Nỗi khổ ‘dâu quê’ của cô nàng Hà Nội
Vừa cưới về chưa kịp cởi váy cô dâu đã bị lôi ra rửa bát, dọn dẹp. Chưa kịp kiểm xong tiền mừng đã có họ hàng sang hỏi mượn và mẹ chồng cứ gợi ý giữ vàng cưới dùm… Những điều này với cô thực kỳ lạ.
Chị Thanh Tâm thân mến!
Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, còn chồng em sinh ra ở Thanh Hóa, sau này anh mới lên đây học và làm việc. Lúc em mới quyết định lấy, bố mẹ, anh chị, bạn bè của em đều ngăn cản. Không phải vì mọi người không thích chồng em (vì tính anh ấy thật sự rất hay) nhưng ai cũng bảo “mày không hợp lấy chồng quê đâu. Đã sinh ra và lớn lên ở đây thì nên chọn người Hà Nội hay ít nhất ở thành phố mà lấy”. Tuy nhiên, lúc đó em nghĩ “có cưới thì vợ chồng em cũng ở thành phố thế nên quê hay tỉnh cũng chẳng ảnh hưởng gì!”.
Sau này em mới biết mình nhầm. Mặc dù đến giờ phút này em vẫn cực kỳ yêu chồng nhưng em thấy cả tâm hồn và thể xác của mình đều mệt mỏi. Tuy em không dám về nhà mẹ đẻ để kể lể nhưng em có hỏi mấy cô bạn thân. Các cô ấy chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi em kể chuyện vừa cưới về, chưa kịp cởi váy cô dâu đã bị lôi ra rửa bát, dọn dẹp. Chưa kịp kiểm xong tiền mừng đã có họ hàng sang hỏi mượn và mẹ chồng cứ gợi ý giữ vàng cưới dùm. Chưa kể đến chuyện chồng em cứ về quê là bị “biến hình”, trở nên lười nhác, khệnh khạng. Em cứ như bị giam lỏng dưới gian bếp hôi hám, khói mù mịt để hầm hì, nấu nướng cho cả gia đình. Và dường như mấy cô, mấy bác chẳng có việc gì để làm, cứ tụ tập suốt ngày để nói chuyện này chuyện khác. Có khi họ còn “góp ý” với chồng em “trừng trị” em cái tội dám xưng “mình- tớ” với chồng. Các cô bạn của em nói rằng “Đấy là lý do vì sao trước đây bọn tao cản mày. Lấy chồng nông thôn nó thế. Bọn tao lớn lên ở đây biết mà còn khó chấp nhận, đối phó, huống chi là mày.”
Em đã cố gắng tìm cách ít tiếp xúc, ít nói năng để đỡ gây ra lỗi lầm. Nhưng mà, tuần nào em không gọi điện về y như rằng mẹ chồng em sẽ kiện cáo với chồng em ầm ĩ. Cũng không tránh được tiếp xúc vì cứ mấy hôm lại có người ở quê lên thành phố đến ở nhà em để đi chơi, đi khám bệnh. Mấy đứa em họ đến nhà anh chị còn rủ thêm cả bạn đến ăn ngủ mấy ngày cuối tuần… Bây giờ, em đã thấy mình đúng là không hợp lấy chồng quê như mọi người đã nói rồi. Có quá nhiều chuyện, nhiều vấn đề từ ở quê mà em chẳng thể nào tưởng tượng ra được. Em có nên dừng cuộc hôn nhân này lại khi bọn em còn chưa có con không chị? Xin chị cho em lời khuyên.
Dương Cúc
Video đang HOT
Sinh ra và lớn lên ở thành thị, cô thấy nhiều điều ở quê chồng thật kỳ lạ (ảnh minh họa)
Dương Cúc thân mến!
Lấy chồng là một bước ngoặt rất lớn của người phụ nữ và bất kể chúng ta có lấy người ở nông thôn hay thành phố thì cũng đều sẽ có những thay đổi, khó khăn thôi. Tất nhiên, nếu em cưới được một anh chàng ở thành thị, có cuộc sống, cách sinh hoạt, hoàn cảnh gia đình tương đối giống mình thì có thể em sẽ đỡ bị bỡ ngỡ và dễ thích nghi hơn. Nhưng cuộc hôn nhân sẽ như thế nào nếu em không yêu và lòng em không hướng về người đàn ông mà em cưới? Chính em đã nói “đến giờ phút này em vẫn cực kỳ yêu chồng”. Bấy nhiêu là đủ để thấy em đã không kết hôn nhầm, không lấy sai đối tượng. Vấn đề chỉ là ở chỗ em cảm thấy quá áp lực trước cách sống, cách suy nghĩ của mỗi một thành viên và toàn thể gia đình nhà chồng.
Trong trường hợp này, thay vì nghĩ ngay đến chuyện ly hôn, có lẽ em nên khéo léo chia sẻ những vấn đề khó khăn, những cảm giác mệt mỏi của mình với chồng. Đồng thời nói cho anh ấy biết cả những mong muốn của em, những gì em có thể làm và những giới hạn em có thể cũng như không thể chấp nhận. Có như vậy chồng em mới hiểu vợ và dần dần điều chỉnh thái độ, cách cư xử cũng như các mối quan hệ sao cho hợp lý để giúp em cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn.
Theo PNVN
Nỗi khổ có ai thấu của cô nàng "lấy phải" chồng giàu
Gần một năm trôi đi, ai cũng nghĩ Phương lấy được chồng giàu như "chuột sa chĩnh gạo", còn người trong cuộc như Phương mới thấy thấm khổ.
Phương lấy chồng được gần 1 năm mới vỡ mộng. Tưởng đâu lấy chồng giàu thì về sau sẽ sung sướng, tiền nhiều có thể thoải mái mua sắm, thoải mái ăn diện, spa... thế nhưng về sau mới sự mới mười mươi. Người ta nói "giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn", câu nói này vô cùng chính xác đối với gia đình chồng cô.
Nhà chồng làm kinh doanh, bố mẹ chồng còn trẻ nên còn "sung sức" lắm, mọi chuyện trong nhà hai ông bà quán xuyến tất. Phương về làm dâu chừng nào ngày là bấy nhiêu ngày phải "nín thở". Làm gì cô cũng bị bố mẹ chồng soi xét, đến bản thân chồng Phương cũng bị ảnh hưởng bới cách giáo dục xét nét ấy nên cũng thường xuyên "chú ý" đến vợ.
Nhà giàu, nhiều tiền đó nhưng tiền chỉ để ngắm, để "ra oai" với thiên hạ thôi chứ từ ngày về làm dâu nhà giàu Phương chưa một lần được thoải mái dùng tiền như mộng tưởng. làm dâu nhà giàu đối với Phương là cả một quãng thời gian ác mộng. Nguyên chỉ nhắc đến chiều chồng thôi cô đã toát mồ hôi hột rồi.
Ảnh minh họa.
Nói đến chồng Phương, anh này có tính gia trưởng, sống hách dịch và luôn coi thường dân nghèo khó, thêm cả tính keo kiệt bủn xỉn nữa. Cũng vì thế mà chỉ gần 1 năm lấy chồng thôi nhưng tình cảm cô dành cho chồng cũng vơi cạn, thay vào đó là sự ghê sợ, chán ghét.
Ai cũng biết, khi sống với nhau không còn tình cảm nữa thì chuyện chăn gối chỉ là sự gượng ép. Với Phương cũng vậy, đêm đêm nằm cạnh chồng cô không còn cảm xúc, mỗi lần hai vợ chồng quan hệ cô cho đó là sự ép buộc, là nghĩa vụ mà thôi.
Chồng Phương là người khó tính, khó chiều, từ ngày lấy chồng Phương đã phải từ bỏ công việc kế toán của mình chỉ để ở nhà làm tròn bổn phận người vợ của mình. Thế nhưng, không thấu hiểu cho vợ, chồng Phương còn cố tình gây thêm áp lực cho cô. Ngày nào cũng vậy, Phượng tối tăm mặt mũi lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, quần áo của mình thì nhàu nhĩ mà của chồng thì lúc nào cũng phải là lượt phẳng phiu.
May ra, nếu có cơ hội được chồng đưa đi tiệc tùng thì Phương còn được trở lại làm "người", mới được khoắc lên mình chiếc váy đẹp, tô son, đánh phấn... Còn lại thì trông cô không khác gì ô sin. Nếu là ở một gia đình khác có lẽ chuyện Phương thuê ô sin, giúp việc là điều dễ hiểu, nhưng với gia đình chồng Phương thì điều đó là lãng phí. Mẹ chồng Phương nhiều lần đe nạt, "Con dâu chỉ ăn rồi với ở nhà thì làm đi cho khỏe chân khỏe tay, chứ thuê ô sin làm gì vừa tốn kém, vừa không đáng tin cậy. Nhà mình tiền của rải khăp nơi, nhà có osin khác gì biếu chúng nó...".
Gần một năm trôi đi, ai cũng nghĩ Phương lấy được chồng giàu như "chuột sa chĩnh gạo", còn người trong cuộc như Phương mới thấy thấm khổ. Nhiều lần Phương có ý định ly hôn, nhưng đời người con gái lỡ một lần đò rồi liệu chuyến sau có tốt hơn không, biết đâu "tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa". Cứ rụt rè mãi đến tận bây giờ cô vẫn chưa có đủ dung khí đưa tờ đơn ly hôn cho chồng ký.
Thế đây, lấy chồng giàu có phải ai cũng sướng. Phận làm con gái may mắn thì đỗ được bến nước trong, còn không may tấp phải bến đục thì phải chịu.
Theo Afamily
Nỗi khổ khi yêu phải cô nàng nức tiếng ngoan hiền Ngày mới yêu tôi hãnh diện vì có bạn gái ngoan hiền bao nhiêu thì bây giờ càng gần cưới lại thấy sợ bất nhiêu. Tôi có cảm giác đang cưới một "mẹ trẻ" chứ không phải vợ. Mới tiếp xúc và nhìn vẻ bề ngoài của bạn gái tôi, quả thật gọi cô ấy là hoàn hảo tuy có hơi quá nhưng...