Nỗi khổ của người chồng lấy vợ hoàn hảo
Tuấn hạnh phúc vô bờ vì mình tốt số lấy được cô vợ hoàn hảo nhưng nhiều khi trong tâm khảm, Tuấn lại ước: “Giá như vợ mình đừng hoàn hảo đến thế!”.
Mọi người đều ghen tỵ và luôn thắc mắc hỏi Tuấn có bí quyết gì mà một gã hiền khô, hơi ngô ngố như anh lại chinh phục được cô hoa khôi đắt giá của công ty vừa đẹp người lại đẹp nết? Có người còn dặn dò: “Mày phải cẩn thận, người hoàn hảo như thế phải giữ cho kĩ không thì dễ mất lắm đấy!”.
Tuấn chỉ biết cười trừ rồi gãi gãi đầu phân bua: “Vâng! Chắc tại số em may, ăn ở phúc đức nên trời thương!”. Quả tình khi anh giới thiệu Quỳnh là vợ sắp cưới của mình với bạn bè, đồng nghiệp, người thân… không ai không mừng cho anh vì anh quá tốt số.
Quỳnh là bạn từ thời đại học với Tuấn. Xinh đẹp có tiếng ở Học viện Ngân hàng, thông thạo ba ngoại ngữ, tốt nghiệp bằng loại ưu nên các công ty “săn đầu người” chú ý và mời về tập đoàn lớn làm việc với mức lương khủng. Tuấn mến Quỳnh từ năm nhất đại học bởi cá tính nổi bật của cô: Rất mạnh mẽ và quyết đoán trong học tập và làm việc nhưng lại rất mềm mại, hòa nhã trong giao tiếp.
Có một chuyện làm Tuấn càng mê mệt Quỳnh đó là câu chuyện “mĩ nhân cứu anh hùng” mà nhân vật chính là Quỳnh và Tuấn. Hôm đó, Tuấn bị một tên cùng lớp ăn trộm ví, trong đó là toàn bộ số tiền để Tuấn đóng học phí. Biết mười mươi tên đó lấy nhưng Tuấn không làm gì được vì hắn cãi phăng.
Nhiều lúc anh thấy mình thấp kém trước mặt vợ. Ảnh minh họa
Với bản tính hiền lành nên Tuấn định cho qua. Tình cờ Quỳnh biết chuyện, cô lẳng lặng gọi tên cùng lớp lên sân thượng của trường nói chuyện. Không hiểu câu chuyện diễn biến ra sao nhưng ngay sau đó tên kia trả lại tiền cho Tuấn và gặp Quỳnh ở đâu hắn cũng gọi bằng chị. Tuấn thầm nể Quỳnh lắm.
Video đang HOT
Khi biết cô vẫn chưa có người yêu, Tuấn “rắp tâm” lên kế hoạch chinh phục mĩ nhân. Anh biết mình đường đường chính chính mà tán tỉnh thì sẽ không có cửa, vì Quỳnh có hàng tá vệ tinh theo đuổi mà vô khối anh chàng “ngon” hơn Tuấn nhiều lần.
Sau nhiều đêm ủ mưu, Tuấn quyết tâm tán tỉnh bằng 3 phương pháp phối hợp: một là, “đẹp trai không bằng bám dai”; hai là, “mọi tình yêu đều bắt nguồn từ tình bạn”; ba là “mưa dầm thấm đất”. Cuối cùng sau 5 năm “nằm gai nếm mật”, anh cũng đã hái được quả ngọt. Quỳnh chấp nhận lời yêu của anh.
Nhớ lại ngày đó Tuấn vẫn ngỡ ngàng hết sức bởi không thể ngờ Quỳnh lại chấp nhận tình yêu của mình mà anh lại còn là mối tình đầu của cô, Tuấn sướng muốn phát điên. Nhiều khi nghi ngại không biết vợ có yêu mình thật không? Tuấn gạn hỏi cho bằng được thì Quỳnh thật lòng: “Em yêu anh vì anh bám dai một cách chân thành và vì ba mẹ anh rất dễ mến!”.
Quỳnh về làm dâu được bố mẹ Tuấn hết sức yêu quý, thậm chí còn có phần thiên vị hơn so với Tuấn. Ông bà đã được gặp gỡ con dâu ngay từ khi hai đứa còn là bạn học đại học. Sự thông minh, tự tin, giỏi giang và chân thành của cô làm bố mẹ Tuấn rung động.
Khi biết Quỳnh là trẻ mồ côi mà lại vượt khó để trở thành con người toàn vẹn đến vậy, bố mẹ chồng càng thương yêu và trân trọng con dâu nhiều hơn. Ông bà luôn bảo Tuấn phải khéo léo mà yêu thương trân trọng vợ vì vợ là người hiếm có khó tìm ở thời buổi này!
Tuấn hạnh phúc vô bờ vì mình tốt số lấy được cô vợ hoàn hảo nhưng nhiều khi trong tâm khảm, Tuấn lại ước: “Giá như vợ mình đừng hoàn hảo đến thế!”. Điều anh lo lắng cũng bởi nhiều lý do.
Lý do lớn nhất là Quỳnh quá giỏi giang khiến anh bỗng như “thằng nhóc” trước mặt vợ. Chuyện gì Quỳnh cũng có thể tự làm được mà không cần nhờ đến chồng. Có lẽ vì cuộc sống phải bươn chải từ nhỏ nên Quỳnh có rất nhiều kĩ năng sống. Từ việc cái xe máy hỏng cô cũng biết nó hỏng ở đâu cho đến chuyện cô ngồi đấu dây điện dễ như bỡn trong khi Tuấn hì hục cả ngày không xong. Mọi việc trong nhà cô làm cứ nhoay nhoáy, từ việc to đến việc nhỏ mà chả cần đến sự giúp đỡ của chồng.
Việc nhà đã vậy, về chuyên môn trong công việc thì Tuấn càng không có cửa để “dạy” vợ. Nhiều lúc anh thấy mình thấp kém trước mặt vợ, muốn tỏ ra mình là một “cây tùng, cây bách” để che chở cho vợ nhưng dường như điều đó xa tầm với, mặc dù Quỳnh luôn tỏ ra nhẹ nhàng, yêu chiều chồng nhưng Tuấn nhiều khi có cảm giác hai đứa giống hai… thằng bạn thân hơn là hai vợ chồng.
Chuyện gì Tuấn nói vợ đều hiểu hết, chia sẻ, cảm thông và phân tích thấu đáo cặn kẽ cho chồng hiểu như một chuyên gia tâm lý, hiểu chồng đến cả sở thích nhỏ xíu làm Tuấn có cảm giác mình chả có gì bí ẩn cần khám phá với vợ hết, điều đó làm Tuấn có chút buồn.
Một hôm, hai vợ chồng đổi gió đi ăn vỉa hè, bên cạnh có hai gã say lè nhè buông lời trêu ghẹo khiếm nhã với Quỳnh: “Em ới em ăn gì mà xinh thế? Có đi nhà nghỉ với bọn anh không?”. Tuấn nghe được thì nộ khí xung thiên, mặt đỏ gay đấm tay xuống bàn: “Mày nói gì?” thì hai gã kia túm lấy cổ áo Tuấn giơ tay định đấm. Nhanh như cắt, Quỳnh vớ ngay bát nước mắm hất thẳng vào mặt gã kia, khóa chặt tay gã rồi tung cước liền mấy phát làm hai thằng mất dạy ngã bổ chửng, hò nhau chạy mất vì biết gặp phải “sư tử Hà Đông”.
Chỉ có Tuấn đứng im, mặt tím ngắt không nói gì tròn mắt nhìn vợ. Quỳnh cười toe: “Em quên nói với anh là em có đai đen Taekondo!”. Tuấn xấu hổ vì đã không bảo vệ được vợ lại còn để vợ giải cứu mình. Trên đường về nhà, mặc vợ hỏi tới hỏi lui anh cứ im thin thít.
Vài ngày sau, Tuấn thu hết can đảm để nói lên những suy nghĩ trong lòng mình với vợ. Quỳnh nghe xong hồi lâu vẻ chú tâm lắm, rồi cô gật đầu trước những yêu cầu vùng lên đòi quyền làm chồng của Tuấn: “Em cũng không nghĩ là anh lại suy nghĩ đến vậy, vì em yêu anh nên em muốn bảo vệ anh thôi. Nếu anh muốn thể hiện quyền làm chồng thì em cũng ok thôi, nhưng đừng bắt em đi hâm nước mắm là được!”.
Quỳnh nháy mắt trêu chồng. Tuấn như trút được mối tơ vò trong lòng. Anh lấy làm hể hả lắm: “Xe của em cần bảo dưỡng rồi, để mai anh đi sửa cho!”.
Theo VNE
Ham ... lạ
Đánh vào tâm lý mê mua sắm của chị em, các chương trình bán hàng trên tivi ra rả quảng cáo các sản phẩm làm bếp, làm đẹp... với nhiều ưu điểm nghe thật sướng tai. Cũng vì vậy mà không ít chị ẹm đã "mất cảnh giác" rinh về để rồi sau cơn mê đến mức phải mua cho bằng được, thì nỗi chán thường hay ập đến.
Cứ vào bất cứ nhà nào, khám kỹ, thế nào cũng lòi ra một đến vài món hàng điện máy xếp xó không sử dụng dù còn tốt hoặc không biết cách sử dụng.
Sau khi dõi theo nhiều cuộc quảng cáo, sự lựa chọn của bà Trương Thị Ngọc Chinh - nhân viên kế toán - là một máy tự động nấu sữa đậu nành cực kỳ hiện đại và thông minh: "bỏ đậu vào, bỏ nước vào, cắm điện vào...bạn sẽ có ngay một ly sữa đậm đặc, thơm lừng"...Bà nghĩ ngay đến việc tạm biệt sữa đậu nành đóng chai có chất bảo quản, bỏ luôn đậu nành trong bịch của quán đầu hẻm không đảm bảo vệ sinh. Đúng như quảng cáo, với sự hỗ trợ của máy móc, bà tự sản xuất ra sữa đậu nành tinh chất. Đúng là thời đại công nghệ, quá tiện lợi.
Nhưng một tháng sau, ông xã bà không thấy sữa đậu nành trong tủ lạnh, bèn hỏi thăm "nhà máy" sản xuất sữa của bà vợ. "Giám đốc" nhà máy tự nhiên phát cáu: "Nhà máy này, công nhân có một mình tui, làm không nổi". "Ủa! sao bà nói mới sắm cái máy xịn, ác liệt lắm". "Thì nó vẫn là cái máy, chứ có phải người đâu. Khi quảng cáo bán máy, người ta chỉ nói những tính năng ưu việt của máy chứ đâu đã động gì đến chuyện rửa máy. Cái máy này phần máy dính liền luôn thân máy lại nằm trên đầu, khi rửa phải nâng niu cẩn thận để nước không rơi vào máy, đã vậy nấu xong phải rửa ngay, để lâu đậu dính chặt vào càng khó rửa..". Bà nói như thể không dừng lại được. Uống được một ly sữa "tinh tuyền" sao nhiều công đoạn quá. "Mình bày ra, mình dọn, có thêm cái máy là có thêm việc trong danh sách việc nhà". Chao ơi, bà ...cảm thấy ly sữa đậu nành tự nấu không bù lại nổi năng lượng bà đã bỏ ra. Vậy là cũng như vài thứ khác, cái máy làm sữa đậu nành được cất vào kho.
Bà không phải là người vung tay quá trán, thậm chí còn suy tính rất cẩn thận trước khi mua một món đồ: như hôm xem quảng cáo cái máy hút bụi rất tiện dụng, bà đang đắn đo thì cả chồng lẫn con đều xúi vào: Con cần máy để hút bụi máy tính, chồng cần làm sạch tủ sách...thấy thế bà xách về một cái, chỉ xài được vài lần rồi thì... "lấy cái giẻ lau còn sạch và nhanh hơn".
Bà Trịnh Huy Lam, một giảng viên đại học, cách đây một năm, bà nằng nặc đòi ông chồng mua bằng được cái máy rửa chén, cả đống tiền chứ ít sao. Lý do mua: để bà tiết kiệm thời gian, công sức sau các bữa ăn. Thời gian đầu, bà đầy hưng phấn, liên tục thực hành: "Ồ hay quá, thấy chưa, nó rửa sạch bong, tráng lại bằng nước nóng, rồi hong khô luôn...".
Nhưng rồi sau đó, bà chủ vẫn rửa chén bằng tay. Lý do: cũng phải dùng tay tráng qua một nước trước khi bỏ chén bát vào máy, rồi cũng phải dùng tay lấy chén dĩa ra. Nhưng, quan trọng nhất là cái máy nó ngốn điện, ngốn nước kinh khủng, toàn những thứ đang tăng giá...Thế là thôi, bà phải trở lại kiểu rửa chén truyền thống. Vậy là trong bếp, cái máy rửa chén thành tủ đựng đồ khô, còn trên lầu thì cái máy đi bộ thành sào treo quần áo của thằng con trai. Thì bà cũng vừa khiêng nó về mới vài tháng thôi. Thời gian đầu, vợ chồng con cái, cả con chó nữa tranh nhau trèo lên máy, bật công tắc lên để đi chậm, đi nhanh, rồi chạy theo máy...Rồi sau đó, ông chồng về nhà trễ, buồn ngủ, thằng con học bài xong xem tivi, bà vợ dọn dẹp nhà cửa xong đuối quá, muốn nằm nghe nhạc...Thỉnh thoảng, cả nhà ra công viên đi dạo, mát và vui hơn là đi trên máy. Bà kêu bán cái máy, người mua trả rẻ như bèo, thôi cứ để trong nhà, biết đâu say này cần.
Mỗi lần, thấy vợ tha về một món hàng lạ, là ông Lê Bá Khanh, lại có ý kiến: "Mua chi, bà có xài đâu". Vợ ông, bà Vương Thị Tâm, hay bảo chồng nhỏ mọn, để ý mấy thứ lặt vặt. Nhưng hãy nghe ông kể: Bà mua cái "bịt bụng" cắm điện vào để tan mỡ, được ba bữa rồi bỏ xó, bảo nóng cái bụng, mồ hôi túa ra, chứ có thấy mỡ đâu, mỡ không tan được, bụng thì to ra, vì ỷ lại không tập thể dục, không đi bộ...Rồi cái gối matxa, bảo ngồi lên, để thư giản, được một tuần, bà bảo hao pin, cũng chẳng thư giãn gì, nhột nhạt cả người. Rồi đến cái matxa đầu, nhưng rồi lại chê, vì khi đã nhẹ cái đầu, thì lại mỏi cái tay....Mỗi thứ ít tiền, cứ cộng lại, trong kho chứa cả bạc triệu...rồi lúc nào cũng bảo không đủ tiền chợ, tiền học phí cho con. Bà giận lắm, ráng kiềm chế, nhưng giọng vẫn đầy lửa: "Sao ông không thấy bao nhiêu thứ xài được, ăn được...tui đi mua chớ ai!".
Thời đại công nghệ, các nhà sản xuất liên tục nghĩ ra sản phẩm tuyệt vời nhằm giúp phụ nữ làm tốt hơn công việc nội trợ, làm đẹp...nhưng với một bà nội trợ kiêm đi làm thì có lẽ chỉ có một rô-bốt y như con người may ra mới không bị bỏ xó.
Theo VNE
Nỗi sợ của người già Cách đây 30 năm, khi bước vào tuổi 50, tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên: "Cuộc đời này khi về già ông sợ điều gì nhất?". Tức thì ông bạn trả lời: "Ở tuổi về già, tôi chỉ sợ duy nhất một điều là... chết đói!". Câu trả lời rất ngắn gọn, nhưng khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo...