Nỗi khổ khi phải đi học mùa mưa: Quần áo, sách vở ướt sũng, đi cà kheo đến trường
Bức ảnh ngay sau khi được chia sẻ đã nhanh chóng tạo nên cuộc bàn luận sôi nổi trong cộng đồng mạng, đa số mọi người đều tỏ ra đồng cảm với nỗi khổ của sinh viên các trường vào mùa mưa bão.
Thời học trò luôn gắn liền với nhiều ký ức đáng nhớ về thầy cô, bạn bè, những bài kiểm tra, các môn học khó nhằn và không thiếu trò nghịch ngợm, quậy phá. Đương nhiên là hội bạn thân sẽ nghĩ ra cả trăm cách “tiêu khiển” giúp chúng ta xua tan áp lực học hành, thi cử. Sau này mỗi lần nhắc lại, khối người phải bật cười, rồi bùi ngùi nhung nhớ chứ chẳng đùa đâu.
Hát hò, tám chuyện, truyền giấy cho nhau trong giờ học, ăn quà vặt, giấu cặp, giấu dép,… từ lâu đã trở thành những trò kinh điển mà bất kì ai đã từng là học trò cũng đều trải qua. Tuy nhiên, mới đây, dân mạng còn được phen trầm trồ với pha di chuyển đến trường mùa mưa cực bá đạo của sinh viên các trường Đại học.
Một ý tưởng mới vô cùng tinh quái được tạo ra từ sự “thích nghi” với thời tiết “sáng nắng, chiều mưa” đó chính là… đi cà kheo đến trường. (Ảnh: Trần Quốc Khánh/ Trần Đức Chinh/ Hà Nội Của Tôi)
Kỳ thực thời đi học chẳng mấy ai chịu nổi mùa mưa, sinh viên người thì lội nước đến trường, người lại ướt sũng từ đầu tới chân, mà chưa kể đường phố đông đúc, tắc đường, kẹt xe, quần áo, sách vở ngập trong biển nước và bùn bẩn. Nhưng “Hội nhất quỷ nhì ma” vẫn pha trò cực lầy lội, ý tưởng đậm chất phá phách, tinh nghịch mà không lứa tuổi nào có được, bất kể trời nắng hay mưa.
Video đang HOT
Cụ thể, theo những hình ảnh được đăng tải trên trang fanpage Hà Nội Của Tôi, các bạn sinh viên ở Hà Nội đã dùng cà kheo lội nước đến trường, mà cà kheo đâu phải ai cũng biết sử dụng. Bức ảnh trên ngay sau khi được chia sẻ nhanh chóng tạo nên cuộc bàn luận sôi nổi trong cộng đồng học sinh, sinh viên, nhiều bạn cho rằng đây là việc khá bình thường vì không chỉ một, hai, mà ở rất nhiều trường, học trò đều phải dùng nhiều cách để khắc phục sự cố phát sinh do thời tiết mưa bão.
“Thời tiết những ngày mưa ẩm ương này, tới được lớp học đã là một sự thành công to lớn rồi, phải cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn thôi.”, bạn H.T chia sẻ.
Bạn D.H.V bình luận: “Trường mình dù có mưa cỡ nào thì cũng không thấy có cảnh tượng như thế này,mang cà kheo còn chẳng nổi nói gì là đi trong biển nước.”
“Chuỵện như cơm bữa ở trường mình rồi, nhất là vào mùa hè, lúc nắng, lúc mưa chẳng biết đường nào mà lần.”, facebook N.U cho biết.
Mưa lớn gây ngập úng ở thành phố Vinh, đám học sinh sinh viên, ai cũng thi nhau bơi lội. (Ảnh: Trần Sơn/ Group Trường Người Ta)
Tranh thủ làm kiểu ảnh kỷ niệm. (Ảnh: Tuấn Võ/ Group Trường Người Ta)
Ảnh: Hoàng Văn Chung/Trường Người Ta.
Kiểm tra công trình xây dựng đường cao tốc bắc-nam trước mùa mưa bão
Sáng 18-9, Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cùng Ban Quan lý Dự án đường Hồ Chí Minh kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn, thuộc đường bộ cao tốc trên tuyến bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020, trước mùa mưa bão.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ trao đổi chuyên môn với các đơn vị quản lý, giám sát, nhà thầu thi công dự án đoạn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Trước đó, ngày 16-9-2020, dự án này được khởi công xây dựng tại điểm đầu tiên ở km0 thuộc xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị (trùng với km 10 380 trên QL 9); điểm cuối của dự án ở km 98 350, thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, trùng với điểm đầu của dự án La Sơn - Túy Loan. Quy mô xây dựng là đường cao tốc cấp 80-100, giai đoạn hiện tại được phân kỳ đầu tư cao tốc với vận tốc cho phép 80 km/giờ. Dự kiến trong năm 2021 dự án sẽ hoàn thành.
Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đạt hơn 98%; đã giải ngân được hơn 97% vốn được giao. Đoạn qua tỉnh Quảng Trị đã bàn giao được 100% mặt bằng tuyến chính; qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã bàn giao mặt bằng được hơn 97%. Ban đang quyết liệt phối hợp các địa phương để giải quyết dứt điểm các vị trí còn vướng mặt bằng trong tháng 9-2020...
Thứ trưởng Lê Đình Thọ lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của các đơn vị quản ý, giám sát, thi công dự án.
Tiến độ xây dựng công trình, các gói thầu đã triển khai xong cơ bản phần nền, hiện đang thi công phần cấp phối, mái cơ ta-luy... Để không ảnh hưởng đến tiến độ dự án, ban đã tổ chức họp với các đơn vị liên quan để giao nhiệm vụ thực hiện và thống nhất các giải pháp xử lý tốt hơn nữa trong việc thực hiện tiến độ của dự án...
Phát biểu chỉ đạo sau khi kiểm tra thực tế công trình, Thứ trưởng Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đánh giá cao Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu tổ chức thi công, quản lý công trình có nhiều sáng kiến; công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư, bảo đảm an ninh trật tự trên công trình đáp ứng yêu cầu.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định, đây là công trình được Đảng, Chính phủ và Bộ GTVT đặt kỳ vọng là công trình trọng điểm, mẫu mực quốc gia nên cần hạn chế tối đa những thiếu sót. Tiến độ thi công, chất lượng công trình là hai yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu của dự án. Bộ kỳ vọng, thông qua việc thi công công trình trọng điểm này sẽ mang đến bài học về đổi mới tư duy trong quản lý công trình giao thông. Yêu cầu các nhà thầu phải xây dựng tiến độ thi công phù hợp, khoa học để thực hiện thi công công trình đúng tiến độ đặt ra. Đơn vị giám sát công trình cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm. Tất cả cần phải có tư duy trong sáng, trách nhiệm cao thì hành động sẽ cương quyết, đúng và trúng. Ngành phải làm ra được con đường - sản phẩm công trình tốt với chất lượng luôn là số một để xã hội ghi nhận...
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng nhắc nhở các đơn vị khi có phát sinh vấn đề lớn tại hiện trường do yếu tố khách quan mang đến thì nhà thầu, giám sát thi công xử lý trước; cũng cố hồ sơ pháp lý đầy đủ để thống nhất cao trong công việc. Cần phải bảo đảm an toàn thi công trong mùa mưa bão; cảm thấy không an toàn thì không được phép thi công.
Đề phòng rắn cắn mùa mưa bão và cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, thời tiết diễn biến phức tạp. Ngoài các rủi ro về thiên tai thì mưa bão, ngập lụt cũng làm gia tăng tình trạng xuất hiện rắn độc, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, vùng núi cao. Sơ cứu khi bị rắn độc cắn đúng cách giúp hạn chế nguy cơ tử...