Nỗi khổ của người vợ giấu giếm bố mẹ chồng biếu thêm tiền Tết cho bố mẹ đẻ
Những ngày Tết đang gần kề, Phượng Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) càng cảm thấy nhớ gia đình và thương bố mẹ nhiều hơn.
Là một cô gái quê miền núi, cuộc hôn nhân với Thành Danh đã đưa Phượng Hoàng bước lên một trang mới, thay đổi cuộc đời. Từ một cô gái quê, Phượng Hoàng làm quen dần với lối sống thành thị.
Quen và yêu Thành Danh từ thời còn ngồi trên giảng đường Đại học, cuộc tình của cả hai gặp nhiều sóng gió khi bố mẹ Thành Danh nhất quyết không chịu chấp nhận chuyện con trai trong gia đình danh giá như họ lại kết hôn cùng một cô gái quê. Nhưng nhờ tình yêu chân thành, Thành Danh và Phượng Hoàng đã đi đến cái kết hôn nhân như cả hai mơ ước.
Kết hôn rồi làm mẹ ngay, Phượng Hoàng được khuyến khích ở nhà làm nội trợ. Và cũng từ đó cuộc sống của cô trở nên tù túng hơn bao giờ hết.
Chồng vẫn đưa tiền lương đều đặn, nhưng vì sống cùng bố mẹ chồng nên từng đồng cô tiêu không tránh khỏi ánh nhìn dò xét của mẹ chồng. Tiếng là sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống mất tự do của Phượng Hoàng khiến cô cảm thấy mình khao khát được trở lại lối sống tung tảy, bay nhảy như xưa.
Mỗi lần đi ra ngoài là một lần phải xin phép. Ăn một món ngon phải báo cáo với mẹ chồng. Mua một món đồ mới cũng cần phải phải rõ ràng dù cô chẳng làm điều gì khuất tất… Có lúc Phượng Hoàng cảm thấy đây không còn là cuộc sống của mình nữa.
Hình ảnh minh họa
Video đang HOT
Ngày Tết đang gần kề, cô càng cảm thấy nhớ nhà hơn. Cô nhớ căn nhà ngói đỏ nghèo mà ấm áp. Cô nhớ cái Tết chốn quê xưa và càng cảm thấy thương mẹ hơn. Phượng Hoàng cố gắng tiết kiệm chi tiêu trong số tiền chồng gửi để mang về biếu bố mẹ. Nhưng cô cảm thấy khổ sở khi việc đáng lẽ là bình thường lại làm như khuất tất.
Cô mua vài món đồ Tết về cũng bị mẹ chồng tra khảo. “ Tết này con muốn biếu ông bà ngoại chút quà thì cũng đúng thôi nhưng đừng phung phí quá vì con không làm ra tiền!” – câu nói ấy cứ ám ảnh Phượng Hoàng.
Không muốn bị coi là người láo trong mắt mẹ chồng nên Phượng Hoàng luôn tìm cách im lặng. Có lẽ vì thế mà cô càng khiến mình trở nên bức bối hơn. Nhiều lần nói với chồng, Thành Danh an ủi vợ đừng lo lắng và lại chìa ra một khoản để cô mang về biếu bên ngoại.
“ Anh sẽ nói chuyện này với bố mẹ, em đừng lo!”. Nhưng khi chồng cô vừa báo cáo đề cập thì ngay lập tức mẹ chồng gạt đi: “Ông bà trên đó làm gì đâu mà tiêu nhiều thế. Con phải biết quý công sức lao động của mình chứ!”, Phượng Hoàng tái mặt và cô đơn tận cùng.
“ Sau Tết này tôi nhất định sẽ phải xin một việc gì đó để làm. Cuối cùng thì việc con dâu không đi làm vẫn luôn là điều không dễ dàng được cảm thông trong mắt mẹ chồng. Đi làm rồi tôi sẽ tự chủ cuộc sống hơn”, Phượng Hoàng chia sẻ đầy quyết tâm.
Theo 2sao.vn
Sinh con xong mẹ chồng nằng nặc đòi đưa cháu về quê để chăm, tưởng bà có ý tốt ai ngờ mục đích là thế này
Ngay từ đầu tôi đã cảm thấy khó hiểu bởi khi mang thai, mẹ chồng chẳng bao giờ hỏi han câu gì, thế mà lúc sinh cháu bà lại tha thiết bảo các con đưa cháu về cho bà chăm.
Tôi và Thành lấy nhau được 3 năm. Nhà hai đứa đều ở quê và lên thành phố lập nghiệp. Từ thời còn yêu nhau, cả hai đã cố gắng tích góp cho tương lai, đến khi cưới xong, tôi và ông xã cũng có được một căn chung cư trả góp. Trong đó, bố mẹ tôi giúp đỡ các con một chút ít, còn về phía gia đình anh, thậm chí còn chẳng có lấy một lời hỏi han. Thế mà khi lên chơi, mẹ chồng tôi câu trước xuýt xoa khen nhà đẹp, câu sau lại khen con trai mình giỏi, tự mua được nhà.
Nói qua về mẹ chồng tôi, bà không phải nghèo khó gì nhưng lại rất chặt chẽ. Ngày tôi cưới, bố mẹ đẻ cho tôi 5 chỉ vàng làm của hồi môn nhưng bà tuyệt nhiên cũng không cho các con lấy một chút làm quà. Ai hỏi thì bà trả lời: "Làm gì có". Đồ đạc, giường, tủ trong phòng cưới bà cũng bảo chồng tôi tự mua sắm. Tiền cỗ bàn cũng do chúng tôi ứng ra trước nhưng đến khi kiểm tra phong bì thì bà chỉ đưa lại cho chúng tôi tiền mừng của bạn bè.
Hóa ra, việc đón mẹ con tôi về quê là có mục đích cả. (Ảnh minh họa)
Mỗi khi về quê, tôi thường xuyên mua quà cho mọi người nhưng khi đi, hai vợ chồng chẳng bao giờ đem được chút quà quê nào. Thực ra tôi cũng chẳng trách bà, tính cách mỗi người mỗi khác, miễn sao mình cứ làm tròn bổn phận của mình là được.
Cưới nhau được 2 năm, kinh tế tạm ổn chúng tôi mới quyết định sinh con. Ngày tôi có bầu, ai cũng vui mừng, quan tâm. Ông bà ngoại liên tục gọi điện hỏi thăm, hàng tuần đều đặn gửi trứng gà, thịt, cá, rau sạch ở quê lên cho tôi ăn để đảm bảo sức khỏe. Ông xã cũng rất thương vợ, ngày ngày không ngại ngược đường chở tôi đi làm, tối về lại tất bật cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, phía nhà nội thì không bao giờ được một lời hỏi thăm. Có thời điểm tôi bị động thai, phải kiêng đi lại nhưng mẹ chồng tôi gọi điện lên, bắt hai vợ chồng phải về quê ăn giỗ vì không thấy mặt thì sợ bà con người ta chê cười.
Đến khi tôi sinh con, vừa nhập viện, ông bà ngoại ở quê tức tốc bắt xe lên luôn. Những ngày sinh con xong, cũng lại là bố mẹ đẻ và chồng chăm lo cho tôi và con từng chút một, riêng bà nội chỉ gọi điện lên hỏi là trai hay gái.
Ảnh minh họa
Sinh em bé được 2 tuần, tôi bất ngờ thấy mẹ chồng gọi điện cho mình. Bình thường bà chẳng bao giờ gọi cho con dâu mà chỉ gọi cho con trai. Tôi nghe điện thoại, giật mình thon thót khi bà hỏi hai mẹ con có khỏe không, thằng cu có ngoan không? Tôi vừa trả lời mà vừa hoang mang, lại cũng có chút xúc động vì bà quan tâm đến cháu. Rồi bà bảo hai mẹ con về quê bà chăm cho ít bữa. Gác cuộc điện thoại với mẹ chồng, tôi thực không dám tin vào tai mình. Tối về hai vợ chồng nói chuyện mừng mừng tủi tủi, chồng tôi đùa: "Đúng là sinh cho bà thằng cháu đích tôn nên bà cũng thay đổi nhiều".
Ngay cuối tuần đó, chồng tôi đưa hai mẹ con về quê, gửi gắm ông bà rồi anh phải đi để tiếp tục công việc.
Nhưng, mọi chuyện không đơn giản như những gì tôi nghĩ. Khi hai mẹ con về, bà thậm chí không dang tay bế cháu. Những ngày sau đó mới thật khủng khiếp, bà bắt tôi phải dậy sớm, nấu cơm, giặt quần áo như bình thường. Bà bảo: "Các chị cứ kiêng cữ kỹ quá chứ ngày xưa chúng tôi đẻ xong 1, 2 hôm là đi làm đồng rồi".
Mười bữa cơm thì giống nhau cả mười, loanh quanh chỉ có lạc rang muối, rau ngót và vài miếng thịt.
Tôi ngỡ ngàng trước những lời nói của mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Và điều quan trọng nhất, có lẽ chính là mục đích bà đón mẹ con tôi về là để hàng xóm láng giếng họ sang thăm. Mỗi lần có người đến chơi, bà đon đả vào buồng bế cháu như thể quan tâm lắm. Đến khi khách về thì bà lại thờ ơ. Được 2 tuần, số lượng người đến thăm cũng thưa dần, lúc ấy bà mới nói với tôi: "Tiền mọi người đến thăm, con đưa cho mẹ để mẹ mua bán ăn uống. Với cả, tiền đó trước kia mẹ đi thăm con cháu người ta, bây giờ người ta thăm lại cũng như trả nợ mình".
Tôi sốc khi nghe những lời bà nói, hôm trước, chồng tôi cũng có gửi bà một khoản tiền để bà mua đồ ăn cho tôi chứ không phải là không đưa đồng nào. Còn tiền thăm thì đồng ý là bà cũng phải đi lại cho người ta nhưng nó có đáng mấy đồng, không cho cháu được hay sao trong khi bà chẳng phải khó khăn gì.
Tôi đưa toàn bộ số tiền được mọi người thăm cho bà, thái độ bà vui vẻ hẳn. Sau đó tôi gọi cho chồng về đón hai mẹ con. Anh hỏi: "Sao mới về đã lên?", tôi chỉ cười chứ thực lòng chẳng biết nói thêm điều gì.
Theo afamily.vn
Con dâu tức nghẹn khi vô tình nghe được mẹ chồng dạy con trai về cung cách biếu Tết nhà ngoại Không ngờ nhờ thế mà cô nghe được cuộc nói chuyện riêng tư mẹ chồng dạy bảo con trai bà về cách biếu Tết nhà vợ. "Sáng ơi, lại đây mẹ bảo. Sắp Tết tới nơi rồi, con định biếu Tết bên vợ thế nào vậy?", Thảo ở trong phòng đột nhiên nghe tiếng mẹ chồng gọi chồng mình. Có vẻ câu chuyện...