Nỗi lo bị “hà bá” nuốt xuống sông trong mùa mưa bão
Hàng chục hộ dân ở xã Đại Thạnh (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) thấp thỏm lo âu khi mùa mưa lũ đến gần nhưng nhà cửa, ruộng vườn đã bị nước sông Thu Bồn “liếm” gần sát… Nguy cơ mất nhà cửa, ruộng vườn hiện hữu nếu không được làm kè để bảo vệ.
Đại Thạnh là một xã trung du của huyện Đại Lộc (Quảng Nam), chiều dài xã nằm dọc theo con sông Thu Bồn; vài năm qua, tình hình sạt lở bờ sông xảy ra rất nghiêm trọng, đe dọa đến hàng chục ngôi nhà của dân ở ven sông này.
Trước đây, bờ sông cách vườn nhà mấy chục mét nhưng nay đã ăn sát nhà, nguy cơ lũ cuốn trôi nhà cửa trong mùa mưa bão đang cận kề
Trao đổi với PV Dân trí, bà Trần Thị Bảy (60 tuổi, trú thôn Hanh Tây, xã Đại Thạnh) không khỏi lo lắng, bất an vì sông đã ăn sâu vào gần nhà. Bà lo lắng khi nhà mình không biết sẽ bị trôi xuống sông khi nào vì hiện tại, vách nhà chỉ cách bờ sông khoảng hơn chục mét.
“Mấy năm nay, dù không có lũ lớn nhưng bờ sông Thu Bồn vẫn cứ sạt lở và ăn vào tận sân nhà. Trước đây, bờ sông cách nhà mấy chục mét nhưng giờ chỉ còn hơn 10m. Cứ đà này thì không lâu nữa nhà tôi và một số nhà xung quanh trôi sông mất. Mong chính quyền có biện pháp cứu giúp chứ dân nghèo chúng tôi không biết làm sao”, bà Bảy lo lắng.
Người dân lo lắng vì tình trạng sông Thu Bồn bị sạt lở mạnh hiện nay
Theo người dân ở một số thôn tỏng xã Đại Thạnh, trước đây để chống sạt lở người dân đã trồng 2-3 lớp hàng tre nhưng không ăn thua. Mỗi năm sông “ăn” vào vài mét và đến nay, chỉ còn 1 hàng tre duy nhất để bảo vệ vườn nhà của người dân nhưng không biết hàng tre này còn chịu được đến bao giờ.
Cái khó nhất của việc sạt lở bờ sông Thu Bồn là sông không “ăn” một đoạn liên tiếp mà “liếm” từng đoạn khoảng vài chục mét và kéo dài 5-6 km khiến cho việc chống sạt lở vô cùng khó khăn.
Video đang HOT
Theo thống kê của UBND xã Đại Thạnh, tổng diện tích đất sạt lở trên địa bàn xã từ năm 2010-2016 là 4,3ha. Diện tích bị lở bình quân hàng năm là 1ha; trong đó có tổng số 7 hộ ở thôn Tây Lễ và Hanh Tây cần phải di dời khẩn cấp vì vườn nhà chỉ cách bờ sông từ 3-10m. Có 15 hộ khác có nguy cơ sạt lở cần phải di dời.
Người dân lo lắng với trình trạng sạt lở bờ sông Thu Bồn
Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Minh Nam – Chủ tịch UBND xã Đại Thạnh – cho biết, tình trạng sạt lở trên địa bàn hiện đáng báo động. Cán bộ và người dân trong xã rất lo lắng.
“Nguyên nhân sạt lở là do lũ lụt hàng năm ăn sâu vào đất liền, tới trước sân nhà của dân. Do Đại Thành là một xã miền núi khó khăn, các hộ làm nhà bán kiên cố, quỹ đất bố trí không có, chưa xây dựng nhà tránh lũ tập trung… nên địa phương không thể thực hiện biện pháp di dời dân”, bà Nam cho hay.
Hiện người dân cũng như lãnh đạo xã Đại Thạnh mong muốn UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Đại Lộc nhanh chóng có biện pháp để xây kè sông ở 3 thôn Hanh Đông, Hanh Tây và Tây Lễ với chiều dài khoảng 2.000m nhằm mục đích cứu nhà dân, bảo vệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nhất là đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão.
Công Bính
Theo Dantri
Nơi níu dây, cõng học sinh qua suối: Cần lắm một cây cầu!
Có mặt tại nơi xuất hiện đoạn video clip hai người đàn ông cõng một nhóm học sinh, tay níu sợi dây cáp rồi đi trên ống nước bắc qua dòng suối dữ, nước chảy xiết, người dân nơi đây bày tỏ mong ước có một cây cầu để đi lại thuận lợi và an toàn.
Ngày 25/9, PV Dân trí đã vượt quãng đường hàng trăm km đường rừng núi để có mặt tại thôn Tân Sơn, xã miền núi Sơn Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, nơi xuất hiện đoạn video clip hai người đàn ông cõng một nhóm học sinh, tay níu sợi dây cáp rồi đi trên ống nước bắc qua suối Khe Dứa.
Con suối khe Dứa giờ nước đã rút xuống khoảng 2 mét
Hai người đàn ông cõng học sinh vượt suối bằng đường ống nước thuỷ lợi là anh Nguyễn Long Khánh (SN 1979), trú tại thôn Tân Sơn và một người hàng xóm của anh.
Theo lời kể của anh Khánh, lúc đó 2 con trai của anh là cháu Nguyễn Hoàng Anh (SN 2011) và Nguyễn Hoàng Việt (SN 2009) đang trên đường đi học về, vì nước suối dâng cao nên không về nhà được, anh Khánh đã cùng một người khác phải vượt qua suối bằng đường ống nước thủy lợi để cõng con về.
"Ở chỗ này cứ mưa to là nước Khe Dứa lại dâng cao, hôm nay nước rút rồi chứ mấy hôm trước không thể ra ngoài được, muốn ra ngoài chỉ có cách phải vượt qua đường ống nước này thôi, bình thường cháu đi học thì vẫn có thể lội qua suối, hoặc nước to thì tôi cho cháu nghỉ học, nhưng hôm đó cháu trên đường đi học về nhưng nước dâng cao và chảy xiết, các cháu gọi ra đón về nên tôi phải cõng cháu qua đường ống này, biết là nguy hiểm nhưng buộc phải đưa con về chứ không biết làm cách nào khác", anh Khánh kể lại.
Độ cao từ ống sắt xuống suối khoảng 6 mét, nhưng những lúc lũ lớn, nước đổ về vượt quá ống sắt khoảng 50cm
Được biết đây là khu vực định cư của 8 hộ dân với 33 nhân khẩu và có một số hộ bán định cư, trong đó có 10 em học sinh đang theo học tại các trường trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, hầu hết các hộ dân đều đến đây xây dựng kinh tế mới. Ngoài ra, đây còn là nơi canh tác của rất nhiều hộ dân thuộc thôn Tân Sơn và Bắc Sơn của xã Sơn Hóa.
Người dân nơi đây cho biết, bình thường họ dùng lưới sắt chặn đá, ngăn dòng nước nơi đoạn suối cạn, không cho nước chảy xiết để dễ đi lại hơn. Tuy nhiên, cứ mỗi lần mưa lớn hoặc có lũ về làm nước suối dâng cao là cả khu vực bị cô lập, do vậy nhiều người bất đắc dĩ đã phải đi ra ngoài bằng đường ống thủy lợi.
Ông Cao Tiên (SN 1963), một người dân trú tại thôn Tân Sơn cho biết: "Dân ở đây lâu nay đi ra ngoài bằng cách băng qua một đoạn suối cạn gần đường chính, nhưng đến mùa mưa lũ, nước đổ về lớn làm suối dâng cao thì không thể ra ngoài được, chẳng còn cách nào khác nên chúng tôi mới phải đi bằng đường ống nước này, ngày trước lũ về đã làm gãy ống nước thủy lợi một lần rồi, ống này mới được lắp lại".
Đứng bên dòng suối dữ, anh Khánh cũng như các hộ dân nơi đây bày tỏ mong muốn được các cấp ban ngành cũng như các tổ chức, các nhà hảo tâm xem xét và sớm đầu tư cho bà con nơi đây một cây cầu để họ đi lại được thuận lợi và an toàn hơn trong những ngày mưa lũ.
"Không chỉ bản thân tôi mà người dân thôn Tân Sơn ở bên này suối đều mong muốn được đầu tư một cây cầu để đi lại thuận lợi và an toàn hơn trong mùa mưa lũ", anh Nguyễn Long Khánh
Trao đổi với PV Dân trí, tại hiện trường, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Sơn Hoá cho biết, từ trước tới nay xã chưa có đề xuất làm cầu qua con suối này, nhưng cũng đã nghe thôn báo cáo lên. Tuy nhiên Sơn Hoá là một xã miền núi đặc biệt khó khăn nên có nhiều vấn đề cần phải đầu tư, đặc biệt như trường học hoặc các công trình phúc lợi khác quan trọng hơn thì cần phải được ưu tiên trước.
Xã cũng từng có ý định đề xuất làm ngầm tràn, tuy nhiên ngầm tràn thì cũng tốn kém và về mùa mưa lũ cũng không đi qua được. Còn muốn làm cầu kiên cố thì kinh phí rất lớn, có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.
"Nhu cầu của bà con là chính đáng, nếu nơi đây được đầu tư được một cây cầu thì không chỉ người dân thôn Tân Sơn mà chính quyền địa phương xã cũng rất vui mừng, bởi khi có cầu thì người dân bên này sẽ có điều kiện để phát triển được kinh tế hơn", ông Dũng bày tỏ.
Nếu được đầu tư xây dựng một cây cầu thì không chỉ người dân, học sinh đi lại an toàn mà còn là cơ hội để bà con nơi đây phát triển kinh tế
Trước thực trạng người dân thôn Tân Sơn bị cô lập trong mùa mưa lũ, ông Dũng cũng trăn trở: "Thực tế tôi rất lo vào những ngày mưa lũ về mà bà con bên này bị đau ốm hoặc có vấn đề gì đột xuất thì rất nguy hiểm nếu phải đi qua con suối này. Còn về vấn đề học hành, xã đã có chủ trương cho học sinh nghỉ học những ngày mưa lớn để đảm bảo an toàn cho các em, đồng thời yêu cầu nhà trường tổ chức dạy bù sau".
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình cho biết, sau khi nhận được thông tin trên trang mạng xã hội cũng như qua kênh báo chí, Sở đã chỉ đạo chính quyền địa phương huyện Tuyên Hoá và xã Sơn Hoá trực tiếp kiểm tra, nắm tình hình và báo cáo cụ thể để Sở có phương án đề xuất lên cấp trên nếu nơi đây cần thiết đầu tư một cây cầu.
Đặng Tài - Tiến Thành
Theo Dantri
Rà lại chi phí cắt cỏ, Hà Nội sẽ tiết kiệm được 700 tỷ đồng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau 6 lần họp thành phố mới làm rõ được khoản tiền hơn 800 tỷ đồng mỗi năm gần như chỉ để dùng cho việc cắt cỏ chứ chưa có chăm sóc cây xanh nên rất vô lý. Sau khi rà lại, chi phí sẽ giảm xuống chỉ còn... 178 tỷ. Đại lộ...