Nơi không ngừng chìm xuống biển, sắp biến mất vĩnh viễn ở ĐNA
Khi Mary Ann San Jose chuyển đến sống ở Sitio Pariahan, Philippines cách đây 2 thập kỷ, bà vẫn có thể đi bộ đến nhà thờ, nhưng giờ cách duy nhất là đi thuyền, hoặc bơi.
Người dân sống ở Sitio Pariahan chứng kiến cảnh vùng đất này chìm dần xuống biển.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), người dân sống ở ngôi làng ven biển của Philppines đang dần dần chứng kiến cảnh vùng đất họ sinh sống sắp biến mất vĩnh viễn.
Đây là hệ quả của biến đổi khí hậu, khiến nước biển dâng cao và cũng bởi hoạt động khai thác nước ngầm quá mức, do bùng nổ dân số, khiến đất đai không ngừng sụt lún.
“Nơi đây từng rất đẹp… Trẻ em vui chơi trên đường”, San Jose nói. “Giờ đây muốn đi đâu, chúng tôi phải dùng đến thuyền”.
Nghĩa trang ở Philippines cũng bị nước nhấn chìm.
Video đang HOT
Đa số cư dân ở Sitio Pariahan đã chuyển đến các khu vực lân cận sinh sống. Chỉ một số hộ gia đình là còn bám trụ ở lại. Nhưng mọi chuyện đang ngày càng trở nên khó khăn khi nước tràn vào cả nhà thờ, trường học, sân chơi.
Trẻ em sống ở đây giờ phải đi thuyền 20 phút đến nơi có trường học ở sâu trong đất liền. Đa số người dân bám trụ lại sinh sống bằng cách đánh bắt cá.
Khu vực tỉnh Pampanga và Bulacan, nơi có ngôi làng Pariahan, đã chìm xuống biển 6cm kể từ năm 2003, theo số liệu thu thập được từ vệ tinh.
“Thảm họa thực sự đã xảy ra ở đây. Đó là một thảm họa từ từ”, Narod Eco, thành viên nhóm nghiên cứu về thảm họa, nói.
Trong khi đó, Liên Hợp Quốc ước tính mực nước biển hàng năm dâng cao thêm 3mm. Tại một số khu vực, người ta đã phải nâng mặt đường để đối phó với ngập úng, tạo nên cảnh tượng mặt những con đường là tay nắm cửa nhà.
Nhà thờ của người dân giờ đây đã chìm hoàn toàn trong nước.
Theo các chuyên gia, tình trạng ngập lụt ở Sitio Pariahan nhiều khả năng sẽ là vĩnh viễn, không thể khắc phục.
Số phận của ngôi làng Pariahan đã được định đoạt. Đó là bài học cảnh tỉnh đến 13 triệu người sống ở thủ đô Manila, vốn cũng đang chìm dần xuống biển.
Nhu cầu nước sạch của người dân Manila đã tăng vọt lên gấp đôi từ năm 1985, khiến cho chính quyền phải ngày càng phụ thuộc vào khai thác nước ngầm, khiến sụt lún trở nên nghiêm trọng.
“Tình trạng sụt lún là mối đe dọa nghiêm trọng với mọi người, với nơi họ sống và văn hóa”, Joseph Estadilla, phát ngôn viên nhóm bảo vệ khu vực dân cư ven biển Vịnh Manila, nói. “Tình hình sẽ chỉ càng tồi tệ hơn trong tương lai”.
Theo Danviet
Quốc gia Đông Nam Á muốn dời thủ đô sắp chìm xuống biển
Chính quyền Tổng thống Indonesia Joko Widodo chủ trương dời thủ đô từ Jakarta về một khu vực bên ngoài đảo Java, nhưng chưa quyết định địa điểm cụ thể.
Indonesia muốn dời thủ đô từ Jakarta đi nơi khác.
Theo CNN, Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia Bambang Brodjonegor đã thông báo về kế hoạch trên sau một cuộc họp nội các.
Ông Brodjonegoro nói kế hoạch chuyển thủ đô có thể mất tới 10 năm và vị trí mới có thể là ở bờ Đông Indonesia.
Thủ đô Jakarta của Indonesia hiện có khoảng 10 triệu người sinh sống và là nơi có tốc độ chìm xuống biển nhanh nhất thế giới, theo BBC.
Trong những năm qua, Jakarta ngày càng đối mặt với tình trạng lụt lội, sụt lún vì một thời gian dài khai thác nước ngầm.
Các nhà nghiên cứu nói phần lớn thành phố có thể chìm toàn bô dưới nước vào năm 2050. Khu vực Bắc Jakarta đã chìm 2,5 mét trong vòng 10 năm qua và hiện đang tiếp tục chìm với tốc đô trung bình 1-1,5cm mỗi năm.
Ông Brodjonegoro ước tính chính phủ Indonesia cần số tiền tương đương 23-33 tỷ USD để dời thủ đô, xây dựng cơ sở hạ tầng mới và đưa các nhân viên chính phủ rời Jakarta.
Ý tưởng chuyển thủ đô đã được đưa ra vài lần kể từ khi Indonesia giành được đôc lâp từ tay Hà Lan vào năm 1945.
Năm 2016, môt cuôc khảo sát cho thấy thành phố rông lớn này có tình trạng tắc nghẽn giao thông tồi tê nhất thế giới.
Theo Danviet
Mỹ: Bắt được "cụ" cá tầm 130 tuổi to khủng khiếp Con cá dài hơn một người đàn ông trưởng thành. Con cá tầm dài tới 2,2 m Một ngư dân ở Wisconsin nước Mỹ đã dùng giáo bắt được một con cá tầm khổng lồ ước tính 130 tuổi, UPI đưa tin. Ngư dân Jon Eiden cho biết ông đang đi bắt cá với cha hôm thứ hai thì nhìn thấy con cá...