Nối lại hoạt động khai thác dầu mỏ tại Libya
Ngày 26/10, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya (NOC) thông báo đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa mỏ dầu El-Feel, qua đó chấm dứt hoàn toàn việc đóng cửa các mỏ dầu và bến cảng suốt 8 tháng qua do các lực lượng miền Đông Libya áp đặt.
Cảng dầu Brega cách thành phố miền đông Benghazi, Libya, khoảng 270 km ngày 24/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
NOC cho biết tổng sản lượng dầu của tập đoàn này ước đạt khoảng 800.000 thùng/ngày trong vòng 2 tuần tới và sẽ lên 1 triệu thùng/ngày trong vòng 4 tuần tới sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ tại các cảng ở Ras Lanuf và Es Sider.
Lực lượng Quân đội quốc gia Libya (LNA) trung thành với Tướng Khalifa Haftar tại miền Đông đã áp đặt lệnh phong tỏa nói trên từ tháng 1/2020 trong bối cảnh chiến sự giữa các phe phái ở nước này đang leo thang. Tới tháng 9 vừa qua, Tướng Haftar đã chấp thuận mở lại các cơ sở dầu khí sau khi thương lượng với các thành viên Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA), được Liên hợp quốc công nhận. Từ thời điểm này, NOC đã từng bước nối lại hoạt động tại các cơ sở khai thác dầu mỏ này.
Video đang HOT
Trong tuần qua, khi lệnh phong tỏa tại Sharara – mỏ dầu thô lớn nhất Libya – được dỡ bỏ, một tàu chở dầu đã lần đầu tiên trong 8 tháng qua cập cảng al-Zawiya để chất hàng lên tàu.
Theo thống kê sơ bộ của NOC, việc ngừng khai thác dầu mỏ đã khiến ngân sách của Libya thiệt hại ước tính khoảng 9,8 tỷ USD.
Pháp ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ, Địa Trung Hải "sóng gió chưa yên"
Chính phủ Pháp hôm 25/10 ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 2 tháng phải có câu trả lời thỏa đáng cho những cuộc phiêu lưu nguy hiểm trên Địa Trung Hải, cũng như tại khu vực.
Từ căng thẳng trên Địa Trung Hải đến cuộc xung đột tại Libya hay mới đây nhất là vấn đề Nagorno Karabakh, những hồ sơ gây chia rẽ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, hai quốc gia đồng minh trong NATO ngày một nối dài. Đỉnh điểm là việc hai nước cuối tuần qua gia tăng những phát biểu công kích lẫn nhau, cũng như phản ứng của chính quyền Pháp sau vụ ám sát giáo sư lịch sử Samuel Paty gây chấn động dư luận.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong một cuộc gặp. (Nguồn: AFP).
Trong hai ngày cuối tuần qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan liên tục công kích trực tiếp Tổng thống Emmanuel Macron khi cho rằng, nhà lãnh đạo Pháp "cần phải được kiểm tra sức khỏe tâm thần" theo cách mà ông "đã đối xử với hàng triệu tín đồ của các cộng đồng tôn giáo khác nhau".
Cách đó chỉ hai tuần, cũng chính ông Erdogan đã gọi những tuyên bố của Tổng thống Pháp về vấn đề tôn giáo là một sự khiêu khích:"Cuộc tấn công nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mang lại lợi ích gì. Một năm nữa sẽ tới bầu cử và chúng ta sẽ thấy số phận của ông ấy sẽ được quyết định ra sao. Làm thế nào để ông ấy chiến thắng khi không làm được gì cho nước Pháp?"
Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian đã chỉ trích những tuyên bố của Người đứng đầu Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ là "kích động sự thù hằn" giữa nước Pháp và nhà lãnh đạo của mình. Chính phủ Pháp cũng lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ triệu Đại sứ Pháp tại Ankara về nước để tham vấn. Cùng ngày, Điện Elysee đặt thời hạn chót cho Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 2 tháng phải có câu trả lời thỏa đáng cho những cuộc phiêu lưu nguy hiểm trên Địa Trung Hải, cũng như tại khu vực.
Trên thực tế, những hồ sơ gây căng thẳng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp nói riêng hay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu nói chung không hề ít và vụ ám sát giáo sư lịch sử Samuel Paty dù chỉ như "giọt nước tràn ly", song lại có tác động rất lớn. Vụ việc đã gây chấn động dư luận nước Pháp và khiến nhiều người liên tưởng đến làn sóng khủng bố của những đối tượng Hồi giáo cực đoan hồi năm 2015 sau khi tòa soạn báo Charlie Hebdo đăng tải các hình ảnh biếm họa về đấng tiên tri Mohammed.
Tổng thống Macron đã gọi đây là vụ tấn công của phần tử khủng bố Hồi giáo" và Chính phủ Pháp mới đây cũng trình một dự luật chống chủ nghĩa ly khai: "Giáo sư Samuel Paty đã trở thành gương mặt đại diện cho nước Cộng hòa. Quyết tâm của chúng tôi là tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố, trấn áp các phần tử Hồi giáo cực đoan vì một cộng đồng tự do".
Tuy nhiên tuyên bố của Nhà lãnh đạo Pháp "sẽ không từ bỏ các bức tranh biếm họa" đã thổi bùng cơn giận dữ của người Hồi giáo tại nhiều quốc gia, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn tới làn sóng tẩy chay hàng hóa Pháp tại nhiều nước Trung Đông. Trong một dấu hiệu cho thấy Pháp sẽ không nhượng bộ, ông Macron tối qua (25/10) đăng tải dòng Twitter nhấn mạnh: "Không gì có thể khiến nước Pháp lùi bước." Dòng Twitter được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Arab.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu Josep Borrell chỉ trích những phát biểu của Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là "không thể chấp nhận", đồng thời kêu gọi nước này chấm dứt "vòng xoáy đối đầu" nguy hiểm. Một sự leo thang vượt tầm kiểm soát giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ khiến các nước trong khu vực "không thể ngồi yên". Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng dành 2 ngày cuối tuần qua để thảo luận về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa nước này với các nước đồng minh châu Âu.
Anh bắt 7 nghi phạm tấn công tàu dầu Quân đội Anh tiếp cận một tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển phía nam và bắt 7 nghi phạm được cho là cố chiếm quyền kiểm soát tàu. Bộ Quốc phòng Anh ngày 25/10 thông báo đã triển khai lực lượng tới tàu chở dầu Nave Andromeda sau khi nhận được thông tin thủy thủ đoàn phải lui về khu vực an...