Nỗi khổ của những bà vợ lấy phải chồng quá hiếu thuận
Nhiều người cứ nghĩ rằng người đàn ông luôn chăm lo cho bố mẹ, anh em thì sẽ làm chồng, làm cha tốt, nhưng thực tế chưa hẳn đã như thế.
Nguy cơ tan vỡ gia đình vì chồng quá hiếu thảo
Lan lấy chồng là con trai thứ 2 trong một gia đình có 3 anh em trai. Tuy vậy, Tuấn, chồng Lan, lại là người hiếu thuận bố mẹ hơn hẳn. Mỗi khi có bất cứ việc gì liên quan tới bố mẹ, thay vì bàn bạc cùng anh em trai để cùng nhau giải quyết thì anh luôn tự sốt sắng lo lắng một mình.
Bố mẹ ốm, anh giục vợ đi vay tiền để đưa đi viện. Sửa nhà cho ông bà, anh hỏi vợ lấy sổ tiết kiệm để chi trả…
Người đàn ông quá hiếu thuận chưa chắc đã phải là một người chồng, người cha tốt. Ảnh minh họa
“ Sao anh không bảo bác cả và chú út lo cùng, bố mẹ có 3 anh em mà cứ như có mỗi mình anh vậy!”. Lan từng dỗi hờn mà nói vậy. Nhưng Tuấn luôn ôm vợ vào lòng mà sẻ chia: “Anh em mỗi người mỗi phận. Được lo cho cha mẹ chả phải là hạnh phúc của mình sao em? Sợ nhất là mình không có khả năng lo cho ông bà. Sau này các con nó nhìn vào mình mà học tập em ạ!”. Lan chẳng biết nói gì hơn nữa.
Lan bất an, cô cảm thấy đôi khi mệt mỏi vì chồng quá hiếu thảo. Cô hiểu chồng cô không sai, hiếm người con có được tấm lòng hiếu thảo như vậy, chỉ có điều đôi khi cô mệt mỏi vì nghĩ cho gia đình riêng của mình. Cô kẹt trong những cảm xúc trái chiều như vậy nhưng vẫn trân quý người đàn ông bên cạnh mình. Bởi Tuấn tốt với gia đình mình và tốt cả với gia đình cô nữa.
Có cùng hoàn cảnh tương tự nhưng không được may mắn như Lan, chị Sương ở Thanh Xuân (Hà Nội) đã phải tính đến chuyện ra ở riêng vì chồng chị quá hiếu thảo.
Hai vợ chồng chị Sương quen nhau khi còn học cùng đại học. Khi yêu anh Phương – chồng chị bây giờ, chị đã biết anh là một người có hiếu với gia đình. Bố mất sớm, chỉ còn mình mẹ anh. Anh là một người con trai rất thương và nghe lời mẹ. Bởi vậy, ra trường mà anh Phương đã biết đưa em lên nuôi cho em đi học đỡ đần mẹ. Thấy anh vậy, chị mừng vì nghĩ hẳn anh sẽ là người chồng tâm lý và trách nhiệm. Thực tế lại không được như thế.
Mẹ chồng Sương là một người rất khó tính, thích lô đề và có dính líu tới cờ bạc. Chuyện này chị biết được thông qua một người bạn, sau đó, chị mới chia sẻ với chồng mình. Mới đầu, chồng chị không tin nhưng sau đó chứng kiến mẹ không ít lần thua to, thậm chí phải cắm cả sổ đỏ anh ta mới vỡ lẽ.
Video đang HOT
“Chồng tôi biết mẹ ham cờ bạc thua tới mức cắm sổ đỏ nhưng vẫn “thương mẹ”. Không ít lần anh rút sổ tiết kiệm, rồi mang cả tháng lương đi trang trải nợ nần giúp bà. Tuy nhiên, lẽ ra thấy con trai khổ cực như thế bà phải thương, đằng này mẹ chồng tôi cứ được đà mà “vòi vĩnh”. Lần nào cũng hứa “nốt lần này mẹ không chơi nữa”, là chồng tôi lại tin. Dồn nén quá, không chịu được nữa tôi có nói với chồng ý định ra ở riêng thì anh bảo ‘Vợ có thể bỏ chứ mẹ thì không, cô thích đi đâu thì đi một mình’”, chị Sương kể.
Lấy phải người chồng nhu nhược, không chủ kiến, luôn nghe lời mẹ là nỗi khổ của nhiều người phụ nữ. Ảnh minh họa
Chị Minh Khuê (ở Hưng Yên) cũng cảm thấy vô cùng chán nản và muốn ly hôn chỉ vì chồng chị quá mức chăm lo cho bố mẹ, anh em trong nhà hơn gia đình riêng của mình.
Anh luôn tự hào về bố mẹ và răm rắp nghe lời, lúc nào cũng chỉ sợ làm phật lòng ông bà. Sau kết hôn, chị muốn vợ chồng có một chút vốn liếng riêng để nuôi con và sau có ngôi nhà riêng. Nhưng anh thì vẫn gửi tiền đều về lo trả nợ cho bố mẹ dù anh còn nhiều anh chị em nữa. Số nợ đó là em trai anh chơi bời phải cắm sổ đỏ nhà đất.
Ấy vậy nhưng với gia đình nhà vợ anh lại rất thờ ơ, lạnh nhạt. Anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện biếu quà Tết cho ông bà ngoại nếu như vợ không nhắc. Khi tới nhà vợ, anh vẫn thường nói “dâu là con, rể là khách” nên chỉ ngồi ở phòng khách không làm việc gì.
“Tôi thực sự cảm thấy chỉ như một người ở, người đẻ thuê trong gia đình anh ấy. Tôi đã có ý định ly dị anh nhưng bố mẹ tôi ngăn cản. Họ bảo anh ấy chưa bao giờ có cư xử gì quá đáng, cũng không trăng hoa ngoại tình, không rượu chè bài bạc như thế là may rồi. Với tôi thì việc anh quá hiếu thảo với cha mẹ mà không lo cho vợ con đã khiến mình muốn dừng lại”, chị Sương chia sẻ.
Hiếu thảo không phải là nhu nhược, không chính kiến
Theo TS xã hội học Phạm Thị Thúy (TP.HCM), phụ nữ đừng nghĩ rằng người đàn ông luôn chăm lo cho bố mẹ, anh chị em mình thì sẽ làm chồng, làm cha tốt. Cần phải xem người đó có thực sự là người có chính kiến, người độc lập hay không.
Việc người đàn ông hiếu thảo với bố mẹ hay chăm lo cho bên nội sẽ không gây bất hòa với vợ nếu họ đã làm tròn trách nhiệm làm một người chồng, một người cha. Có điều, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chữ hiếu là cần phải luôn làm theo lời ý nguyện của bố mẹ mới là có hiếu. Không phải cứ nghe lời bố mẹ một cách mù quáng là có hiếu. Bố mẹ nào cũng thương con nhưng không phải lúc nào họ cũng đúng. Việc quá nghe lời cha mẹ lại trở thành nhu nhược.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi người chồng thiếu chính kiến, luôn áp đặt vợ phải nghe theo ý kiến từ gia đình mình sẽ làm cho người phụ nữ cảm thấy bị bỏ mặc, không được tôn trọng. Thực tế đã có không ít cuộc hôn nhân đi vào ngõ hẹp chỉ vì chồng quá nhu nhược, quá nghe lời mẹ.
Thường người đàn ông thiếu tự tin, khi nghe nhiều lời tác động từ những người ruột thịt cộng thêm việc người vợ quá cằn nhằn, càu nhàu, than phiền về gia đình chồng sẽ khiến người chồng cảm thấy không tin tưởng vợ. Khi đó, họ dễ nghe lời người nhà mình hơn.
Bởi vậy, dù có thế nào, chị em cũng nên cố gắng kìm nén để tìm cơ hội nói với chồng sao cho anh ấy thấy hợp tình, hợp lý. Nếu là người chồng hiểu chuyện sẽ dễ nghe theo và có trách nhiệm với vợ con. Bạn có thể chia sẻ với chồng rằng ‘Mẹ có góp ý là cũng tốt cho chúng mình và em biết anh rất tin tưởng mẹ, em không phản đối gì hết. Nhưng đây là chuyện gia đình mình, em muốn vợ chồng cùng bàn bạc với nhau, tham khảo ý kiến của mọi người rồi cùng đưa ra quyết định’.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Vợ bầu bỗng bị tai nạn ra đi mãi mãi chỉ vì hành động này của chồng
Anh ngồi đó thất thần, hối hận, nước mắt nhòe ra. Cùng lúc mất cả vợ lẫn con, anh ân hận giá như mình không rượu chè, uống say để rồi giờ mất đi vợ lẫn con. Giờ đây anh có ân hận...đã quá muộn mất rồi.
Từ ngày mang thai đến nay hôm nào Loan cũng mất ngủ, bởi vì cô cứ nhắm mặt lại là nơm nớp lo sợ không biết chồng đang ở đâu, có say xỉn hay không. Nhiều lần Loan khuyên chồng bớt rượu, bớt bia đi nhưng anh cứ không chịu còn quát tháo luôn cả vợ nữa.
Vợ chồng Loan trước đây sống vô cùng hạnh phúc, chồng cô luôn yêu thương và chiều chuộng vợ. Nhưng từ lúc anh lên cái ghế trưởng phòng kinh doanh thì bắt đầu thay tính đổi nết. Lúc nào đi sớm, nhưng 11h giờ đêm mới về, đã vậy người còn nồng nặc mùi rượu bia khiến cho Loan mệt mỏi lắm.
Có lần chồng nói đi tiếp khách nhưng 12h đêm chưa thấy về, Loan gọi bao nhiêu cuộc cũng không được khiến cô không tài nào dám đi ngủ. Tới khi chồng về Loan trách móc:
- Anh lại say rồi, anh uống ít đi có được không? 12h đêm mới về...hại sức khỏe lắm.
Có lần chồng nói đi tiếp khách nhưng 12h đêm chưa thấy về, Loan gọi bao nhiêu cuộc cũng không được khiến cô không tài nào dám đi ngủ (ảnh minh họa)
- Sao cô suốt ngày cằn nhằn thế nhỉ? Tôi phải ra ngoài tiếp khách thì say là bình thường. Say mới kiếm ra tiền nuôi mẹ con cô chứ sao nữa?
- Em biết anh vất vả, nhưng anh uống ít thôi. Hại người lắm, rượu bia có tốt đẹp gì đâu.
- Không cần cô quản. Tôi tự biết lo cho bản thân mình. Tôi đi làm đã mệt, về nhà nghe cô cằn nhằn như này càng chán thêm.
Nhiều lúc chồng uống say không làm chủ được mình, cứ quát tháo rồi vung tay chân đá vào người Loan nên cô sợ ảnh hưởng đến con mình lắm. Nhìn chồng ngủ không biết gì, Loan chẳng biết nên trách hay nên giận.
Bầu bí cô nhạy cảm, muốn được chồng đưa đi khám đưa đi mua sắm đồ áo cho con nhưng lúc nào chồng cũng bận:
- Em đi một mình đi, anh còn bận bao nhiêu là việc. Thời gian đâu ra mà em cứ đòi hỏi chứ.
Loan cũng không dám trách chồng, cô biết từ khi mình mang thai thì chồng mải làm ăn vì muốn cho mẹ con cô cuộc sống tốt nhất.
Thế rồi chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là Loan đến ngày sinh, cô háo hức mong được gặp con, ấy thế mà bi kịch ập đến...
Chồng Loan hôm đó uống say khướt, có một động nghiệp gọi cho Loan nói đến đón chồng chứ anh ấy không về được.
Lúc đó Loan lo cho chồng, trời thì nổi gió nên cô vội vã đi đón chồng nếu không sợ anh bị cảm lạnh. Nhưng rồi lúc đó tự dung bụng Loan đau nhói lên, cô hoa đầu chóng mắt ngã lăn ra đường. Lúc đó có xe tải lao tới phanh không kịp tông vào cô. Cô nằm đó máu chảy không ngừng, mọi người xung quang vội đưa Loan vào viện.
Loan nằm cấp cứu 4 tiếng liền thì chồng cô mới tỉnh rượu. Lúc nghe tin vợ con gặp nạn anh lao như điên vào viện. Nhưng lúc đó anh đã nghe thấy tiếng của mẹ mình và mẹ vợ khóc. Vợ con anh đã được phủ khăn trắng xóa.
Anh ngồi đó thất thần, hối hận, nước mắt nhòe ra. Cùng lúc mất cả vợ lẫn con, anh ân hận giá như mình không rượu chè, uống say để rồi giờ mất đi vợ lẫn con. Giờ đây anh có ân hận...đã quá muộn mất rồi. Đây chính là bài học cho nhiều người đàn ông, còn vợ con thì hãy thương cô ấy chứ không phải sống vô tâm để rồi hối hận không kịp. Đừng bao giờ mở miệng nói vợ con không bằng bạn bè và những cuộc nhậu.
Theo Khuynh Diệp/Em Đẹp
Oán trách, than vãn, chỉ mang lại cảm xúc tiêu cực, khiến bản thân trở thành kẻ ích kỷ Oán trách, than vãn, chỉ mang lại cảm xúc tiêu cực, khiến bản thân trở thành kẻ ích kỷ, vị tư, chỉ biết nhìn vào lỗi lầm của người khác mà từ đó thất bại. Trong cuộc sống, oán trách hoàn toàn là một loại cảm xúc tiêu cực, và đầy năng lượng tiêu cực, nó khiến người ta chỉ nhìn thấy khuyết...