Nỗi khổ của những đại gia bị “giời” hành
Không phải ai cũng có tiền để mua ô tô theo ý mình, nhưng có người có hàng trăm tỷ đồng cũng không dám chọn xế hộp như ý chỉ vì “thầy” phán “ không hợp mệnh”. Đó là câu chuyện có thật và người ta nói những đại gia này bị trời hành…
Mớ kiến thức hổ lốn…
Khoảng 7g, theo chân một anh bạn được gọi là “ đại gia” tên Hưng, chúng tôi có mặt tại nhà “thầy” D. ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh để xem sắm xe nào, BKS số nào thì hợp mệnh, làm ăn phát đạt. Đến sớm mà nhà “thầy” đã có ba bốn người chờ xem. Trong lúc đứng chờ, tôi “hóng hớt” với một người đàn ông có dáng vẻ đạo mạo. Anh tên Hùng, ở tận Phú Thọ. Tối qua, anh ở nhà người thân tại Hà Nội, sợ tắc đường nên 4g sáng đã khởi hành, về đến ngõ nhà “thầy” trời mới tang tảng sáng. Tôi dò hỏi: “Nhiều tiền thế, mua xe loại gì chẳng được, làm sao phải xem, không hợp thì lại đổi?” Anh Hùng nói ngay: “Không được! Tôi phải xem mệnh mình hợp với màu gì rồi mới quyết định mua loại xe nào. Nếu mệnh mình hợp với xe màu tím, màu xanh lá mạ thì… coi như “đứt” vì chẳng có dòng xe “xịn” nào có những màu lạ lẫm đó cả, trừ phi mình phải đặt ở tận hãng”.
Một vị khách khác tên Tiến, đã đứng tuổi, kể cho mấy người đứng cạnh nghe câu chuyện của bạn ông. Ông Tiến nói: “Bạn tôi cũng là đại gia nhưng “thầy” bảo mệnh khắc, mạng xung quá nhiều nên suốt đời phải đi dòng xe “cỏ”, dạng như xe Matiz, loại xe rẻ tiền. Vì thế nên ông bạn chọn cách giữ nguyên vỏ xe nhưng lắp máy xịn. Nhưng đi con xe “cỏ” ấy cũng sướng lắm, vì nó được nâng cấp đến cả gần tỷ đồng”. Nói xong, ông Tiến lại chép miệng mà rằng: “Mà 1 tỷ chứ 4 tỷ thì vẫn là xe “cỏ”, vẫn không thể sang trọng được bằng dòng xe xịn, trong kinh doanh thì con gà tức nhau tiếng gáy. Đi ký hợp đồng lớn bằng xe ấy thì bị đuổi ngay từ vòng gửi xe rồi, rõ khổ. Đúng là tại số”!?
Xe biển đẹp, Dũng “tổng” vẫn dính vòng lao lý
Từ điện thờ của “thầy” bước ra, anh Hùng hớn hở nói: “Thầy bảo, Ngũ Hành bản mệnh tôi thiếu hành Hoả. Mua xe màu đỏ, hồng, đỏ sậm, nâu sậm tất vượng cả làm ăn lẫn gia đình”. Hùng nói đầy hàm ý: “Đúng là người giàu cũng khóc, đại gia nhiều tiền cũng phải “bó tay”, thừa tiền cũng không dám chơi xe đẹp nếu thầy nói không. Thằng bạn tôi đấy, ông thầy phán, nếu đi xe từ 200 triệu trở lên thì không lao xuống sông cũng đâm vào cột điện nên toàn đi xe cũ rích. Ai hỏi thì nói xe có lộc”. Tôi hỏi: “Anh đặt lên ban thờ bao nhiêu?” “Một tờ xanh to” (tức tờ 500.000 đồng), anh Hùng cho biết: 500.000 đồng để nghe “thầy” phán vài câu, trong vài phút, thù lao của thầy gấp nhiều lần thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư đi giảng bài. So sánh như thế thật khập khiễng nhưng nó đều bởi có chữ “thầy”. Rất tự nhiên, trong suy nghĩ của tôi có quá nhiều cảm xúc khó tả. Tôi chợt nghĩ đến những người thầy tóc bạc trên bục giảng, đến cái danh từ đại gia, đến những trò phù phiếm và đến cả cái người mà từ thầy cho vào ngoặc kép đang ngồi trong điện kia mà xót xa, chua chát…
Video đang HOT
Tôi không thể đi xe xịn
Có bao nhiêu đại gia “hớn hở” như vừa ký được một hợp đồng lớn thì có bấy nhiêu đại gia khuôn mặt ủ ê, buồn bã, lặng lẽ ra về. Tôi hỏi: “Anh hợp với nhiều màu thế cơ mà, không có màu này đã có màu khác”. Ông Tiến buồn rầu kể: “Anh thấy đấy, tôi ngồi trong đó với “thầy” lâu nhất từ sáng đến giờ. Bình thường “thầy” chỉ nói nhiều nhất là 7 phút, còn tôi, “thầy” cúng, tìm, giải đến hơn 30 phút và phải chi đến 2 triệu đồng thầy vẫn bảo chỉ hợp với màu hoa “oải hương”. “Thầy” bảo, tôi sở hữu xe màu này, phát vô cùng, phát cả về đường làm ăn, gia đình lẫn tình cảm ngoài vợ chồng nhưng gia đình vẫn yên ấm. Tôi thất vọng quá vì Luxus, Audi, “mẹc”… lấy đâu ra cái màu của sự mộng mơ, dịu dàng ấy cơ chứ.” Thấy ông Tiến có vẻ căng thẳng, tôi an ủi: “Anh vẫn có thể chọn màu bạc, vàng nhạt cơ mà”. Ông Tiến giải thích: “Tôi cũng mong như thế, nhờ “thầy” giải cho mãi nhưng không được”. Tôi hỏi: “Vậy anh định giải quyết với lời phán của “thầy” như thế nào?”. Ông Tiến thẫn thờ nói: “Phải nhờ giới “thạo xe” đặt giúp tận hãng thôi. Thêm cả đống tiền đấy. Đúng là giời hành”.
Tới gần trưa, anh bạn tôi mới từ điện của “thầy” bước ra với vẻ mặt khá tươi tắn. Hưng giải thích cho tôi: “Mình thuộc mệnh Kim. Mệnh Kim được tạo hoá ban tặng cho sự an nhàn về vật chất…”. Tôi sốt ruột: “Tóm lại ông có mua được Audi màu nâu đồng như sở thích không?” Hiệp bảo: “Mua được, vì cung mệnh của tôi phù hợp với bất kỳ màu sắc nào. Thế nhưng, trên xe phải luôn để một vật bằng đồng hoặc một mảng đồng để làm phép, nếu không xe phải lên nhà máy gang thép Thái nguyên ngay”.
Gái bao học thức cao
Rồi dần dần quen "nghề", Hà bắt đầu từ bỏ các quán bar, đi với bất cứ gã đàn ông nào có nhu cầu gọi cô.
Bất lực vì không xin được việc
Ra trường đã rất lâu nhưng Hà vẫn không tìm được một chỗ trú chân nào ổn định. Từ ngày ra trường tính đến bây giờ cũng ngót nửa năm, bạn bè có chỗ ăn chỗ làm ổn định cả chỉ còn Hà bơ vơ một mình, nay đây mai đó, hết làm việc bán hàng thuê lại đi làm chân chạy bàn. Nhiều lúc chán nản muốn buông xuôi.
Hà không phải là sinh viên yếu. Ra trường cũng với tấm bằng khá nhưng có lẽ ngoài hình không xinh đẹp cho lắm, cộng với khả năng giao tiếp chưa thực sự thuyết phục nên cô không dễ để kiếm việc. Thời đại này người đi xin việc thì nhiều, công việc ngon lành đâu phải là dễ. Những chỗ hấp dẫn thì đã có những người xuất sắc hoặc không thì cũng con ông cháu cha. Vả lại xin việc còn hợp với chuyên ngành và kiến thức mà mình đã học chứ đâu phải việc gì cũng làm được.
Gần nửa năm nay, Hà đi làm chân chạy bàn cho các tiệm bán đồ ăn, đồ nhậu. Chán việc cô lại xin đi làm nhân viên bán quần áo trong shop thời trang không thì ngoài chợ. Ấy vậy mà chẳng ai biết Hà tốt nghiệp đại học ra trường bởi Hà giấu tiệt đi. Họ có hỏi thì cô cũng nói học trung cấp hoặc là chẳng học hành gì để đỡ xấu hổ với mọi người.
Cô bắt đầu theo người quen biết sa chân vào cái nghề mà chẳng ai có thể coi trọng được trong cuộc đời này, nghề làm gái.
Hà nay đây mai đó kiếm tìm việc nhưng đến đâu họ cũng đòi hỏi kinh nghiệm. Vả lại trình độ ngoại ngữ tin học của Hà cũng không được tốt nên rất khó để cô có thể xin được một công việc ổn định, với mức lương kha khá. Làm chạy bàn thì cũng chỉ được vài đồng, chưa chắc đã đủ tiền thuê nhà, ăn ở. Cuộc sống nhiều vất vả và cơ cực khiến cô sinh ra chán nản, tuyệt vọng, không biết tìm con đường nào để giải thoát.
Chán đời đi làm gái
Công việc là một vấn đề, người ngoài là một vấn đề nhưng bố mẹ Hà ở quê và tiền chi tiêu lại là vấn đề khác. Hà sợ về quê, sợ họ hàng cô bác hỏi về công việc. Vì ở quê, một người học đại học ra trường đã là điều may mắn và to lớn lắm. Vả lại bao lâu nay bố mẹ vẫn tự hào về cô con gái. Từ ngày đi làm chưa gửi cho bố mẹ được đồng tiền nào, Hà cũng thấy áy náy lắm rồi, nói chi đến việc về xin tiền tiêu pha và chạy việc. Nghĩ vậy, Hà đành đánh liều làm càn.
Lòng Hà chua chát. Có lẽ rằng bố mẹ sẽ chết đi được nếu biết rằng con gái họ đang lầm lỡ trong cuộc đời.
Cô bắt đầu theo người quen biết sa chân vào cái nghề mà chẳng ai có thể coi trọng được trong cuộc đời này, nghề làm gái. Hà bắt đầu bằng những cuộc tiếp khách trong các quán bar, quán cà phê đèn mờ. Số tiền hậu hĩnh ban đầu cô nhận được cũng là niềm an ủi lớn. Mặc dù không có nhan sắc nhưng với Hà, những kẻ qua đường như vậy cũng không có để mồi chài, kiếm chác. Đối tượng của cô cũng không phải là hạng sang trọng gì cho cam.
Rồi dần dần quen "nghề", Hà bắt đầu từ bỏ các quan bar, đi với bất cứ gã đàn ông nào có nhu cầu gọi cô. Cô trở thành gái hạng sang cho các nhà hàng bởi kinh nghiệm trong nghề và bởi cô có rất nhiều mánh khóe. Vả lại vì quan hệ xã hội nhiều nên cách ăn nói của Hà đã tiến bộ hẳn. Cô biết cách câu kéo khách nên nhiều người ưng ý dù cô cũng chẳng xinh đẹp gì. Hà bỗng dưng thành "vua xứ mù" vì trình độ học vấn của cô. Dù không nói ra nhưng ít ai trong số những người đi làm nghề như Hà lại có trình độ đó. Hà chỉ là một trong những nạn nhận vì tuyệt vọng trước cuộc sống làm liều. Dù có nhiều người cũng kiếm tiền bằng con đường ấy nhưng học tìm các đại gia, tìm các ông sếp lắm tiền nhiều của chứ không phải là chọn cái cách đứng đường như Hà.
Lòng Hà chua chát. Có lẽ rằng bố mẹ sẽ chết đi được nếu biết rằng con gái họ đang lầm lỡ trong cuộc đời.
Theo Eva
"Em sinh ra để làm ăn xin..." Không tránh khỏi đau lòng khi chúng ta thấy những đứa bé nhỏ xíu, chân trần, quần áo rách nát, gầy còm, đói khát, đen nhẻm cầm ca đi lang thang dọc các quán xá, phố phường. Cuộc sống của các em là một chuỗi ngày bất hạnh... Đi dạo quanh đường phố, ăn uống trong các quán xá, hay ngồi ở các...