Nỗi lo của Nga từ việc Trung Á tìm cách thu hút thương mại và đầu tư phương Tây
Các quốc gia Trung Á đang đơn giản hóa thủ tục hải quan để thu hút nhiều thương mại và đầu tư từ phương Tây hơn.
Nhưng Moskva lo ngại rằng thương mại tự do hơn ở Trung Á sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới kinh doanh “bỏ qua” Nga.
Phó Thủ tướng Kazakhstan kiêm Bộ trưởng Kinh tế Nurlan Baibazarov phát biểu tại lễ khai mạc diễn đàn B5 1 ở Almaty ngày 14/3. Ảnh: Chính phủ Kazakhstan (gov.kz)
Theo mạng tin Eurasianet, các quốc gia Trung Á đang nỗ lực dỡ bỏ các rào cản thương mại, giải quyết điều kiện tiên quyết cho việc hình thành một thị trường khu vực thống nhất. Những nỗ lực ngoại giao gần đây dường như đã thu hút sự chú ý của Điện Kremlin, vốn lo ngại rằng thương mại tự do hơn ở Trung Á sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới kinh doanh “bỏ qua” Nga.
Việc tạo ra một thị trường Trung Á thống nhất cho phép hàng hóa và dịch vụ di chuyển liên tục là mục tiêu trọng tâm của kế hoạch kinh tế khu vực do Mỹ hỗ trợ, được gọi là quy trình B5 1. Kế hoạch này, được đưa ra vào tháng 3 năm nay, kêu gọi năm quốc gia Trung Á – Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan – đi đầu trong việc thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực và đa dạng hóa các tuyến xuất khẩu.
Với các hoạt động ngoại giao sôi động vào giữa tháng 4 vừa qua, các nhà lãnh đạo Trung Á dường như có ý định khám phá tiềm năng của B5 1. Cơ sở lý luận của B5 1 cho rằng một Trung Á với thủ tục hải quan được đơn giản hóa, cùng với các cơ chế hiệu quả để bảo vệ quyền sở hữu và giải quyết tranh chấp thương mại, sẽ thu hút thêm thương mại và đầu tư của phương Tây. Điều đó sẽ giúp tuyến đường thương mại “Hành lang giữa” (Tuyến đường vận tải quốc tế xuyên Caspian -TITR) trở thành lựa chọn sinh lợi nhất cho chính quyền và doanh nghiệp khu vực.
Vào ngày 18/4, tại cuộc gặp giữa Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và người đồng cấp Tajikistan Emomali Rahmon, hai bên đã đạt được 28 thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, trong đó có hai thỏa thuận nhằm mục đích tạo thuận lợi cụ thể cho thương mại Uzbekistan – Tajikistan, một thỏa thuận nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, đường sắt và đường hàng không, và một thỏa thuận khác bao gồm các quyền “sở hữu công nghiệp”.
Trước chuyến thăm của ông Mirziyoyev, khoảng 600 quan chức và giám đốc điều hành doanh nghiệp từ cả hai nước đã tham dự một diễn đàn đầu tư ở Dushanbe, thủ đô của Tajikistan. Theo Bộ Thương mại Uzbekistan, những người tham gia quan tâm nhất đến việc phát triển các dự án chung trong lĩnh vực khai thác mỏ và năng lượng xanh. Họ cũng tập trung vào việc mở rộng thương mại.
Video đang HOT
Hãng tin Tajikistan Asia-Plus đưa tin hai nước đang hợp tác để tạo ra một khu vực thương mại tự do tại cửa khẩu biên giới Oybek-Fotekhobod, cũng như xây dựng một trung tâm hậu cần tại Andarkhan ở Thung lũng Ferghana. Ngoài ra, hãng thông tấn Khovar chính thức của Tajikistan cho biết hai nước đang chuẩn bị loại bỏ các giấy phép gây tốn thời gian tại các điểm biên giới Uzbekistan – Tajikistan với xe tải chở hàng quá cảnh qua hai nước. Số liệu thống kê thương mại chỉ ra rằng lưu lượng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải liên quốc gia đã tăng lên ở Trung Á vào đầu năm 2024.
Theo các số liệu chính thức của Tajikistan, kim ngạch thương mại song phương đạt tổng cộng 505 triệu USD vào năm 2023. Tuy nhiên, các quan chức đặt mục tiêu tăng kim ngạch hàng năm lên 2 tỷ USD “trong những năm tới”.
Con số tương tự – 2 tỷ USD – là mục tiêu kim ngạch song phương được Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đề cập sau khi ông ký một loạt thỏa thuận song phương với Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov vào ngày 19/4. Hai trong số đó liên quan đến các biện pháp nhằm giảm bớt rào cản vận chuyển xuyên biên giới.
Sau cuộc hội đàm với ông Japarov, Tổng thống Tokayev đã tổ chức điện đàm với người đồng cấp Uzbekistan Mirziyoyev vào ngày 23/4. Mặc dù có rất ít thông tin chi tiết về nội dung của cuộc điện đàm đó, nhưng thương mại khu vực có thể là một chủ đề. Cơ quan báo chí của Tổng thống Tokayev lưu ý: “Sự phát triển năng động của quan hệ song phương và hợp tác ở cấp khu vực đã được nhấn mạnh”.
Tất cả những động thái ở Trung Á nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại dường như đang khiến Nga lo lắng. Một báo cáo về những diễn biến ngoại giao gần đây ở Trung Á, được xuất bản ngày 21/4 bởi tờ Nezavisimaya Gazeta của Điện Kremlin, đã tìm cách hạ thấp tiềm năng của một thị trường tự do trên toàn khu vực.
Nezavisimaya Gazeta dẫn lời chuyên gia về Trung Á Serdar Aitkov chỉ ra rằng Turkmenistan sẽ vẫn là trở ngại lớn trong tương lai gần đối với những nỗ lực thúc đẩy kết nối khu vực. Một trong những vấn đề của Turkmenistan là nguồn cung “nhân sự có trình độ chuyên môn để tổ chức hợp tác quốc tế” đang thiếu trầm trọng. Mặc dù điều đó có thể xảy ra, nhưng mối quan tâm của Ashgabat trong việc mở rộng thương mại khu vực dường như tương đối cao, được chứng minh thông qua phái đoàn lớn mà chính Phủ Turkmenistan đã cử đến dự hội nghị B5 1 khai mạc ở Almaty.
Trong khi đó, Alexander Knyazev, nhà nghiên cứu tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), một trong những trường đại học uy tín nhất của Nga, mô tả cuộc thảo luận về hội nhập kinh tế khu vực là quá sớm, lưu ý rằng không có cuộc thảo luận thương mại đa phương nào đạt được tiến bộ trong việc hình thành một thị trường chung. Theo chuyên gia Knyazev, sự kết hợp của các hiệp định song phương chứ không phải là “các khuôn khổ đa phương ảo tưởng” sẽ định hình thương mại khu vực và chúng sẽ chi phối đến tầm nhìn của B5 1. Cụ thể, các hiệp định song phương giúp các quốc gia trong khu vực dễ dàng tìm thấy điểm chung hơn.
Kazakhstan, Uzbekistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga
Nhiều yếu tố đã làm thay đổi quan điểm của Uzbekistan và Kazakhstan trong hợp tác với Nga về khí đốt.
(Từ trái sang) Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tại cuộc gặp ở Moskva ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của chuyên gia Cosimo Antonio Strusi thuộc Viện Phân tích Quan hệ Quốc tế (IARI), việc hợp nhất liên minh ba bên với Kazakhstan và Uzbekistan cho phép Nga tìm ra một lối thoát mới để xuất khẩu khí đốt tự nhiên, sau khi Moskva ngày càng rời xa thị trường châu Âu. Ở cấp độ địa chính trị, thỏa thuận này sẽ cho phép Nga khai thác vị thế là nhà cung cấp năng lượng để tăng cường ảnh hưởng ở Trung Á.
Cụ thể, cuối tháng 2 vừa qua, hãng thông tấn Gazeta.uz (Uzbekistan) đưa tin Chính phủ Uzbekistan dự định phân bổ 500 triệu đô la Mỹ để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm tăng hiệu quả. Khoản đầu tư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường nhập khẩu khí đốt của Nga vào quốc gia Trung Á này, từ 9 tỷ mét khối như thỏa thuận ban đầu với Gazprom, lên 32 tỷ mét khối mỗi ngày.
Các bên đã đạt thỏa thuận chính thức hóa việc Nga gia nhập thị trường năng lượng Trung Á vào tháng 6/2023, nhân dịp Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg với sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Uzbekistan là Shavkat Mirziyoyev và người đồng cấp Kazakhstan là Kassym-Jomart Tokayyev.
Thỏa thuận đã thiết lập liên minh khí đốt ba bên giữa Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Đây là một dự án do Điện Kremlin đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn năng lượng này trong không gian hậu Xô Viết. Nga bắt đầu cung cấp khí đốt cho hai nước trên chính thức từ ngày 7/10/2023.
Nguồn gốc thỏa thuận và tác động địa chính trị
Ý tưởng thành lập liên minh khí đốt trên nảy sinh trong cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông Tokayev vào tháng 11/2022, với khả năng có sự tham gia của nước láng giềng Uzbekistan. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, chính phủ hai nước Trung Á tỏ ra không quan tâm nhiều đối với dự án, có lẽ do lo ngại bị trừng phạt từ phương Tây trong thời điểm nhạy cảm liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Sau đó, cả hai nước dần dần từ bỏ thái độ thờ ơ ban đầu, chấp nhận đề xuất của Nga và tham gia vào các cuộc đàm phán và ký kết thỏa thuận lịch sử.
Có rất nhiều lý do khiến cả Uzbekistan và Kazakhstan từ bỏ quan điểm ban đầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Á trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023. Bất chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cả Kazakhstan và Uzbekistan cũng như những nước khác trong khu vực đã phải đối mặt với tình trạng mất điện và thiếu khí đốt liên tục trong những tháng mùa đông.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu năng lượng có thể khác nhau, nhưng trong số các yếu tố quan trọng nhất, nhu cầu nội địa tăng lên và cơ sở hạ tầng yếu kém đã đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, ở Uzbekistan, cuộc khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn do lựa chọn của chính phủ loại bỏ một phần khí đốt sản xuất trong nước khỏi tiêu dùng trong nước, với mục đích phân bổ cho thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Chỉ trong giai đoạn gay gắt nhất của cuộc khủng hoảng mùa đông, Tashkent mới quyết định đình chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, trước sự phản ứng của người dân.
Thứ hai là thực tế không có đối tác và giải pháp thay thế khí đốt Nga nào mà đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực.
Việc thành lập liên minh khí đốt ba bên sẽ cho phép Nga vượt qua, ít nhất một phần, những khó khăn kinh tế mà nước này phải đối mặt sau khi quan hệ với châu Âu ngày càng xấu đi.
Trong ngắn hạn, nguồn cung khí đốt từ Moskva chắc chắn cũng sẽ hữu ích cho Uzbekistan và Kazakhstan, giúp tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông mới, cũng như được hưởng lợi từ các khoản đầu tư do Nga thúc đẩy để tăng cường cơ sở hạ tầng địa phương. Đồng thời, nguồn cung cấp năng lượng của Nga có thể cho phép các nước Trung Á này khởi động lại xuất khẩu sang Trung Quốc, từ đó sẽ có thể hưởng lợi từ việc mua khí đốt với mức giá phải chăng để đáp ứng nhu cầu của mình.
Trong trung và dài hạn, thỏa thuận này dường như củng cố vai trò của Nga trong các động lực địa chính trị ở Trung Á, tái khẳng định vị thế của Moskva với tư cách là đối tác kinh tế, đồng thời là nhà bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực.
WSJ: Chip Mỹ chảy từ Trung Quốc tới Nga qua Trung Á Các tuyến thương mại xuyên khu vực ngày càng quan trọng đối với Nga nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng của Trung Quốc sang Kazakhstan đã tăng mạnh kể từ khi xung đột ở Ukraine. Ảnh: WSJ Nga đang tăng cường nhập khẩu hàng...