Nỗi lo âu của cậu học trò mồ côi đỗ ĐH Dược HN
Mất bố ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Đậu Anh Tuấn gắng gượng vượt nỗi đau và thi đỗ ĐH Dược Hà Nội với số điểm 25,5. Nhập học được ít ngày, cậu học trò quê Hà Tĩnh đã bươn bả đi tìm việc làm thêm để có tiền trang trải chi phí học tập.
Tuấn không biết rồi ra sẽ xoay xở thế nào cho chặng đường dài phía trước trong khi sau Tuấn còn 4 người em đang ăn học. Ở quê, thu nhập của mẹ chỉ dựa vào 4 sào ruộng cấy.
Về xóm Mỹ Yên (xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), chúng tôi hỏi thăm nhà em Đậu Anh Tuấn, học sinh Trường THPT Năng Khiếu Hà Tĩnh. Căn nhà nhỏ cấp 4, nằm sát bên mép ruộng. Nhìn Tuấn say sưa, miệt mài bên sách vở, chẳng mấy ai có thể ngờ rằng cậu đã phải cố nén trong mình nỗi đau quặn lòng. Ngay trước khi Tuấn dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, người bố thân yêu của em vĩnh viễn ra đi vì căn bệnh ung thư não. Trong nỗi đau thương, Tuấn vùi đầu vào học, hoàn thành kỳ thi quan trọng nhất trong đời.
“Trước lúc ra đi, bố chỉ có một tâm nguyện duy nhất là em thi đậu đại học để sau này có thể chăm lo cho các em và các mẹ. Em sẽ cố gắng hết sức mình để bố được yên lòng” – Tuấn tâm sự.
Kết quả thi đã không phụ những cố gắng của Tuấn: em hoàn thành xuất sắc kỳ thi tốt nghiệp THPT với số điểm 52. Với thành tích 3 năm liền là học sinh giỏi tỉnh, Tuấn đã đặt quyết tâm và thi đỗ ĐH Dược Hà Nội với 25,5 điểm.
Vượt lên nỗi đau mất bố, Đậu Anh Tuấn hoàn thành xuất sắc kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH.
Video đang HOT
Là con trai cả trong nhà, Tuấn luôn ý thức được vai trò của mình trong gia đình. Chính từ lúc bố ngã bệnh phải chạy hết viện trên, lên viện dưới, Tuấn biết mình phải trở thành điểm tựa của bố mẹ, thay bố mẹ chăm lo cho các em. Đằng đẵng một năm trời mẹ theo nuôi bố tại bệnh viện, Tuấn vừa đi học vừa lo lót mọi việc trong gia đình. Thương các em ở nhà bơ vơ, sau mỗi giờ học Tuấn lại lặn lội từ thành phố Hà Tĩnh trở về Can Lộc trên chiếc xe đạp cà tàng. Vắng bàn tay chăm sóc của mẹ, từ nấu cơm, giặt giũ, hướng dẫn cho các em học bài đều qua đôi tay Tuấn. Niềm hy vọng lớn nhất của em là mong bố sớm khỏi bệnh để cả gia đình cùng đoàn tụ. Nhưng mong ước nhỏ nhoi ấy của em đã chẳng bao giờ còn là hiện thực. Mất đi người trụ cột, gánh vác trong gia đình, một mình mẹ với 5 con thơ nhà trở nên trống trải, lạnh lẽo. Cuộc sống vốn dĩ đã nghèo túng, nay lại càng trở nên lao đao.
Sau Tuấn còn 4 người em nhỏ đang tuổi ăn học. Giờ đây khi bố Tuấn qua đời, mẹ em không biết phải xoay xở thế nào lo cho các con.
Ông Đậu Xuân Khánh, xóm trưởng xóm Mỹ Yên, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc cho biết: “Gia đình chị Kim, anh Loan kinh tế hết sức khó khăn, mấy năm anh Loan đau nằm viện trong nhà không còn gì đáng giá hết. Con thì nhỏ, lại đang tuổi ăn, tuổi học cả. Giờ anh Loan mất, một mình chị Kim gánh vác cũng hết sức khó khăn, sức khỏe lại yếu. Nhìn vào gia cảnh chị Kim bây giờ chúng tôi cũng hết sức ái ngại…”.
Căn bệnh ung thư không chỉ cướp mất bố Tuấn mà còn để lại số nợ trên 100 triệu đồng cho mẹ con em. Với 4 sào ruộng lam lũ nuôi 6 miệng ăn trong gia đình, mẹ Tuấn chưa biết bấu víu vào đâu để trả nợ.
Được đến trường chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của anh em Tuấn. Thế nhưng hành trang để bước tiếp những tháng ngày trên giảng đường đại học của Tuấn còn bao gian nan. Trước hoàn cảnh mẹ ốm yếu, gia đình khó khăn không biết rồi đây Tuấn và các em còn tiếp tục được đến trường nữa hay không? Một nỗi niềm day dứt khi chúng tôi chia tay cậu học trò nghèo Đậu Anh Tuấn…
Thanh Huyền
Theo dân trí
Chợ "phu gạch" trẻ em
Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi có mặt tại những bãi đúc sò xây dựng (gạch táp lô ximăng) dọc ven quốc lộ 1A đoạn chạy qua các xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Văn, Quỳnh Xuân (thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Không khó khăn gì để chúng tôi bắt gặp hình ảnh những em học sinh còn rất nhỏ tuổi cùng với người lớn bốc sò (gạch ximăng) lên xe ôtô.
Qua tìm hiểu, được biết các em đến đây kiếm tiền đều là những học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Phần lớn các em đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải sớm bươn chải.
Em Nguyễn Thị Thơ, đang học lớp 9, ở xóm 12 Quỳnh Văn vì nhà nghèo, đông anh em nên không chỉ riêng kỳ nghỉ hè mà ngoài giờ học trên lớp, Thơ thường cùng các bạn trong xóm đi bốc sò thuê kiếm thêm tiền về mua sách vở. Công việc bốc gạch với người lớn đã nặng nhọc, với các em nhỏ khi mới vào nghề lại càng khó khăn, vất vả thêm bội phần.
"Những ngày đầu mệt và về đau lưng lắm nhưng giờ cháu quen rồi. Cứ đến hè hay những ngày được nghỉ chúng cháu thường rủ nhau ra đây kiếm tiền. Công việc thất thường nên có xe vào bãi sò lúc mô là chúng cháu bốc lúc đó.
Sau 2 tiếng lao động 13 người (hơn một nửa là trẻ con) chỉ kiếm được 180 nghìn đồng
Có khi đã 12 hay 1 giờ trưa, bụng đói nhưng cháu cũng làm, mần răng kiếm được thêm đồng nào phụ giúp bố mẹ là chúng cháu vui rồi" - em Hồ Thị Lý, nhỏ tuổi nhất trong số những người đang bốc sò tại một bãi sò ở xóm 9, Quỳnh Thạch, cho biết.
Cứ cuối tuần, các em thường dậy từ sớm, ăn qua quýt một bát cơm nguội (thậm chí là nhịn ăn sáng) để đến bãi sò chờ xe vào là lao đến chờ người ta thuê. Một ngày những phu sò trẻ em ở đây nhiều nhất cũng chỉ kiếm được 20 nghìn đồng nhưng có ngày chờ cả buổi mà không có xe cũng chẳng được đồng nào. Ngồi từ sáng đến non trưa, trời mỗi lúc một nắng mà không có chủ xe nào đến thuê, một toán phụ nữ cùng với hai em nhỏ ở xóm 12, xã Quỳnh Văn đành ra về.
Thời gian trước, khi việc quản lý lao động tại các bãi đá còn lơi lỏng, không ít trẻ em trong độ tuổi này thường đến những nơi khai thác đá ở các lèn Trụ Hải, Trụ Quân thuộc xã Quỳnh Văn, để bốc đá kiếm tiền. Vừa qua, do nhiều vụ sập mỏ đá thương tâm xảy ra nên các chủ mỏ đá đã nghiêm cấm trẻ em chưa đủ 18 tuổi và phụ nữ trên 45 làm việc tại các mỏ đá. Chúng tôi thấy các em nhỏ bốc sò thuê ở đây đều không hề được trang bị bất cứ một trang thiết bị bảo hộ lao động nào. Vì vậy, việc bị những viên sò rơi trúng chân, sứt tay chảy máu không phải là chuyện hiếm gặp. Những đôi bàn tay trầy xước, chai sạn vì bốc sò thuê.
Một em gái đang kiểm tra lại những đồng tiền ít ỏi sau 2 giờ lao động
"Người dân ở đây khổ vậy đó chú à, cũng vì miếng cơm manh áo mà phải làm lụng vất vả vậy thôi. Nhìn các cháu làm việc mệt nhọc vậy, tui cũng thương lắm nhưng không thuê chúng nó và mấy bà, mấy chị ở đây thì ai bốc sò lên xe cho họ chở đi", một chủ bãi đúc sò xây dựng ở xóm 13, Quỳnh Văn phân trần.
Tuyến đường từ quốc lộ 1A lên các bãi đá thuộc vùng giáp ranh giữa hai xã Quỳnh Văn và Quỳnh Tân (đoạn qua xóm 12, 13 xã Quỳnh Văn) thời gian gần đây cùng với sự mở rộng quy mô khai thác các bãi đá, nhu cầu xây dựng các công trình, nhà cửa tăng là những bãi đúc sò cũng dần mọc lên với số lượng ngày một nhiều.
Dưới cái nắng gay gắt, một toán phụ nữ, người già và các em gái mồ hôi nhễ nhại đang tất tả bốc sò lên xe ôtô. Sau hai tiếng làm việc cật lực, 13 người (trong đó có hơn nửa là trẻ em) được chủ xe ôtô trả 150 nghìn đồng. Sau khi chia nhau số tiền ít ỏi, toán người này cùng với những em nhỏ lại tụ tập thành từng tốp để chờ đợi chuyến xe ôtô khác vào thuê bốc gạch.
Theo 24h
Sinh viên KTX ĐH Sư phạm bị... "khóa chân" Nhiều sinh viên được xét duyệt lưu trú tại Ký túc xá (KTX) Đại học Sư phạm Hà Nội đang "khóc dở, mếu dở" vì lệnh "bế quan tỏa cảng" đường đi, lối lại nơi đây... Sau khi chính thức đón tân sinh viên cho năm học mới (2012-2013), Ban Quản lý KTX Đại học Sư phạm Hà Nội bất ngờ ngăn nửa...