Nồi lẩu lớn nhất Việt Nam
Nồi lẩu bằng chất liệu Inox (loại Inox có ký hiệu 304, dày 1,2mm) đường kính 130cm, cao 99cm sâu 41cm, nơi chính giữa nồi đặt một trục đường kính 24cm, cao 50cm. Nước dùng lẩu được nấu từ 140 lít nước tinh khiết pha với 15 lít nước dùng gia vị chế biến từ nước luộc hải sản phối trộn với 19 loại gia vị khác nhau. Nguyên liệu nấu lẩu gồm: 25kg mực ống, 30kg cá tra fillet, 16kg gia vị (nước dùng đã được cô đặc), 15kg tôm sú, 15kg cá viên, 140 lít nước lọc, cùng các loại gia vị và phụ liệu như hành, ớt, dầu ăn, hạt nêm, đường, muối, các loại rau… Ăn kèm là 40kg bún.
Bạn có bao giờ tận mắt nhìn thấy một nồi lẩu to một cách khác thường chưa? Không chỉ lớn mà còn nóng sốt “vừa thổi vừa ăn” nữa! Thật dễ dàng để bạn chứng kiến nồi lẩu có thể phục vụ cho 1.000 người trong chương trình khai mạc Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2012 (từ 25 đến 30/4/2012) tại Nhà thi đấu Phú Thọ.
Nồi lẩu do 100 anh chị em công nhân (trong đó có 28 đầu bếp, 1 bếp trưởng, 2 bếp phó) của Công ty cổ phần Sài Gòn Food thực hiện, được bố trí theo một đội hình tuân thủ các “động tác” chặt chẽ dưới sự hướng dẫn của bếp trưởng.
Dưới đây là một số hình ảnh quá trình chế biến và hoàn thành nồi Lẩu lớn nhất:
Tuy là một nồi lẩu có thể tích lớn hơn một nồi lẩu bình thường rất nhiều lần nhưng quy trình chế biến vẫn đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thời gian nấu chin nồi lẩu này trong khoảng 1 giờ.
Đây là loại lẩu hải sản chua cay, một trong 10 loại lẩu mà Công ty cổ đang đưa ra phục vụ cho nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng trong nước.
Kỷ lục Việt Nam cho Nồi Lẩu lớn nhất.
Theo NS
Độc đáo bún cá Hải Phòng
Nếu như nói đến bún chả, bún đậu mắm tôm người ta nghĩ ngay đến Hà Nội, nói đến bún bò người ta nghĩ đến Huế còn khi nhắc đến bún cá thì không thể không nói đến Hải Phòng.
Tuy rằng bún cá không phải chỉ ở Hải Phòng mới có nhưng ở nơi đây bún cá lại có những nét độc đáo, đặc trưng riêng. Sự đặc trưng ấy thể hiện ở cách làm cầu kỳ, cách lựa chọn nguyên liệu (gồm cả cá biển và cá đồng), cách làm nước dùng... Chúng ta có thể có được một bát bún cá từ những gánh hàng rong vỉa hè của các bà các chị hay những quán ăn nhỏ và những nhà hàng lớn.
Bún cá Hải Phòng có hương vị đặc trưng của vùng biển lại có nét thanh dị của đồng quê bởi nó được chế biến từ cả hai loại cá đó là cá biển (cá Thu) và cá đồng(cá Trôi, cá Trắm) hài hòa với nhau.
Để có được một nồi bún cá ngon, người làm bếp phải trải qua công đoạn chọn cá vô cùng kỹ lưỡng, loại cá thường được chọn để nấu bún cá là cá thu hoặc cá trắm đồng, thịt cá phải săn chắc và ít tanh.
Đối với cá biển thì được lọc lấy phần xương và phần thịt riêng, phần thịt đem giã hoặc xay nhuyễn, ướp với nước mắm, bột nêm và tiêu khoảng nửa tiếng rồi viên cùng với thì là và nghệ để miếng cá thơm và vàng. Sau khi rán cá sẽ có vị rất đặc trưng của thì là, màu vàng óng của nghệ cực kỳ bắt mắt và hấp dẫn.
Còn cá đồng thì rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, ướp gia vị như mắm tiêu, bột nêm cho vừa đủ rồi đem rán giòn, để ráo.
Nước lèo phải dùng xương ống lợn ninh nhừ cùng với xương và đầu cá biển mới có vị ngọt riêng và đặc trưng của bún cá Hải Phòng.
Hoa chuối thái nhỏ, một vị rau sống không thể thiếu khi ăn kèm với bún cá Hải Phòng.
Bún cá Hải Phòng cũng như các món bún cá nơi khác không thể thiếu rau sống ăn kèm, có các loại như hoa chuối thái nhỏ, rau muống, rau thơm...
Bát bún cá Hải Phòng có màu vàng óng của chả cá, màu xanh dọc mùng, màu đỏ của tương ớt trên màu trắng tinh của bún ngập trong nước dùng cực kỳ hấp dẫn. Khi ăn bún cá có vị ngọt đậm đà của xương, của chả cá, vị cay nồng của ớt lại có vị thanh mát của rau sống. Bún cá Hải Phòng không chỉ là thưởng thức mà nó còn là sự độc đáo của quê hương, khác với bún cá ở nơi khác.
Theo VNE
3 món hủ tiếu nổi tiếng của người miền Nam Hủ tiếu là món ăn tương đối xa lạ với người miền Bắc, nhưng lại quá đỗi quen thuộc đối với người miền Nam. Một bát hủ tiếu đầy đủ gồm nước dùng, tôm, thịt heo, thịt băm, sợi bánh nhỏ như sợi bún nhưng có màu đục, ăn kèm với xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi. Đây là món ăn của...