Nỗi khổ đại gia đi siêu xe ở Việt Nam
Chi phí nuôi xe cao, xe không được sử dụng nhiều, còn người sở hữu siêu xe thì thường xuyên bị dư luận soi mói, đó là những nỗi khổ mà các đại gia có siêu xe tại Việt Nam đang phải gánh chịu.
Sở hữu và sử dụng siêu xe, xe siêu sang là mơ ước của rất nhiều người, không chỉ bởi chúng có giá trị, tiện nghi, thiết kế đẹp mắt mà còn bởi những giá trị vô hình mà nó mang lại, trong đó có cái gọi là đẳng cấp. Ngoài ra, khả năng đảm bảo an toàn của những dòng siêu xe và xe sang cũng tốt hơn hẳn những dòng xe bình dân thông thường.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc có trong garage một hoặc nhiều cỗ máy thuộc các thương hiệu khủng như Lamborghini, Ferrari, Bentley hay Rolls-Royce có thể khiến không ít đại gia Việt đã, đang và sẽ phải đau đầu khá nhiều. Vậy, đi kèm với sự sung sướng và thỏa mãn khi sắm siêu xe là những vấn đề gì?
Mua tốn kém, nuôi xe còn tốn hơn
Việc sắm ô tô tại Việt Nam nói chung vốn đã đòi hỏi mức chi phí cao hơn mặt bằng chung của khu vực và thế giới tới 2-3 lần. Một chiếc xe bình dân tại Việt Nam như Kia Morning cũng đã đắt ngang hoặc thậm chí là hơn giá của một chiếc xe hạng trung như Honda Civic ở nước ngoài.
Tương tự như vậy, giá siêu xe và xe siêu sang tại Việt Nam cũng bằng 2-3 lần giá một chiếc xe tương tự tại Mỹ. Do đó, để sở hữu những cỗ máy khủng như một chiếc Ferrari đời mới, các đại gia Việt phải tốn hàng chục tỷ đồng cho việc mua sắm xe.
Chi phí nuôi biển ngoại giao của chiếc Lamborghini Gallardo LP570-4 Superleggera tại Hà Nội này chắc chắn không rẻ và việc né thuế cho các siêu xe bằng loại này hiện nay là cực khó. Ảnh: Autogespot.
Vì quá tốn nên trước đây, không ít các đại, thiếu gia tìm cách lách luật bằng cách mua xe đã qua sử dụng và gắn biển nước ngoài. Dù có “né” được khá nhiều loại thuế nhưng chi phí cho biển xe cũng không hề ít.
Trong một cuộc trò chuyện, một thiếu gia chơi xe thuộc dạng khủng ở Hà Nội cho biết chi phí trước đây mà anh này dùng để “nuôi” biển xe ngoại giao của chiếc Ferrari 458 Italia đã lên tới trên dưới 5.000 USD/tháng.
Video đang HOT
Nhẩm tính lại, sau 2 năm chơi xe, riêng chi phí cho biển xe đã lên tới 120.000 USD, ngang với một chiếc xe hạng sang. Tuy nhiên, theo tay chơi này, chi phí như thế vẫn còn rẻ, bởi khá nhiều tay chơi Việt xài siêu xe theo kiểu ngắn ngày, mua siêu xe chơi vài tháng hoặc 1-2 năm rồi bán lại cho showroom hoặc cho tái xuất và mất vài chục hoặc một hai trăm ngàn USD cho cái gọi là chi phí “chơi xe”.
Hiện nay, cách chơi này không còn dễ được áp dụng, bởi nguồn nhập xe cao cấp bị hạn chế và rất khó để xài các chiêu trốn thuế bằng biển nước ngoài. Do đó, nếu muốn chơi siêu xe hoặc xe siêu sang, các đại gia sẽ phải bỏ ra chi phí ban đầu rất lớn, và việc nuôi xe cũng ngất ngưởng không kém.
Đại gia Minh “nhựa”, một trong những tay chơi xe khủng nhất Việt Nam cũng từng chia sẻ trên báo chí về mức độ “nuốt tiền” của việc nuôi siêu xe. Chẳng hạn, mỗi khi siêu xe Bugatti Veyron của anh cần bảo trì bảo dưỡng, chi phí chi trả lên tới hàng chục ngàn USD là chuyện thường.
Mỗi khi thay mâm, anh này sẽ tốn 25.000 USD cho mỗi cái, chưa kể bộ lốp siêu xe và còn phải mời các chuyên gia nước ngoài với đầy đủ các máy móc chẩn đoán sang Việt Nam, hay việc phải đặt hàng phụ tùng từ nước ngoài.
Một khi xe “sụt sịt” hoặc gặp tai nạn, sự cố, số tiền đổ vào những cỗ máy tiền tỷ này cũng khiến những người ngoại đạo nghe xong phải choáng váng.
Dù vậy, đã chơi đã mê thì tốn kém là chuyện nhỏ và nó chỉ lớn khi tình hình kinh doanh của chủ xe đi xuống và túi tiền không còn đủ để thỏa mãn đam mê.
Dễ ‘ốm’ và thường xuyên bị &’đắp chiếu’
Phần lớn các siêu xe hoặc xe siêu sang tại Việt Nam đều là hàng nhập ngoài, không chính hãng từ các thị trường như Anh, Mỹ, Trung Đông. Những chiếc xe này không có những chi tiết nhiệt đới hóa cho phù hợp với khí hậu Việt Nam. Do đó, khi phải đối mặt với sự thất thường của thời tiết tại Việt Nam, các mẫu xe này dễ gặp sự cố, và việc khắc phục không chỉ tốn tiền mà còn tốn nhiều công phu cũng như thời gian.
Không ít chủ xe phải chuyển xe sang Singapore để sửa, bởi các chuyên gia không thể sang Việt Nam hay thiếu đồ thay thế.
Bên cạnh đó, với những đặc trưng như gầm thấp, thiết kế thể thao, hầu hết các dòng siêu xe đều rất kén đường. Do đó, hầu hết các chủ siêu xe tại Việt Nam đều phải chọn đường để đi bởi những đoạn đường nhiều ổ gà hay lầy lội tại rất nhiều nơi sẽ là “mồ chôn” các cỗ máy khủng.
Dù có hết sức chọn lựa, việc dính sự cố bởi một ổ gà hay hòn đá trên đường là rất khó tránh, chưa kể đến khả năng dính xây xước trong các khu phố đông đúc ở Hà Nội hay TP.HCM. Vì thế, không ít siêu xe tại Việt Nam đã xuất hiện trên báo quốc tế với hình ảnh đang nằm trên xe cứu hộ.
Ngoài ra, việc ít sử dụng xe hoặc thường xuyên sử dụng ở tốc độ thấp cũng khiến những cỗ máy đắt tiền này dễ dàng đổ bệnh.
Thường xuyên bị ’soi’
Việc sở hữu siêu xe sẽ giúp người chủ nâng tầm đẳng cấp và nhận được ánh mắt ngưỡng mộ cũng như ghen tị của rất nhiều người. Bên cạnh sự tự hào, sung sướng, sau một thời gian không ít chủ xe sẽ thấy mệt mỏi vì bị dư luận soi mói.
Đôi khi, nhất cử nhất động của họ đều có thể lọt vào ống kính của báo giới hoặc của các tín đồ yêu xe. Có lẽ vì thế nên phần lớn các đại gia chơi siêu xe tại Việt Nam thường chỉ xuất đầu lộ diện vào buổi tối để hạn chế tối đa việc bị soi mói về xe cũng như đời tư. Họ cũng ít khi chia sẻ hoặc công khai hoàn toàn trên báo giới về những món hàng khủng mà mình sở hữu.
Dù việc sở hữu và sử dụng siêu xe khiến không ít người phải hao tâm tốn của, nhiều đại gia mê xe vẫn muốn “chịu khổ” vì niềm đam mê này và rất nhiều người khác vẫn tiếp tục mơ ước có ngày được ngồi sau vô lăng những cỗ máy đẹp đẽ, đắt tiền đó. Sự chịu chơi của các đại gia Việt trong thời gian qua chính là lý do để các thương hiệu khủng mạnh tay đầu tư để đổ bộ vào Việt Nam.
Theo VNE
Vợ nghiện việc
Nhìn vợ hao mòn từng ngày vì áp lực công việc, anh xót lắm. Anh hiểu suy nghĩ của vợ nên càng thương hơn. Vốn thiếu thốn từ bé, vợ rất thấm thía nỗi khổ của cảnh nghèo.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tuần nào cũng vậy, ngày chủ nhật của gia đình mình trôi qua theo một công thức định sẵn: vợ cặm cụi gõ lách cách hai máy tính cùng một lúc, hóa đơn chứng từ chất đầy bàn làm việc, ba bố con hết chơi điện tử, xem ti vi lại đi ra đi vào.
Nhiều lần, anh đề nghị vợ tạm gác công việc để cả nhà đi chơi nhưng vợ dùng dằng không chịu. Với vợ, nếu nghỉ làm một ngày, "thiệt hại" về kinh tế sẽ rất lớn...
Nhìn vợ hao mòn từng ngày vì áp lực công việc, anh xót lắm. Anh hiểu suy nghĩ của vợ nên càng thương hơn. Vốn thiếu thốn từ bé, vợ rất thấm thía nỗi khổ của cảnh nghèo. Do vậy, vợ luôn cố gắng vươn lên để tạo dựng cuộc sống ổn định về kinh tế. Khi có con, mong mỏi lớn nhất của vợ là con được sống đầy đủ. Ngày mới cưới, vợ "cày" ngày "cày" đêm để kiếm tiền, đến nỗi mình không có thời gian hưởng tuần trăng mật. Sáu năm sau ngày cưới, nhờ chăm chỉ làm ăn, vợ chồng mình đã có cơ ngơi vững vàng, có tiền tích lũy. Nhưng, tính tham công tiếc việc dường như đã ăn vào máu vợ. Còn nhớ, khi bé My vừa đầy tháng, chồng đi công tác, vợ một mình ở nhà vừa chăm con vừa làm việc.
Hàng xóm kể, vợ một tay đưa nôi ru con ngủ, một tay gõ máy tính gần suốt đêm. Anh nghe kể mà phát hoảng, phải nhờ bà ngoại lên trông chừng vợ. Ngoài việc ở công ty, vợ còn nhận làm kế toán cho ba công ty tư nhân nên làm ngày làm đêm không hết việc. Vợ không còn thời gian dành cho chồng hay chăm chút bản thân. Mắt thâm quầng vì thức khuya, da dẻ sạm đi vì mệt mỏi, mới hơn ba mươi mà vợ đã "xuống cấp" nhanh chóng.
Nhưng với vợ, việc đó chẳng mấy quan trọng, vợ chỉ thực sự vui khi hoàn thành được chỉ tiêu đề ra trong công việc. Anh muốn dứt vợ ra khỏi đống sổ sách để vợ thảnh thơi. Đôi lần, anh đã thành công nhưng khổ nỗi, đi chơi mà vợ cứ kè kè cái ipad rồi check mail liên tục khiến chuyến đi mất vui...
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Hai con cũng ít thời gian gần gũi mẹ vì cả ngày học ở trường, tối về chỉ chơi với bố vì mẹ bận làm việc. Dù anh biết vợ rất thương con, sắm sửa cho chúng đủ thứ không thua kém bạn bè, có món gì ngon, cái gì đẹp, vợ đều mua cho con. Nhưng, tất cả những thứ ấy, không thể bù đắp được sự thiếu vắng hơi ấm của mẹ. Con cần lắm vòng tay ôm ấp của mẹ trước khi đi ngủ, một nụ hôn tạm biệt mỗi buổi sáng đến trường. Anh cũng cần vợ quan tâm chăm sóc, dù chỉ là một bữa cơm ấm áp sau giờ tan tầm. Anh muốn cùng vợ đi du lịch, ôn lại những kỷ niệm thưở mới yêu để hâm nóng tình cảm. Anh nhớ, lâu rồi gia đình mình chưa đi chơi chung...
Nếu biết những suy nghĩ này của anh, vợ đừng "nghiện" việc nữa nhé. Anh có thể cáng đáng chuyện kinh tế của gia đình, vợ không cần phải lao tâm khổ tứ như vậy. Hãy để anh làm bóng mát che chở cho cuộc đời vợ...
Theo VNE
Lời tỏ tình của...vợ Chị loay hoay suốt buổi sáng, toát cả mồ hôi vẫn không thể nào nhớ ra khi đăng ký với Yahoo, chị đã "cho" vợ chồng đi trăng mật ở đâu! Giờ tự nhiên nhà mạng hỏi, chị trả lời lung tung, thế là nó khóa. Sau hai ngày vật lộn với trang mạng, chị gọi điện cho chồng: "Anh coi cứu hộp...