạn duy trì được 10 năm và giảm dần theo thời gian nếu không được tiêm bổ sung. Vì những điều kiện vệ sinh không đảm bảo, ý thức chăm sóc sức khỏe và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế còn hạn chế, đã dẫn tới dễ mắc bệnh hoặc mang mầm bệnh bạch hầu, tạo ổ dịch trong cộng đồng.
Như vậy chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, với hơn 30 ca nhiễm bệnh, 3 ca tử vong, dịch bệnh hầu bùng phát ở Tây nguyên trên thực tế còn nguy hiểm hơn cả Covid- 19.
3 ổ dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội
Video đang HOT
Cùng với dịch bạch hầu, nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết cũng đang là mối đe dọa lớn trong cộng đồng. Theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian qua, 12 tỉnh, thành phố gồm Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bến Tre, TPHCM và TP Hà Nội liên tục ghi nhận số mắc sốt xuất huyết.
Riêng tại Hà Nội, thời gian gần đây có ba ổ dịch sốt xuất huyết với những diễn biến rất phức tạp. Cụ thể, theo Sở Y tế Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố có 634 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 28/30 quận, huyện và 198/579 xã, phường, thị trấn. Số lượng bệnh nhân có xu hướng gia tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Trong đó, 3 xã có nhiều bệnh nhân và có ổ dịch diễn biến phức tạp, bao gồm xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ (182 ca), xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (48 ca) và xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (44 ca).
Sở Y tế Hà Nội cho biết, mặc dù ghi nhận số mắc sốt xuất huyết có phần giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng lại đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những tuần gần đây, tạo điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch trên địa bàn thành phố. Nếu không có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với ngành y tế để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch một cách chủ động.
TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt, do virus Dengue gây nên, xuất hiện ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue thường gây thành dịch vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm.
Trong đó đỉnh dịch vào khoảng tháng 8, tháng 9. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt cao, đau mỏi người, đặc biệt là đau đầu, nhức hốc mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, từ khoảng ngày thứ 5 trở đi, bệnh nhân sẽ bắt đầu có dấu hiệu nặng như tụt huyết áp, xuất huyết, cô đặc máu, có thể dẫn đến tử vong.
Tăng cường tiêm chủng để phòng dịch
Một thông tin đáng chú ý là tại TP HCM, dịch Covid-19 đã khiến tỉ lệ tiêm chủng bạch hầu bị chậm so với tiến độ cần đạt. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), tính đến hết tháng 6/2020, tỉ lệ tiêm chủng bạch hầu cho trẻ sinh năm 2019 đã bị chậm khoảng 15% so với tiến độ cần đạt.Trong khi tại thành phố này, hàng năm tỉ lệ tiêm chủng bạch hầu đều đạt trên 95%.
Tại TP Pleiku (Gia Lai), những ngày gần đây số lượng người đến các điểm tiêm chủng tăng đột biến khi có thông tin về bệnh bạch hầu lan nhanh ở làng Bông Hiot, xã Hải Yang, H.Đăk Đoa. Điều này đã khiến các điểm tiêm chủng trên địa bàn bắt đầu rơi vào tình trạng “cháy” vắc xin.
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Những người chưa từng được tiêm chủng đầy đủ vắc xin bạch hầu đều có thể bị bệnh.
Theo số liệu mới nhất từ Chương trình Tiêm chủng Quốc gia, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi trong năm tháng đầu năm 2020 thấp hơn cùng kỳ năm 2019 (37,2%) và chưa đạt tiến độ yêu cầu là khoảng 40%. Tỉ lêệ tiêm vắc xin sởi-rubella, DPT4 cho trẻ18 tháng tuổi lần lượt là 31,2% và 28,9%, thấp hơn năm tháng đầu năm 2019. Riêng tỉ lệ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu ở những địa phương đang diễn biến dịch bệnh bạch hầu phức tạp, chưa tới 50%.
TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Biện pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất hiện nay là chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Ngoài việc tiêm đủ các mũi cơ bản, các hướng dẫn trên thế giới đều khuyến cáo tiêm nhắc để phòng bệnh bạch hầu. Mũi tiêm nhắc cho trẻ lớn (trẻ chuẩn bị đi học) và người lớn sẽ giúp giảm nguồn lây cho trẻ nhỏ và giảm tỉ lệ mắc bệnh ở cộng đồng.
Tỉnh Đắk Lắk: Một trường hợp dương tính với bạch hầu
Chiều 7/7, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa nhận được báo cáo về ca mắc bệnh bạch hầu đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngày 6/7 sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) về trường hợp nghi bệnh bạch hầu, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra thông tin và lấy mẫu xét nghiệm. Theo đó, bệnh nhân là H’B. J. (1968, dân tộc M’Nông, trú tại Buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk). Bệnh khởi phát ngày 4/7 với các triệu chứng sốt, kèm đau họng, nuốt khó… ở nhà tự mua thuốc uống nhưng không bớt. Đến ngày 6/7, bệnh nhân đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Lắk.
Ngay sau đó, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã lấy mẫu gửi Viện vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm. Đến chiều 7/7, kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh bạch hầu dù đã tiêm vắc xin: Chuyên gia lý giải nguyên nhân
Theo sở Y tế tỉnh Gia Lai, trên địa bàn tỉnh có 1 trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu. Cháu bé 4 tuổi, sau 2 ngày nhập viện theo dõi tích cực đã tử vong do biến chứng bạch hầu.
Tử vong vì bạch hầu
Ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai, cho biết đó là bé trai người dân tộc Ba Na, trú tại xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai. Từ 28/6, cháu đã xuất hiện triệu chứng sốt, ho, đau họng. Tưởng con bị ốm thông thường nên gia đình mua thuốc cho bé uống 6 ngày không đỡ.
Sáng 3/7, bé được đưa tới trung tâm y tế huyện Đắc Đoa chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Gia Lai trong ngày. Tuy nhiên, đến sáng sớm 5/7 cháu bé đã tử vong.
Đây là ca bệnh bạch hầu tử vong đầu tiên ở Gia Lai, người thứ 3 tử vong trên cả nước.
Được biết cháu bé này đã được tiêm 3 mũi Quinvaxem trong đó có thành phần vắc xin phòng bạch hầu và đến 18 tháng bé được tiêm nhắc lại mũi thứ 4.
Trước đó, cháu Giàng A Phủ, dân tộc H'Mông, ngụ xã Đăk R'Măng, huyện Đăk Glong, Đắk Nông cũng tử vong do bạch hầu. Ban đầu bệnh nhi sốt, ho, họng có giả mạc, chẩn đoán mắc bạch hầu, điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Sau đó bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Bệnh nhi bị biến chứng bạch hầu tổn thương tim và suy tim rất nặng, cơ tim bị phá hủy, rối loạn nhịp tăng dần, dẫn đến suy giảm chức năng co bóp, khiến tim ngừng đập.
Vì sao đã tiêm vắc xin vẫn mắc?
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết khi đã tiêm chủng đầy đủ thì khả năng phòng bệnh bạch hầu lên tới gần 100%. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng trẻ tiêm đủ mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm đủ mũi dịch vụ các loại vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 đều có thành phần bạch hầu thì khả năng phòng bệnh rất cao.
Bệnh nhân biến chứng bạch hầu
Bác sĩ Khanh cũng cho biết tiêm phòng ngừa bạch hầu là ngăn ngừa độc tố của vi khuẩn chứ không phải ngừa vi khuẩn.
Bạch hầu thường xuất hiện ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa là do nơi đây có tỉ lệ chích ngừa vắc xin phòng bệnh bạch hầu thấp. Khi gặp yếu tố thuận lợi sẽ gây bệnh.
Khi trẻ đã tiêm vắc xin mà vẫn mắc bệnh bạch hầu thì có thể có các khả năng:
- Thứ nhất là người mắc bệnh do không có đủ kháng thể do không tiêm đủ mũi
- Thứ hai là do cộng đồng đó có tỉ lệ tiêm phòng bệnh này thấp, miễn dịch cộng đồng thấp. Các khu vực miền núi, Tây Nguyên tỷ lệ tiêm phòng thấp nên đây luôn được coi là "vùng trũng" tiêm chủng.
Bác sĩ Khanh cho rằng người dân ở các vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp cần hết sức chú ý. Nên tiêm lại cho trẻ khi đủ 4, 5 tuổi và 9-12 tuổi tiêm phòng nhắc lại tiếp, sau đó cứ sau 10 năm phải chích ngừa nhắc lại một lần... Ở người lớn, khu vực có dịch thì người dân cũng nên chủ động tiêm chủng.
Bác sĩ Khanh cho biết biến chứng bạch hầu thường rất nặng. Bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp trên, viêm cơ tim, tổn thương các tế bào cơ tim... Bệnh bạch hầu dễ bị bỏ quên, các ca bệnh bạch hầu đến bệnh viện hầu như đã bị biến chứng.
TS BS. Huỳnh Minh Tuấn - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết để đánh giá hiệu quả của tiêm vắc-xin bạch hầu, có thể thực hiện phản ứng Schick. Nếu phản ứng Schick ( ), có nghĩa là cơ thể không có kháng thể bạch hầu và cần phải tiêm vắc-xin; nếu phản ứng Schick (-), có nghĩa là trong cơ thể đã có kháng thể trung hoà độc tố và không cần tiêm vắc xin.
Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thường được kết hợp với các vắc-xin phòng bệnh khác (ví dụ: uốn ván, ho gà... trong Chương trình tiêm chủng mở rộng) trong cùng 1 mũi tiêm. Lịch tiêm chủng cũng có thể có chút sự thay đổi đối với các đối tượng trẻ nhỏ, trẻ lớn, người lớn, phụ nữ có thai...
Thông thường, trẻ nhỏ cần tiêm 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng, 1 mũi nhắc lại cách 1 năm, tiếp theo sau đó là mũi nhắc lại cách 7-10 năm. Đối với trẻ lớn và người lớn, cần tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, mũi nhắc lại cách 9-12 tháng, tiếp theo sau đó là mũi nhắc lại cách khoảng 10 năm.
Thiếu hàng vạn liều vắc-xin bạch hầu Ngày 4-7, một lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông cho biết ngành y tế tỉnh đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh bạch hầu. Trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại bon Bu N'doh, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp, nâng tổng số...