Nơi làm việc của bộ đội Trường Sơn xưa
Khu di tích lịch sử kháng chiến quốc gia từng là Sở Chỉ huy tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500.
Khu di tích gồm bốn căn nhà cùng hệ thống địa đạo bố trí sát nhau trong phạm vi khoảng 5.000 m2, thuộc thôn 7, xã Hương Đô, huyện Hương Khê, cách đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Hương Trà khoảng 500 m.
Năm 1966, do bị địch đánh bom, bắn phá, Sở Chỉ huy tiền phương Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 và Đoàn 500 đã quyết định di chuyển từ huyện Minh Hóa, Quảng Bình, về đóng quân tại xã Hương Đô.
Chiến tranh kết thúc, nơi làm việc của ba đơn vị trên được chính quyền phục dựng, làm mới một số hạng mục. Năm 2013 quần thể được Bộ Văn hóa Thông Tin, nay là Bộ Văn Hóa thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, nằm trong hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn – tức đường mòn Hồ Chí Minh xưa.
Đầu lối ra vào khu di tích đặt bia đá dẫn tích cao hơn 2 m, bia được các cựu binh bộ đội Trường Sơn xây dựng năm 2002.
Mặt trước bia khắc tên các đơn vị từng đặt sở chỉ huy tại xã Hương Đô. Mặt sau là tên các lãnh đạo quân đội gồm các Trung tướng: Đồng Sỹ Nguyên, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần tiên phương kiêm Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn; Vũ Xuân Chiêm, Chính ủy Bộ đội Trường Sơn; Nguyễn Đôn, Tư Lệnh Đoàn 500; Lê Quang Đạo, Chính ủy Đoàn 500.
Cách bia đá vài chục mét là ngôi nhà cấp bốn Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Bộ đội Trường Sơn. Nhà có hai gian, trong chiến tranh làm bằng gỗ, lợp tranh, vách phên nứa, năm 2014 được phục hồi, tôn tạo lại.
Bàn thờ Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đặt trong nhà chỉ huy, được người dân, chính quyền địa phương lập từ tháng 4/2019 – khi ông mất.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (tên do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt) tên thật là Nguyễn Hữu Vũ sinh ngày 1/3/1923, tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1939, ông được xét kết nạp Đảng. Năm 1940 ông được cử làm bí thư chi bộ thôn Trung. Ba năm sau, ông bị truy nã phải thoát ly sang Lào, Thái Lan hoạt động. Trở về nước một năm sau đó, ông tham gia chỉ huy kháng chiến ở địa phương, năm 1950 nhận công tác tại cơ quan Tổng cục Chính trị.
Năm 1965, ông được Bộ Chính trị cử vào làm Chính ủy Quân khu 4, sau đó làm Chính ủy Mặt trận Trung – Hạ Lào. Cuối tháng 5/1966, ông nhận quyết định của Bộ Quốc phòng điều vào làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn – Đoàn 559.
Tướng Nguyên là vị tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967-1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ đại tá lên trung tướng. Sau chiến tranh, ông tiếp tục đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng khác như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Phó thủ tướng…
Tên tuổi của ông đi cùng với những kỳ tích như người tổ chức thế trận giao thông liên hoàn, giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn, hệ thống “trận đồ bát quái” ở Trường Sơn… Ông cũng là người đề xuất xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn vào năm 1974, khi chiến tranh còn chưa kết thúc.
Trên ảnh là những bức hình ghi lại quá trình hoạt động của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên được in ra, đóng trong khung lớn, đặt gần bàn thờ.
Bên hông trái ngôi nhà có lối dẫn xuống địa đạo. Căn hầm là nơi Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cùng các lãnh đạo Bộ tư lệnh Đoàn 559 làm việc.
Hầm chữ A ở dưới địa đạo cao hơn 1 m, dài khoảng 5 m, rộng 3 m. Trong hầm đặt chiếc chõng tre mà bộ đội từng sử dụng hàng chục năm trước.
Hội trường sinh hoạt của các đơn vị quân đội được bố trí tại nhà ông Hoàng Văn Học, thôn 7, xã Hương Đô. Công trình rộng khoảng 75 m2, giống như một căn hầm, thấp hơn 1 m so với mặt đường. Nay chính quyền đã xây bao xung quanh, phía trên mái lợp tôn.
Lán làm việc nay nằm trong vườn của gia đình bà Ngô Thị Hoàn, 56 tuổi, trú thôn 7, xã Hương Đô. Lán rộng khoảng 15 m2, làm bằng vách đất, trên mái lợp tôn, phía trong còn treo một bản đồ thời chiến tranh.
Cách lán khoảng 3 m là hệ thống hầm trú ẩn với 3 cửa để tránh bom, đạn. Đây là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của các chỉ huy, tướng lĩnh. Hầm cao 2 m, rộng hơn 10 m2, nay được xây bao bằng xi măng. Hàng ngày, bà Hoàn thường ra quét dọn lá cây phía dưới để giữ gìn cảnh quan.
Sở chỉ huy, lán làm việc, hầm trú ẩn, hội trường… được nối liền với nhau bởi hệ thống đường hào giao thông rộng hơn 1 m, cao gần 3 m.
Đầu lối ra vào quần thể có nhà gỗ 5 gian dùng để đón khách.
Hàng năm khu di tích đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu các giá trị lịch sử.
Quảng Bình: Xây trường học cho học sinh bản Đoòng
Với ngôi trường mới này, các em học sinh không chỉ có chỗ học khang trang mà vào mùa lũ, đây cũng chính là nơi an toàn giúp bà con bản Đoòng cư trú.
Ngày 5/4, ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) cho biết, các mạnh thường quân đã chung tay xây dựng cho các em học sinh ở bản Đoòng, xã Tân Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) một ngôi trường 2 tầng khang trang. Trường gồm 6 phòng, trong đó có 4 phòng học, 2 phòng ở của giáo viên với tổng diện tích sàn hơn 150m2.
Theo ông Hồng, sau lũ lịch sử 2020, những phòng học của học sinh bản Đoòng đã bị nước lũ tàn phá, thầy trò ở đây phải che chắn trường lớp để học tạm. Trong quá trình học, các thầy cùng bà con dân bản tìm cách gia cố trường lớp để cho các em đến trường.
"Trước những khó khăn và vất vả đó, các mạnh thường quân trong cả nước đã huy đông cac nguôn lưc đê tiên hanh đâu tư xây dưng mơi trường học bản Đoòng. Với ngôi trường mới này, các em học sinh không chỉ có được chỗ học khang trang mà vào mùa lũ, đây cũng chính là nơi an toàn giúp bà con bản Đoòng cư trú", ông Hồng cho hay.
Trường học giữa đại ngàn Trường Sơn.
Được biết, khoảng 125 thanh niên đã phải băng rừng, lội suối để gùi, cõng trên lưng mình hơn 80 tấn thiết bị và vật liệu để góp phần xây dựng ngôi trường này. Trường được thiết kế lắp đặt dạng khung thép cứng chịu lực, mái lợp tole, trên lợp thêm lá cọ chống nóng, tường ốp tole xốp giả gỗ vừa tránh nóng nhưng cũng vừa tạo cảm giác thân thiện với môi trường...Sau hơn 1 tháng thi công, trường học đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Trường học ở bản Đoòng được hoàn thành là niềm vui và hạnh phúc của thầy trò và bà con dân bản. Đây chính là ngôi trường trong mơ ước của người dân bởi gần 30 năm họ đặt chân đến đây và sinh sống gần như "biệt lập" với thế giới bên ngoài. Nơi đây không có điện, đường, trường, trạm... và cả sóng điện thoại.
Quá trình xây dựng trường học tại bản Đoòng ở Tân Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình).
Ngắm tà áo dài thướt tha bên sắc vàng hoa cải nơi độ cao 1500m Hình ảnh chiếc nón lá cùng tà áo dài thướt tha tung bay trong gió quện cùng sắc vàng rực của hoa cải nơi cổng trời Mường Lống đẹp như một bức tranh. Vẻ đẹp phù dung khiến du khách quên lối về. Xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nằm trong thung lũng trên một đỉnh núi cao gần 1500m so...