Nỗi lo của Trung Quốc về nCoV trên thực phẩm nhập khẩu
Trung Quốc cho biết họ nhiều lần phát hiện nCoV trên bao bì thực phẩm đông lạnh nhưng giới chuyên gia đánh giá nguy cơ lây nhiễm khá thấp.
Trung Quốc hôm 24/11 dừng nhập khẩu tôm đông lạnh từ một công ty Ecuador trong một tuần. Tiến sĩ Ngô Tôn Hữu, trưởng nhóm dịch tễ học tại CDC Trung Quốc, tuần trước nói: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hải sản và thịt đông lạnh là vật trung gian đưa virus vào Trung Quốc”.
Người phụ nữ đi qua tủ chứa thực phẩm đông lạnh tại siêu thị ở Bắc Kinh ngày 24/11. Ảnh: AP .
Vấn đề nCoV hiện diện trên bao bì thực phẩm đông lạnh được chú ý do một số đợt dịch bùng phát ở Trung Quốc liên quan đến các chợ thực phẩm bán buôn, tiêu biểu là đợt dịch vào tháng 6 ở ngoại ô Bắc Kinh. Chúng đã khiến Trung Quốc loại bỏ cá hồi hun khói khỏi các kệ siêu thị và dẫn đến nhiều sự việc tương tự trên toàn quốc liên quan đến thịt gà, thịt bò và hải sản từ gần hai chục quốc gia. Tại một số siêu thị, thịt nhập khẩu hiện được dán nhãn ‘không có nCoV’.
Giữa tháng 11, thành phố Tế Nam phát hiện nCoV trên bao bì thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ Brazil, Bolivia, New Zealand. Thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam và thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây thu được mẫu virus trên bao bì thịt lợn nhập khẩu từ Argentina. Giới chức Giang Tô và Sơn Đông cũng tìm thấy nCoV trên bao bì thịt bò từ Argentina. Thành phố Vũ Hán có phát hiện tương tự với lô hàng từ Brazil.
Việc các nhân viên vận chuyển hàng hóa nhiễm nCoV cũng làm tăng thêm nghi ngờ về vấn đề virus trên bao bì. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa đưa ra bằng chứng cho thấy bao bì thực sự là con đường lây truyền. Không loại trừ những người nói trên lây nhiễm theo đường từ người sang người.
Các đối tác thương mại của Trung Quốc, bao gồm Mỹ, New Zealand, Canada và EU, nói rằng họ không rõ phương pháp xác định của Trung Quốc và không thấy bằng chứng rõ ràng rằng sản phẩm của họ mang virus. Mỹ đã đặt câu hỏi liệu các lệnh hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc có dựa trên cơ sở khoa học hay không và cho rằng các lệnh cấm có thể dẫn đến rào cản thương mại không công bằng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gọi cáo buộc của Mỹ là “hoàn toàn vô lý và vô căn cứ”. Các biện pháp của Trung Quốc là “cần thiết vì cần đặt tính mạng của người dân lên trên hết và cần bảo vệ sức khỏe của người dân”, ông nói vào tuần trước.
Trong một tuyên bố với AP, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các trường hợp virus sống được phát hiện trên bao bì có vẻ “hiếm và nhỏ lẻ”. Mặc dù virus có thể “tồn tại lâu dài trong điều kiện bảo quản lạnh”, không có bằng chứng về việc con người mắc Covid-19 từ tiêu thụ thực phẩm, WHO nói.
nCoV chủ yếu lây lan qua đường giọt bắn, tuy nhiên, nó cũng có thể bám trên các bề mặt và giới chức y tế công cộng đã khuyến cáo mọi người rửa tay cẩn thận và tránh tiếp xúc cơ thể với người khác. Trong điều kiện càng lạnh và càng khô thì virus có thể tồn tại trên bề mặt càng lâu. Lau mặt bàn, tay vịn và các bề mặt khác là cách phổ biến để đảm bảo an toàn. Một số người cũng khử trùng túi và hộp họ sử dụng.
Video đang HOT
Các dấu vết virus được tìm thấy trên bao bì có thể lây nhiễm hoặc không lây nhiễm, theo Timothy Newsome, nhà virus học tại Đại học Sydney. Ông cho biết các xét nghiệm độ nhạy cao đang được sử dụng có thể phát hiện cả virus sống và tàn dư virus mà không thể phân biệt được giữa chúng.
“Việc virus tồn tại trên bao bì có thể xảy ra và có thể gây ra một số rủi ro, nhưng chắc chắn có nguy cơ lây nhiễm thấp”, ông nói. “Chúng tôi biết nhiệt độ thấp giúp virus ổn định. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nguy cơ lây truyền qua bề mặt từ những thứ được vận chuyển khá thấp”.
Kết quả xét nghiệm dương tính “không đồng nghĩa với việc đó là virus có khả năng lây nhiễm, có thể là một số dấu vết của virus hiện diện trên bề mặt đó”, Andrew Pekosz, từ Trường Y tế Công cộng Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins, cho biết.
“Tôi không thấy dữ liệu thuyết phục nào cho thấy nCoV trên bao bì thực phẩm có nguy cơ lây nhiễm đáng kể”, ông nói.
BS khuyến cáo: Trẻ ăn 5 loại thực phẩm này quá nhiều có thể mắc các bệnh mãn tính sớm
Hiện nay, nhiều người mắc phải các bệnh mãn tính sớm, độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Các chuyên gia cho rằng, thực phẩm ăn hàng ngày có sự liên quan mật thiết, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ phát triển vị giác rất nhanh, khả năng phân biệt thức ăn cao gấp mấy lần người lớn, một số loại thức ăn có hương vị đậm đà hơn nên sẽ khơi dậy sự thích thú và yêu thích của nhiều trẻ.
Để trẻ có thể ăn nhiều hơn, những thực phẩm này cũng trở thành lựa chọn hàng đầu trên bàn ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều những loại thực phẩm này thường xuyên, trẻ có thể mắc các bệnh mãn tính sớm sau nhiều năm.
Trẻ thường xuyên ăn những thực phẩm này sẽ dễ mắc bệnh mãn tính sớm.
1. Đồ ăn vặt chiên giòn
Loại thực phẩm này tương đối phổ biến ở nhà, phổ biến nhất là bánh quy, bánh mì giòn, quẩy xoắn, v.v. Nguyên nhân khiến loại thực phẩm này bị giòn chủ yếu là do trong đó có một lượng lớn chất béo hoặc một số chất béo thêm thành phần vượt quá tiêu chuẩn.
Những loại thực phẩm này nếu ăn quá thường xuyên, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra tình trạng thừa cân.
2. Những loại nước chấm nêm
Hiện nay có rất nhiều loại nước hoặc gia vị chế biến thành đồ chấm, đồ trộn thêm vào thức ăn để tăng hương vị, đó là nước sốt salad, nước sốt thịt bò hay nước sốt cà chua thông thường, những sản phẩm này đều chứa nhiều thành phần phụ gia hơn chúng ta tưởng.
Vì các chất được trộn lẫn có nhiều loại và hàm lượng đường quá cao, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vị giác bình thường mà còn có thể gây ra máu độ nhớt tăng, trong lâu dài dễ dẫn đến bệnh tim mạch.
3. Thực phẩm đông lạnh nhanh
Có nhiều món ăn được chế biến sẵn, sau đó cấp đông bán sẵn, ví dụ như bánh bao cấp đông nhanh, những viên đồ ăn cấp đông nhanh,... dù công nghệ bảo quản hiện nay ngày càng phát triển sẽ không ảnh hưởng đến các thành phần trong món ăn, đồng thời chất dinh dưỡng cũng không bị mất đi một lượng lớn.
Tuy nhiên, vì không thể xác định được thực phẩm đang ở trạng thái đông lạnh, các thành phần chất phụ gia bổ sung thường vượt quá tiêu chuẩn.
Hoặc việc đông lạnh lặp đi lặp lại trong quá trình vận chuyển và cho đến khi mua hàng về sử dụng có thể có những lúc thực phẩm bị rã đông hoặc thay đổi nhiệt độ bảo quản, điều này tương đối không có lợi cho sức khỏe, vì vậy bạn nên cố gắng ăn ít thực phẩm đông lạnh hơn.
4. Sản phẩm thịt chế biến sẵn
Không cần phải nói thêm về mối nguy hại của loại sản phẩm thịt chế biến sẵn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ bởi chúng thường ẩn chứa nhiều chất béo hơn chúng ta nghĩ.
Ngoài ra, hàm lượng nitrit trong thực phẩm chế biến sẵn tương đối cao, không chỉ chứa hàm lượng độc tính cao mà còn ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn của cơ thể, đồng thời có nguy cơ gây ung thư, do vậy không nên cho trẻ ăn quá nhiều.
5. Món ăn cũ để bảo quản quá lâu
Trên thực tế, hàm lượng nitrit trong thức ăn để qua đêm hoặc bảo quản lâu
cũng tương đối cao, đặc biệt là thức ăn để qua đêm có xu hướng tích tụ muối và thay đổi về chất lượng.
Do đó, chúng ta nên chú ý hạn chế tối đa sử dụng thức ăn thừa. Nếu để thức ăn qua đêm trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ mà các chất độc hại sẽ được cơ thể hấp thụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những loại thực phẩm này rất phổ biến trong cuộc sống, vì bản thân món ăn có mùi vị thơm ngon hơn và tự nhiên rất được trẻ em yêu thích.
Tuy nhiên, ăn loại thực phẩm này trong thời gian dài không chỉ khiến cơ thể trẻ thừa mỡ mà việc bổ sung quá nhiều đường và dầu mỡ cũng dễ dẫn đến tăng độ nhớt của máu.
Trong những năm gần đây, các bệnh mãn tính ngày càng trẻ hóa, vì vậy chúng ta phải bắt đầu thay đổi ngay từ cách ăn uống hàng ngày trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Tập đoàn Kido phát hành hơn 23 triệu cổ phiếu hoán đổi cổ phần KDF, cổ đông Kido Foods "lãi kép" Trước đó Tập đoàn Kido đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi cổ phần Kido Foods để sáp nhập công ty. CTCP Tập đoàn Kido (mã chứng khoán KDC) công bố Giấy chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng. Thời gian phát hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày được UBCKNN cấp Giấy chứng...