Nỗi lo của người Afghanistan khi Taliban trở lại nắm quyền
Nhiều người Afghanistan lo ngại việc Taliban quay trở lại nắm quyền có thể khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn.
Cảnh chen lấn di tản ở sân bay Kabul
Một tay súng Talibal ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 16/8 (Ảnh: WSJ).
Sau khi chiếm được thủ đô Kabul, tiến vào dinh tổng thống và tuyên bố chiến tranh kết thúc hôm 16/8, Taliban hứa hẹn một kỷ nguyên hòa bình mới ở Afghanistan. Taliban tuyên bố sẽ ân xá cho những người đã đối đầu với họ trong suốt 20 năm qua và đưa cuộc sống của người dân Afghanistan trở lại bình thường.
Mặc dù vậy, nhiều người Afghanistan vẫn không thể quên sự lãnh đạo hà khắc của Taliban. Những người sống trong các khu vực do các tay súng Hồi giáo của Taliban kiểm soát trong những năm gần đây ngày càng sợ hãi khi Taliban trỗi dậy mạnh mẽ, kiểm soát cả đất nước, còn các lực lượng quốc tế lần lượt rút khỏi Afghanistan.
Theo AP , có những dấu hiệu cho thấy Taliban sẽ biến cuộc sống ở Afghanistan quay trở lại giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2001, trước khi lực lượng này bị Mỹ đánh bật ở Afghanistan sau vụ tấn công khủng bố 11/9.
Nhiều người lo ngại rằng Taliban sẽ xóa bỏ những thành tựu tốt đẹp mà phụ nữ và người dân tộc thiểu số tại Afghanistan có được trong 20 năm qua, trong khi hạn chế hoạt động của các nhà báo và nhân viên tổ chức phi chính phủ.
Cả một thế hệ người Afghanistan được nuôi dưỡng với hy vọng xây dựng một nhà nước dân chủ, hiện đại, nhưng giấc mơ đó dường như đã tan biến trước sự lớn mạnh không ngừng của Taliban, theo AP .
Khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul sáng 15/8, một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy chủ một tiệm làm đẹp đã phải sơn lại các tấm áp phích có hình phụ nữ. Các thanh niên đua nhau về nhà thay quần jean, áo phông bằng trang phục truyền thống.
Hình quảng cáo phụ nữ mặc váy cưới bị cắt bỏ ở Afghanistan (Ảnh: Tolo News).
Các cửa hàng, văn phòng chính phủ và trường học vẫn đóng cửa tại các thành phố bị Taliban chiếm giữ trong những ngày gần đây. Nhiều người dân ở yên trong nhà hoặc chạy trốn đến Kabul vì lo ngại an ninh.
Một sinh viên đại học 25 tuổi làm việc cho một tổ chức phi chính phủ ở phía tây thành phố Herat, khu vực rơi vào tay Taliban tuần trước, cho biết cô đã không rời khỏi nhà trong nhiều tuần vì các cuộc giao tranh. Khi nói chuyện với những người dân khác, cô biết rằng có rất ít phụ nữ ra ngoài đường, kể cả các nữ bác sĩ. Họ ở nhà cho đến khi tình hình ổn định hơn.
“Tôi không thể đối mặt với các tay súng Taliban. Tôi không có thiện cảm với họ. Không ai có thể thay đổi lập trường của Taliban về phụ nữ và các bé gái. Họ chỉ muốn phụ nữ ở trong nhà”, nữ sinh viên tiết lộ.
Taliban đã đưa ra các tuyên bố nhằm trấn an người dân Afghanistan. Taliban nói rằng sẽ không có các cuộc tấn công trả thù nhằm vào những người làm việc cho chính phủ cũ hoặc các cơ quan an ninh của chính phủ, ngoài ra “tính mạng, tài sản và danh dự” của những người này sẽ được tôn trọng.
Taliban cũng kêu gọi người dân Afghanistan ở lại đất nước và đã cam kết tạo ra một “môi trường an toàn” cho các doanh nghiệp, đại sứ quán và các tổ chức từ thiện địa phương và nước ngoài.
Tuy nhiên, một số hành động của Taliban lại cho thấy một thông điệp khác.
Theo Ủy ban Nhân quyền Độc lập, vào tháng trước, sau khi chiếm được khu vực Malistan ở tỉnh Ghazni, các tay súng Taliban đã đi từng nhà để tìm kiếm những người từng làm việc với chính phủ, giết hại ít nhất 27 thường dân, làm bị thương 10 người khác và cướp phá nhà cửa.
Trước đó, trong giai đoạn nắm quyền ở Afghanistan, Taliban cấm phụ nữ và trẻ em gái ra ngoài làm việc hoặc tới trường. Phụ nữ bắt buộc phải mặc trang phục kín và phải đi cùng người thân là nam giới.
“Khoảng cách giữa các tuyên bố chính thức của Taliban với các lập trường hạn chế được Taliban áp dụng trên thực tế cho thấy, Taliban cần nhiều thời gian mới đạt được sự đồng thuận nội bộ về các chính sách của chính họ”, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York cho biết trong một báo cáo vào năm ngoái.
Nhiều chuyến bay phải lượn tròn, quay đầu khỏi Kabul
Ngày 15/8, một chuyến bay cất cánh từ Dubai đã hủy hạ cánh xuống sân bay Kabul ở Afghanistan và quay đầu về nước trong bối cảnh các tay súng Taliban bao vây thủ đô này.
Một máy bay chở khách Boeing 737 của flydubai. Ảnh: Reuters
Tờ Bloomberg dẫn dữ liệu theo dõi từ trang FlightRadar24 cho hay chiếc Boeing 777 thuộc hãng hàng không Emirates của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất dự kiến hạ cánh tại sân bay quốc tế Kabul vào lúc 2h30 chiều cùng ngày. Tuy nhiên, khi đến không phận Kabul, chiếc Boeing lại không hạ cánh mà lượn vòng tròn trên không rồi quay đầu về nước.
Một đại diện của hãng Emirates bình luận với Reuters rằng: "Chúng tôi đang giám sát diễn biến xung quanh tình hình tại Afghanistan, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đảm bảo an toàn cho dịch vụ của chúng tôi.
Một hãng hàng không khác của Dubai là flydubai cũng thông báo dừng các dịch vụ tại thủ đô của Afghanistan cho đến khi có thông báo thêm. Trước đó cùng ngày, một chiếc Boeing 737 của flydubai cất cánh đã quay đầu về nước khi đang trên hành trình từ Dubai đến Kabul.
Tương tự, một chiếc Airbus A320 của hãng Air India (Ấn Độ) cất cánh từ New Delhi đến Kabul cũng phải lượn vòng trên không ít phút trước khi quyết định hạ cánh vào lúc 2h32 chiều 15/8, muộn 45 phút so với giờ dự kiến.
Các chiến binh Taliban đã tiến vào ngoại ô Kabul vào ngày 15/8 trong khi Mỹ và các quốc gia khác gấp rút sơ tán công dân của họ khỏi quốc gia Nam Á này. Theo hãng tin AP, lực lượng Taliban hiện nắm giữ tất cả các cửa khẩu biên giới, khiến sân bay Kabul trở thành con đường duy nhất để rời khỏi Afghanistan. (Xem video sân bay Kabul chật kín người trước giờ Taliban tiếp quản quyền lực. Nguồn: WSJ)
Người Afghanistan ồ ạt tháo chạy, Taliban lên tiếng trấn an Taliban đã lên tiếng trấn an sau khi hàng nghìn người Afghanistan ồ ạt kéo đến sân bay ở thủ đô Kabul để tìm cách rời khỏi đất nước. Cảnh chen lấn di tản ở sân bay Kabul Người Afghanistan trèo lên máy bay để chờ sơ tán ở sân bay Kabul ngày 16/8 (Ảnh: AFP). Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày...