Nỗi khổ phải chịu đựng hàng đêm chẳng biết tỏ bày cùng ai của cô vợ có chồng “mười phân vẹn mười”
Học rõ ràng có không ít ưu điểm, cô không phủ nhận được điều đó. Nhưng nỗi sợ hãi hàng đêm mà cô phải trải qua kia, có ai biết được không?
Ai cũng nói Cẩm có 1 người chồng mười điểm. Gia đình Học có gia giáo, bản thân anh công việc ổn định, lương khá cao, sống lành mạnh không chơi bời gì, có trách nhiệm với gia đình, tốt bụng với nhà vợ và những người xung quanh…
Cẩm chẳng biết nói thế nào, phản bác không ổn mà đồng tình thì cô lại thấy chạnh lòng. Cô không phủ nhận, Học có nhiều điểm tốt. Lương khá, không chơi bời tệ nạn gì, quan tâm con cái và tử tế với nhà vợ. Chỉ là cô có nỗi khổ khó nói mà thôi. Nỗi khổ cô phải chịu đựng hàng đêm mà chẳng biết tỏ bày cùng ai.
Ảnh minh họa
Học là một người đàn ông không có khái niệm san sẻ việc nhà, con cái với vợ. Ngày làm 9 tiếng trên công ty, với đủ thứ áp lực đến từ công việc, sếp và đồng nghiệp, 6 giờ về đến nhà Cẩm lại lao vào dọn dẹp, cơm nước, con cái. Chưa nói Học là người khá kĩ tính và cầu kì, anh yêu cầu các món ăn phải luôn đổi mới, nhà cửa phải luôn sạch bong, mọi thứ phải tươm tất, chu đáo đâu ra đấy.
Giá kể Học san sẻ việc nhà với vợ, ví dụ cô nấu nướng thì Học tắm cho con, dậy con học chẳng hạn. Được vậy Cẩm cũng chẳng phàn nàn điều gì, sẽ cố gắng chiều anh vụ khó tính kia, bởi ai mà chẳng có tính xấu, lấy đâu người hoàn hảo vẹn mười. Nhưng Học không thế, mọi thứ đổ hết lên đầu Cẩm.
Tắm rửa xong, cho con ngủ đâu ra đấy, nói thật Cẩm đã mệt bã người, chỉ muốn nhắm mắt ngủ một mạch tới sáng. Nhưng chưa ngủ được bao lâu thì Học lại vào đánh thức cô dậy, muốn vợ “chiều” mình. Lúc ấy Cẩm chẳng có chút hứng thú nào cả, toàn cố miễn cưỡng cho xong “việc”.
Video đang HOT
Mà Học lại chẳng hiểu cho vợ, thấy Cẩm không nhiệt tình hoặc anh không được thỏa mãn là quay sang đay nghiến, chửi vợ bằng những lời lẽ thậm tệ nhất. Bình thường Học rất lịch sự, lễ độ với mọi người, về nhà cũng hiền hòa với vợ con, song động đến vấn đề kia là Học như biến thành 1 người khác. “Cô đi với thằng nào chán chê rồi về lạnh nhạt với chồng chứ gì? Đừng để tôi bắt gặp, không tôi xé xác cả 2 đứa ra đấy! Nếu chán chồng rồi thì ly hôn đi, tôi kiếm vợ khác phục vụ tôi!”, Học gầm gừ.
Ban đầu Cẩm còn cố giải thích với chồng việc mình mệt, nhưng Học vô cùng kiên định với quan điểm “việc nhà là của đàn bà”, và tuyên bố xanh rờn: “Có vài việc vặt vãnh, mệt gì mà mệt!”. Rồi Học khăng khăng vợ hờ hững chuyện chăn gối là vì có ai đó khác bên ngoài. Dần dà, Cẩm đâm chán nản, chẳng thiết giãi bày, biện minh gì nữa.
Ảnh minh họa
Mối quan hệ vợ chồng nhà Cẩm cứ thế càng ngày càng rơi vào bế tắc. Vừa mệt mỏivề thể xác khi làm việc không ngơi tay cả ngày, vừa chán chường về tinh thần khi chồng ích kỉ, không muốn chia sẻ, không chịu thấu hiểu, Cẩm dần cạn kiệt cảm hứng trong chuyện “yêu”. Mà Học, vì thái độ của vợ, cũng đâm hằn học, khó chịu, quyết định ngủ riêng mỗi người 1 phòng. Sau khi Cẩm và con đã ngủ, anh thường xem phim hoặc chơi game đến muộn, rồi cứ 1 giờ đêm mới mò sang phòng vợ, bắt vợ chiều mình, sau đó lại về phòng làm việc ngủ một mạch tới sáng.
Chưa nói, Học không bao giờ chịu dùng bao cao su, trong khi Cẩm dùng các biện pháp tránh thai khác như đặt vòng, uống thuốc đều bị tác dụng phụ. Vì để không nhỡ kế hoạch mà phải bỏ con, Cẩm đành cắn răng uống thuốc tránh thai hàng ngày, chịu đựng những tác dụng phụ kinh khủng của thuốc. Thêm sự việc đó, nói thật mỗi lần chồng đòi hỏi giữa đêm là một lần ác mộng với Cẩm. Có khi cô đang ngủ say, bỗng giật mình thon thót tỉnh giấc vì tiếng động lạ nào đó, lầm tưởng là tiếng Học mở cửa sang. Hôm nào Học không sang, Cẩm như trút được gánh nặng, nhẹ nhõm cả người.
Cô không biết có người vợ nào phải rơi vào cảnh như cô không? Học rõ ràng có không ít ưu điểm, cô không phủ nhận được điều đó. Nhưng nỗi sợ hãi hàng đêm mà cô phải trải qua kia, có ai biết được không?
Theo Afamily
Tết Trung Thu, mang bánh đến biếu nhà vợ tôi mới phát hiện bí mật bất ngờ
Tôi vẫn nghĩ mình không sai nên quyết sẽ giận vợ một trận để cô ấy chừa cái tật tự tiện mang tiền về cho nhà ngoại mà không hỏi ý kiến chồng.
Tôi với vợ cùng kinh doanh một tiệm vàng trên một con phố sầm uất. Công việc khá thuận lợi nhưng luôn bận rộn. Do dành hầu như cả ngày ở tiệm vàng nên chúng tôi cũng ít có thời gian chăm sóc con cái hay về thăm bố mẹ. Vì chuyện này, vợ chồng tôi cũng nhiều khi cảm thấy băn khoăn, chạnh lòng.
Nhớ lại ngày vợ chồng tôi mới cưới nhau, bố mẹ tôi hết lòng vay mượn, giúp đỡ chúng tôi mở tiệm vàng trong khi nhà ngoại lúc đó chẳng đỡ đần được gì vì khó khăn. Đến bây giờ, khi cừa hàng ngày một khởi sắc, phát đạt, tôi kiếm được nhiều tiền, xây được nhà mới cho bố mẹ, tôi mới cảm thấy yên tâm phần nào.
Tuy không lo lắng được quá nhiều cho nhà vợ như nhà mình nhưng tôi có thể khẳng định rằng tôi chưa bao giờ đối xử tệ bạc với họ. Mỗi lần đến dịp Lễ, Tết, giỗ chạp, tôi đều biếu nhà vợ quà cáp hậu hĩnh.
Ảnh minh họa.
Năm nay trước Tết Trung thu 2 tuần, vợ chồng tôi đã chuẩn bị quà biếu gia đình, đối tác, khách hàng. Nghe nói năm nay, ngoài bánh Trung thu hạng sang, vợ tôi còn mua biếu ông bà hai bên hai hộp thuốc bổ khá đắt tiền.
Hôm đó, tôi đến nhà vợ biếu quà đúng giờ cả nhà đang ăn cơm tối. Gặp bữa cơm nên bố mẹ, anh chị vợ tôi mời tôi ngồi xuống ăn cùng. Đang vui vẻ, bỗng dưng đứa cháu trai 4 tuổi, con của anh chị vợ nhìn tôi và ngây thơ hỏi: "Chú Tâm (tôi) ơi, ông bảo chú mua xe ô tô cho ông nhưng sao chú không mua cho cả bà? Chú mua cho cả bà đi để bà đưa cháu đi chợ mua siêu nhân".
Thấy bố mẹ vợ tôi quát cháu nói linh tinh mới giật mình nhớ ra gần đây bố vợ tôi mới mua lại một chiếc xe ô tô cũ từ người quen. Hôm bố lấy xe, vợ tôi cũng bảo đã biếu bố 20 triệu. Tuy nhiên, hôm nay nghe đứa cháu nhỏ nói vậy, tôi tin số tiền cô ấy biếu bố không dừng lại ở con số đó. Mặc dù cố tỏ ra vui vẻ, tự nhiên với gia đình nhà vợ nhưng tôi vẫn không khỏi băn khoăn. Nếu vợ tôi không mang tiền về cho bố đẻ mua xe ô tô thì làm sao cháu nhỏ lại có thể nói với tôi như thế.
Hôm đó, khi về nhà, tôi đã hỏi thẳng vợ. Sau một hồi quanh co, chối cãi, vợ tôi đã thừa nhận cô ấy đã mang tiền mua biếu bố một chiếc xe ô tô cũ để bố tiện đi khám bệnh, du lịch. "Anh vừa bỏ ra tiền tỷ xây nhà cho bố mẹ anh chẳng lẽ em không thể biếu vài trăm triệu để bố em mua một chiếc xe ô tô cũ hay sao?", vợ tôi khóc nấc.
Ảnh minh họa.
"Em nên xem lại mình. Các cụ nói "ăn cây nào rào cây ấy", tất cả những gì em có đều do nhà anh mà ra thì em không có quyền mang tài sản nhà anh đi đâu cả. Chưa kể, hồi chuẩn bị xây nhà cho bố mẹ, anh đã bàn trước với em. Còn em thì lại lẳng lặng ôm tiền về nhà ngoại mà không thèm nói một câu với anh. Em quá đáng lắm!", tôi mắng vợ.
Vợ chồng vì chuyện này mà "chiến tranh lạnh" với nhau suốt mấy ngày nay. Tôi vẫn nghĩ mình không sai nên quyết sẽ giận vợ một trận đáng nhớ để cô ấy chừa cái tật tự tiện mang tiền về cho nhà ngoại mà không hỏi ý kiến chồng.
Theo Eva
Ở rể nhà mẹ vợ Thói thường có thể chỉ có những cô gái tương lai sẽ đi lấy chồng, làm dâu, nhưng với Hiếu câu chuyện là ngược lại. ảnh minh họa Bởi vì anh phải đi làm rể. Nói chính xác là ở rể trong một hoàn cảnh hoàn toàn không giống ai, nhưng đó là do chính anh tình nguyện làm điều này. Mỗi khi...