Nỗi khổ mề đay khi chuyển mùa
Bênh mề đay (con gọi là bệnh dị ứng) có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới, vùng, miền. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ
Cơ địa nhạy cảm là yếu tổ thuận lợi cho bệnh xuất hiện
Nguyên nhân gây nên bệnh rất phức tạp nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa, tức là cơ thể dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích (yếu tố kích thích cũng rất đa dạng như nóng, lạnh đột ngột, một số thức ăn, phấn hoa, vi khuẩn, vi nấm, giun sán hoặc do tăng tiết chất cho – lin và ngay cả các loại thuốc (thuốc đông y, thuốc nam, tây y). Bệnh mề đay cũng có thể do di truyền… Sự xuất hiện bệnh mề đay là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên).
Bệnh mề đay thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Đầu tiên xuất hiện các nốt sần có màu hồng hoặc đỏ, phù nề, ngứa.
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi ngứa phải gãi đến mức chảy cả máu tươi vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn, ngứa có khi ở một vùng da nào đó trên cơ thể, có khi cả đám rộng nhưng có khi chỉ rải rác. Nốt sẩn, ngứa kéo dài cả tuần không tự khỏi. Một số trường hợp bệnh nặng thì ngoài sự biểu hiện ở da, chúng còn có thể xuất hiện ở niêm mạc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, ỉa chảy.
Nôi mê đay la bênh thương găp nhât ơ moi lưa tuôi
Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác như dạng thành vòng, dạng thành vạch, dạng xuất huyết, dạng mụn nước. Đặc biệt là dạng phù Quinke (sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ.
Cũng nên lưu ý rằng ở một người có cơ địa dị ứng, ví dụ như bị chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang dị ứng… với sự thay đổi của thời tiết, nhất là lạnh thì bệnh mề đay càng dễ tái phát. Việc chẩn đoán bệnh mề đay không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy vậy, việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh mề đay còn gặp không ít khó khăn bởi vì các loại di truyền gây nên bệnh rất đa dạng, kèm theo đó là yếu tố cơ địa hoặc di truyền.
Video đang HOT
Khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên làm gì?
Mề đay cũng có thể gặp những loại gây ung thư nguy hiểm cho tính mạng (ở đường hô hấp, đường tiêu hóa hay tổ chức thần kinh), vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định, điều trị dứt điểm và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định thích hợp và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Từ ngày phát minh ra thuốc kháng histamin, nhất là các loại kháng histamin tổng hợp thì việc điều trị các bệnh dị ứng, đặc biệt là bệnh mề đay có hiệu nghiệm hơn rất nhiều.
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ
Ăn, uống cũng được góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc. Không nên uống rượu, bia bởi vì đây là yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay tái phát. Mùa lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi có gió mùa Đông Bắc tràn về và khi ra khỏi nhà. Cần giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh răng miệng, mũi họng để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra bởi các độc tố của chúng và cũng là các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể.
Đề phòng bệnh mề đay do giun sán, nên tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh mề đay, nên hạn chế gãi để tránh gây chảy máu làm da bị bội nhiễm gây viêm da, mưng mủ làm khó khăn cho việc điều trị và đôi khi còn gây nguy hiểm (ví dụ như nhiễm khuẩn huyết).
Mề đay có thể gây ra phù não
Bệnh mề đay cũng có thể xảy ra ở tổ chức não gây phù não hoặc xảy ra ở đường hô hấp như thanh – khí quản gây phù nề, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Còn loại mề đay mạn tính thì thường xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, có khi là cách quãng nhưng có khi là liên tiếp trong nhiều ngày. Biểu hiện của mề đay mạn tính có khí chỉ một số nốt mẩn ngứa tạo thành một mảng hoặc nhiều mảng trên các vùng da khác nhau có hình loang lổ như da hổ.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Thuốc điều trị viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng... Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm 3 thể là viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài 4 - 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị. Trong khi nhiễm trùng đường hô hấp trên là nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang cấp tính thì viêm mũi dị ứng và không dị ứng là các nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi xoang bán cấp và mạn tính.
Viêm mũi xoang cấp thường gây ra do các tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn hoặc virut) với các triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi vàng đục (mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai), nghẹt tắc mũi và đau tức, sưng nề vùng mặt.
Trong viêm mũi xoang mạn tính, nhiễm khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, nhưng không rõ rệt như trong viêm mũi xoang cấp tính. 4 triệu chứng chủ yếu của viêm mũi xoang mạn tính là:
- Chảy nước mũi đục ở mũi trước hoặc mũi sau hoặc cả hai.
- Nghẹt hoặc tắc mũi.
- Đau tức, sưng nề vùng mặt, đau đầu.
- Mất khả năng ngửi.
Để chẩn đoán bệnh cần sự xuất hiện của ít nhất 2 trong 4 triệu chứng kể trên. Đau căng tức vùng mặt và đau đầu là triệu chứng rất hay gặp, thường được mô tả là tình trạng đau âm ỉ ở vùng má trên, giữa 2 mắt hoặc trán. Chảy mũi trong viêm mũi xoang mạn tính thường là nước mũi trắng đục hoặc vàng nhạt, mặc dù nước mũi vàng đậm, xanh hoặc nâu cũng có thể gặp. Khứu giác có thể bị giảm sút một phần hoặc hoàn toàn và thường có liên quan với tình trạng dày niêm mạc hoặc mờ đục của xoang sàng trước. Đôi khi, tình trạng mất ngửi gây ra do thoái hóa dây thần kinh khứu giác.
Vị trí viêm xoang.
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Điều trị viêm mũi xoang cấp tính thường đòi hỏi sử dụng một loại kháng sinh thích hợp với đủ liều lượng trong thời gian trung bình là 10-14 ngày. Kháng sinh nên được lựa chọn đầu tiên là amoxicillin. Nếu bệnh nhân không đáp ứng sau 3 ngày dùng thuốc có thể chuyển sang các kháng sinh có phổ tác dụng rộng hơn như cefuroxime, amoxicillin - clavulanate, clarithromycin hoặc levofloxacin. Các biện pháp điều trị khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang cấp là dùng các thuốc co mạch (như xylomethazolin, oxymethazolin nhỏ tại chỗ hoặc pseudoephedrine 30 - 60mg uống 2 - 4 lần mỗi ngày, lưu ý không dùng quá 5 - 7 ngày), rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tăng cường bù dịch và nhỏ mũi bằng các dung dịch có chứa corticosteroid (như hydrocortisone, dexamethasone) để giảm phù nề ở mũi và mở rộng các lỗ xoang.
Điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Kế hoạch điều trị tương tự như với viêm mũi xoang cấp tính, ngoại trừ việc phải dùng kháng sinh trong một thời gian lâu hơn (3 - 6 tuần) và sử dụng kéo dài các thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid như fluticasone propionate, budesonide, mometasone hoặc beclomethasone. Nên dùng sớm các kháng sinh phổ rộng như cefuroxime, clarithromycin, levofloxacin hoặc azithromycin ngay từ đầu thay vì lựa chọn amoxicillin như trong viêm mũi xoang cấp. Trong những trường hợp không đáp ứng với các kháng sinh kể trên mà bệnh nhân thở hơi thở có mùi hôi cần nghĩ đến nguyên nhân nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí và nên phối hợp thêm các kháng sinh có tác dụng với loại vi khuẩn này như metronidazole hoặc clindamycin. Viêm mũi xoang do nấm thường đòi hỏi điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc chống nấm. Các thuốc như montelukast, zifirlukast, zileuton cũng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi hoặc nhạy cảm với aspirin. Phẫu thuật xoang thường được chỉ định ở những bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa một cách triệt để sau ít nhất 4 - 6 tháng. Phương pháp thường sử dụng là mở rộng lỗ xoang hàm và xoang sàng, cắt bỏ polyp mũi. Bệnh nhân cần được rửa mũi tích cực và tiếp tục sử dụng corticosteroid xịt mũi sau phẫu thuật. Cần lưu ý là những bệnh nhân có polyp mũi thường có xu hướng tái phát polyp sau phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, viêm mũi xoang mạn tính có thể rất "bướng bỉnh" cho dù được điều trị tích cực hoặc thậm chí được phẫu thuật, người bệnh vẫn tiếp tục xuất hiện các đợt viêm mũi xoang tái phát.
BS. Nguyễn Hữu Trường
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Những người cần kiêng ăn sữa bò Giá trị dinh dưỡng của sữa bò rất cao, các nhà y học dân tộc còn cho rằng ngoài giá trị dinh dưỡng rất cao ra, sữa bò còn có thể có tác dụng chữa trị bệnh như bồi bổ những hư tổn của cơ thể, ích phế lợi vị, sinh tân dịch, nhuận tràng nữa. Nhưng có một số người thì lại...