Nỗi khổ của người phụ nữ lần thứ 2 làm dâu và sống chung với mẹ chồng
Sống chung với mẹ chồng, ngoài mẹ chồng ghê gớm, ở trong nhà này, Tâm còn phải chịu trận sự soi mói của cô em chồng.
Mới ly hôn chưa lâu, Tâm đã vội vàng lên xe hoa cùng một người đàn ông khác. Những tưởng cuối cùng Tâm cũng tìm được bến đỗ của cuộc đời, nhưng không ngờ số phận vẫn trêu ngươi người phụ nữ đã từng lỡ dở một lần đò như Tâm.
Nhà chồng Tâm là một gia đình thuần túy. Cả đại gia đình đều sinh hoạt trong một ngôi nhà cũ kỹ ngay giữa lòng phố cổ. Nhà chỉ rộng vài chục mét vuông mà có đến 3-4 thế hệ sinh sống. Đã vậy khi về nhà chồng Tâm còn mang theo cậu con trai vừa tròn 5 tuổi đi “ làm dâu” theo mẹ. Cuộc sống vốn đã khốn khó, bây giờ lại thêm một đứa con không cùng huyết thống với nhà chồng khiến cô bị mẹ chồng hằn học.
Chồng Tâm đã ngoài 40 nhưng anh vẫn là trai tân. Nghe đâu ngày ấy anh yêu ai cũng mặn nồng nhưng vừa dẫn họ bước vào ngôi nhà chật hẹp, nghèo nàn thì cô nào cũng lắc đầu nguầy nguậy và bỏ chạy. Chỉ có người phụ nữ dang dở như Tâm mới chịu sống trong cảnh đó mà thôi.
Tâm cứ nghĩ cố gắng sống tốt cho con có cha, mình có chồng. Nhưng cưới rồi, Tâm mới thấy cuộc đời không bao giờ theo ý mình.
Căn phòng của vợ chồng Tâm được ngăn cách bằng một tấm rèm mỏng. Thành ra mỗi tối vợ chồng Tâm muốn gần gũi nhau cũng khó. Chiếc giường của hai vợ chồng cô đã cũ kỹ, lại thêm đứa con 5 tuổi nằm cùng. Bởi thế việc “hành sự” của vợ chồng vô cùng khó khăn và chật vật.
Tâm thì sướng khổ sao cũng cắn răng chịu được, nhưng nhìn đứa con thơ mà cô ứa nước mắt. Ảnh minh họa
Tâm thì sướng khổ sao cũng cắn răng chịu được, nhưng nhìn đứa con thơ mà cô ứa nước mắt. Nhà có chục miệng ăn nhưng mâm cơm chưa lúc nào đầy. Mỗi lần con trai Tâm gắp miếng thịt ngon thì mẹ chồng cô đã đằng hắng, khó chịu. Rồi con nhỏ nên thích ăn thịt nhiều, mẹ chồng Tâm cũng la: “Nhà này phải nuôi cả 1 đứa con dâu vô dụng rồi, giờ lại phải đèo bòng thêm một thằng bé người dưng nữa”.
Tâm đau đớn thắt lòng và thương con. Trong khi thành thật mà nói, Tâm về nhà chồng nhưng nào có ăn bám chồng. Lương công nhân và làm tăng ca của cô vẫn được 6-7 triệu/tháng và cô đều dồn hết vào chi tiêu cho gia đình chồng.
Có lẽ trong mắt mẹ chồng, cô chẳng là gì. Mẹ chồng luôn xét nét Tâm vì cô đã từng ly hôn. Bà muốn con trai bà được lấy gái son dù nhà bà nghèo. Chồng Tâm ngoài 40 tuổi vẫn phải chạy xe ôm kiếm tiền ăn hàng ngày. Còn Tâm làm công nhân nên cô đi từ sáng sớm đến tối mới về cơm nước. Việc nhà Tâm đã cố chu toàn nhất có thể nhưng không ngày nào, mẹ chồng Tâm không chửi rủa cô và con trai cô.
Video đang HOT
Sống chung với mẹ chồng, ngoài mẹ chồng ghê gớm, ở trong nhà này, Tâm còn phải chịu trận sự soi mói của cô em chồng. Vợ chồng em chồng của Tâm cũng ở đây. Vợ chồng em chồng làm nhân viên của một ngân hàng nên con của họ cũng được mẹ chồng Tâm chăm chút hơn hẳn.
Tâm chẳng nói được gì, cả nhà không ai đứng về phía cô. Ảnh minh họa
Cùng thân phận phụ nữ, lại cũng đi làm dâu, nhưng em chồng Tâm không hề thông cảm cho hoàn cảnh của cô. Hàng ngày, em chồng cứ luôn cạnh khóe: “Ngữ chị vào được nhà tôi như chuột sa chĩnh gạo”, “Làm dâu Hà Nội sung sướng quá phải không?” hoặc “Loại đàn bà trơ trẽn, đi lấy chồng mới còn mang theo con riêng về nhà chồng”…
Hôm ấy như những buổi chiều khác, Tâm đang nấu cơm thì nghe con trai khóc ré lên ở trong nhà. Vội vàng chạy vào thì thấy em chồng đã úp cả hộp sữa chua lên đầu thằng bé. Thấy Tâm, thằng bé chạy lại ôm chân mẹ khóc không ngớt. Cô em chồng thì bù lu bù loa: “Chị dạy con kiểu gì mà để nó cứ ăn trộm đồ của con tôi thế kia? Tôi làm thế là đang cảnh cáo thôi đấy”.
Tâm chẳng nói được lời nào bởi cô biết, cả nhà không ai đứng về phía cô. Nhìn xuống thấy đứa con đang rúc vào chân mẹ khóc nức nở, lòng cô quặn đau khôn tả.
Tâm lẳng lặng bế con về phòng lấy đồ và ra xin phép mẹ chồng về ngoại vài hôm. Mẹ chồng cô chẳng nói chẳng rằng còn nói: “Về mấy hôm làm gì, tôi mong mẹ con cô đi mãi khỏi nhà này càng tốt”.
Nước mắt Tâm cứ thế tuôn trào ra. Tâm thương con lắm nhưng biết làm sao vì đó chẳng phải ông bà nội của con trai cô. Cô cứ thế một tay bế con, 1 tay xách va ly ra khỏi nhà mà chẳng biết phải đi đâu. Nhưng cô biết, khi đã bước chân ra khỏi cửa nhà chồng, cô sẽ không còn cơ hội để quay về ngôi nhà chồng thứ 2 này nữa.
Theo Emdep
'Mày lấy tiền người khác à, con vợ nhà quê?'
Chỉ có thế thôi mà chồng tôi xông vào tát tôi ngã sấp mặt xuống đất. Rồi cứ thế anh chửi: "Mày lấy tiền người khác à con vợ nhà quê? Tao để mày thiếu thốn đến thế cơ à?".
Tôi là một cô gái nông thôn, một cô gái nhà nghèo nhưng lại được may mắn vào gia đình giàu có làm dâu. Ngày tôi cưới, ai cũng bảo, đúng là chuột sa chĩnh gạo, cuộc sống của tôi sẽ được đổi đời. Thế nhưng sống với nhau rồi tôi mới biết cái gì cũng có giá của nó.
Ngày ấy chồng tôi về quê tôi xây dựng dự án xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi vô tình gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với nhau. Lúc mới yêu nhau, tôi bị bố mẹ ngăn cản vì nhà anh ở xa nhà tôi quá. Bố tôi sợ sau này có cưới tôi sẽ khổ vì không ở gần bố mẹ. Còn mẹ tôi thì sợ nhà anh giàu quá, tôi sẽ bị khinh bỉ, coi thường. Nhưng tôi bỏ ngoài tai lời khuyên can. Đến giờ nghĩ lại tôi mới thấy lấy chồng xa đã khổ, lấy nhầm chồng còn khổ hơn.
Nhà chồng cách nhà tôi 8 tiếng ngồi ô tô. Hôm tôi kết hôn nhà trai phải đi rước dâu vào rạng sáng để kịp về làm lễ. Cả đêm bố mẹ tôi lọ mọ dưới nhà để lo cho đám cưới của tôi được chu tất. Ở chỗ tôi có tục lệ con gái kết hôn bố mẹ không được đi cùng. Vì thế lúc tôi lên xe về nhà chồng, bố mẹ tôi không ai được rước dâu cùng.
Có lẽ cả đời tôi sẽ không thể quên cảnh ấy. Lúc tôi chuẩn bị lên xe hoa, mẹ tôi căn dặn về nhà chồng phải biết chăm lo cho nhà chồng, đừng để họ cười bố mẹ không biết dạy con. Còn bố tôi không nói gì, ông lẳng lặng đi về sau cánh cửa xe rồi vẫy tay: "Lên xe đi con". Đến tối ấy gọi cho mẹ hỏi ra mới biết bố tôi đứng đó và cứ khóc nhìn con gái về nhà chồng.
Thấy thái độ của mẹ chồng, tôi đã tủi thân rơi nước mắt ngay trong đám cưới. Ảnh minh họa
Cứ tưởng những mong mỏi của bố mẹ tôi sẽ được đáp lại nhưng không ngờ ngay ngày đầu bước chân về nhà anh, tôi đã thấy tủi thân.
Khi làm lễ, vợ chồng tôi đứng trên bục và mẹ chồng lên đeo vàng cho chúng tôi. Lúc xuống tôi nghe được bạn của mẹ rỉ tai: "Con dâu chị xinh quá, nhà cửa thế nào"". Mẹ chồng tôi nghe thế liền quay sang bĩu môi lắc đầu. Thấy thái độ của mẹ chồng, tôi đã tủi thân rơi nước mắt ngay trong đám cưới.
Nhưng điều tôi không thể nghĩ đến đó là việc chồng tôi thay đổi tâm tính. Trước khi yêu anh ngọt nhạt với tôi. Lúc đã về làm vợ anh rồi thì anh xem tôi không khác gì ô sin trong nhà. Những bữa cơm tôi nấu anh đều chê các món ăn quê mùa. Mà chồng không tôn trọng vợ thì mẹ chồng tôi càng được đà hoạnh họe con dâu từng chút một.
Mỗi một lần tôi đi chợ bà lại bắt tôi liệt kê ra từng thứ tiền. Nếu tôi quên thì bà lại bảo tôi ăn chặn tiền ăn để mang về cho nhà ngoại. Thậm chí có bữa tôi còn nghe mẹ chồng tôi nói nhỏ với chồng: "Coi chừng xem nó có giấu tiền gửi về cho nhà nó không". Nghe được những câu nói ấy, tôi đau thắt lòng vì thấy cả nhà anh xem thường tôi và bố mẹ tôi.
Dạo này công việc của chồng tôi không ổn định, thường xuyên bị kỷ luật ở cơ quan. Mà ở chỗ làm có bao nhiêu bực dọc thì về đến nhà anh đổ hết lên đầu tôi. Mặc tôi đang mang bầu 7 tháng anh cũng chẳng bao giờ hỏi tôi có mệt không, có nặng nề lắm không. Nhiều lúc tôi chỉ mong anh có thể hỏi hay động viên tôi một câu là tôi đã hạnh phúc lắm rồi.
Tôi mang chuyện này kể với cô bạn thì cô ấy nói tôi phải làm đẹp, không phải không đi làm là được phép để cho mình bệ rạc. Vì như vậy chồng sẽ không yêu vợ bởi đàn ông ai chẳng yêu bằng mắt.
Nghe thấy bạn nói có lý nên hôm qua nhân tiện lúc chồng chở đi chợ, tôi nói anh ghé vào một shop để mua quần áo. Tôi lựa mãi mà không có một cái váy nào hợp với mình nên nói chồng về. Lúc ấy chồng tôi cũng tỏ ra mất kiên nhẫn và bực bội nên anh nói anh ra xe đợi trước.
Khi tôi ra đến cửa thì có một chị trong cửa hàng la lên bị mất ví. Khổ nỗi ở đó ngoài cô nhân viên và tôi ra thì không có ai cả. Tôi không làm nên cũng không sợ vì thế tôi đã ở lại để làm sáng tỏ.
Có lẽ chồng đợi lâu không thấy tôi ra nên anh chạy xộc vào: "Sao bảo về mà còn chưa về?". Cô nhân viên thấy chồng tôi vào mới nói bị mất ví, để họ kiểm tra tôi rồi vợ chồng tôi mới được về.
Chiều nay mẹ tôi gọi điện hỏi tôi thế nào, tủi thân quá nên tôi đã kể hết cho mẹ nghe. Ảnh minh họa
Chỉ có thế thôi mà chồng tôi xông vào tát tôi ngã sấp mặt xuống đất. Rồi cứ thế anh chửi: "Mày lấy tiền người khác à con vợ nhà quê? Tao để mày thiếu thốn đến thế cơ à?".
Tôi bị ngã bụng lại nặng nên khó đứng dậy, mấy người ở đó phải xúm lại đỡ tôi dậy trong khi anh vẫn quát tháo um lên với tôi. Mãi đến lúc trích xuất camera không thấy tôi lấy ví của người phụ nữ kia mà chỉ do cô ta để quên ví tôi mới được ra về.
Tôi không ngờ chồng có thể đánh vợ bầu ở đó và càng không ngờ anh nghĩ tôi là loại người không có tiền nên đi ăn cắp vặt như thế. Mà anh vẫn tỏ vẻ nặng nhẹ với tôi chứ không hề ăn năn hối lỗi.
Chiều tối nay, mẹ tôi gọi điện hỏi tôi thế nào, tủi thân quá nên tôi đã kể hết cho mẹ nghe. Bố tôi tức lắm, ông nói tôi sửa soạn đồ, ngay ngày mai ông sẽ lên đón tôi về. Tôi thương bố mẹ lắm, nếu tôi về nhà thì chắc mọi người sẽ dị nghị, nhưng ở lại tôi thấy mình bị chồng và cả nhà chồng coi thường quá thể.
Tôi thật sự không biết tính ra sao. Ngày mai tôi có nên cùng bố về nhà đẻ không?
Theo Emdep
'Từ ngày con về đây làm dâu, mẹ coi con như con gái': Lời nói không thật tâm của mọi bà mẹ chồng thời hiện đại! Tôi cũng đã từng làm dâu và hiện đang là mẹ chồng nên tôi biết, mẹ chồng nào chẳng nói sẽ xem con dâu như con gái trong nhà. Nhưng đó là lời nói thoáng qua, rốt cục cũng không ai làm được điều này dù chỉ trong ý nghĩ. Vài chục năm làm dâu sống với mẹ chồng, bây giờ đến tuổi...