Nỗi khổ của nàng dâu đảm
Đến giờ Linh vẫn không hiểu nổi, sao mình lam dâu cố gắng hết sức, tận tâm như thế mà vẫn bị mẹ chồng ghét và còn muốn tống cổ ra khỏi nhà!
Ngày đưa con trai đưa bạn gái về ra mắt, bà Sửu ưng lắm lắm. Linh – người yêu cua on trai bà, vừa được người, vừa được nết. Linh chăm chỉ, nhanh nhẹn lại đảm đang thì khỏi bàn. Bà nghĩ bụng: “Chắc mình sẽ được nhờ lắm đây!”.
Nhưng bà Sửu đâu có ngờ được, khi cươi vê thi có lúc bà sẽ thấy khó chịu và phiền phức. Thậm chí là nhiều lúc ngứa mắt vô cùng với cái sự quá đảm của cô con dâu.
Con dâu nấu ăn ngon, ừ tốt quá đi ấy chứ! Bà chẳng cần mó tay vào mà vẫn có những món ăn ngon hết ý để thưởng thức. Lại còn được đổi món thường xuyên nhé, hương vị trên bàn ăn nhà bà biến chuyển như tắc kè hoa, từ các món Bắc, Trung, Nam lại sang món Trung, Nhật, Ấn, Hàn… thôi thì đủ cả.
Bà vui vì con dâu nấu ăn ngon một thi con trai và chồng bà vui gấp 100 lần. Có hôm bà nghe 2 người đàn ông đó nói nhỏ với nhau rằng: từ ngày con dâu về, trong chuyện ăn uống cứ như được đi từ địa ngục lên thiên đường vậy.
Trời ạ, bà nấu dở đến mức như địa ngục ư? It ra thì cũng phải là… trên mặt đất chứ. Thế hóa ra, bao năm qua bà phục vụ 2 bố con nhà ấy mà họ chỉ coi như địa ngục? Bà biết, bà cũng vụng chứ chẳng khéo léo gì, nhưng có cần phải “có mới nới cũ”, phủ nhận sạch trơn mọi công lao của bà như thế không? Bà thực sự khó chịu.
Video đang HOT
Từ ngày có con dâu, hương vị trên bàn ăn nhà bà biến chuyển như tắc kè hoa (Ảnh minh họa).
Khách đến nhà, bất kể la ai, chồng bà cũng hớn hở mang việc có con dâu đảm ra khoe khoang như thể có được một vật báu. Bữa ăn nào trên bàn ăn, chông ba cũng tíu tít khen lấy khen để con dâu. Thế mà mấy chục năm qua, ăn cơm bà nấu ông chả “xì” ra được câu khen nào. Có phải tệ đến mức không nuốt nổi đâu, chông con cua ba vẫn ăn tì tì cơ mà!
Con trai bà cũng thế, có vợ đảm cái là quên ngay mẹ. Trong mắt nó chỉ có vợ nó đảm ra sao, khéo thế nào chứ làm gì có bà mẹ tảo tần mấy chục năm nuôi nó lớn nữa. Mẹ nó có vụng cũng nuôi được nó lớn bằng từng này, lấy vợ lập gia đình, giờ dường như nó quên béng hết rồi.
Đấy, từ ngày có con dâu về, nó như mặt trời rực rỡ, chói lóa khiến ai cũng xuýt xoa, ngưỡng mộ, khen ngợi và tự hào. Còn bà trở thành một vì sao mờ nhạt, nhỏ bé có nguy cơ lụi tàn tới nơi. Bố chồng ưng, chồng ưng, khách đến nhà ai cũng khen lấy khen để, con dâu bà đúng là được tất cả.
Cũng chính vì đảm, vì khéo nên con dâu bà thấy mẹ chồng, bố chồng hay chồng làm gì chưa được là đều góp ý và chỉnh đốn ngay. Trên bàn ăn thấy chồng nhai chóp chép là Linh nói luôn. Thấy bố chồng ăn hàng ăn quán ngoài đường không hợp vệ sinh nó cũng góp ý ngay, bảo bố ở nhà con nấu cho ăn, vừa ngon rẻ lại an toàn. Chồng Linh với bố chồng bị chỉnh tới nơi tới chốn nhưng vẫn cười tít cả mắt. Không những nghe theo không phàn nàn mà còn liên tục khen Linh chu đáo.
Chỉ có bà Sửu là không vui vẻ tí nào. Bà ức lắm. 2 người đàn ông quan trọng nhất của đời bà lại ngoan ngoãn nghe lời một người phụ nữ khác – cho dù có là con dâu thì sao thoải mái cho được! Nhất là bao năm qua, bà có nói gì thì bố con nhà ấy cũng chẳng nghe, toàn gạt đi hoặc gật gù cho có lệ rồi đâu lại đóng đấy.
Bà chỉ thẳng tay vào mặt nó quát lớn: “Đây là nhà tao, tao muốn làm gì thì làm, mày thích khéo, thích đẹp thì cuốn xéo đi nhà khác!” (Ảnh minh họa).
Bực dọc hơn nữa là Linh còn có ý định “chỉnh” cả bà. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à? Linh mới làm dâu đã nổi một năm đâu, bà làm dâu làm mẹ làm vợ được mấy chục năm rồi. Còn đợi đến phiên con dâu dạy bảo bà sao? Nào là nấu thế này mới ngon này mẹ, phối hợp thế này mới ngon mắt mới kích thích thị giác này mẹ! Bà nghe mà tức xì khói, chẳng qua bà chưa muốn nói ra thôi. Vì bà hễ nói nó là bố con nhà kia lại: “ Con nó nói đúng rồi còn gì!“.
Mới đây thôi, nhà nấu cơm cúng ngày rằm. Cơm cúng thì bà làm bao nhiêu năm rồi. Con dâu ở với mẹ đẻ đã làm được mấy bận mà Linh vẫn có ý đồ can thiệp. Con dâu dám bảo bày biện như bà chưa được, phải bày biện kiểu khác mới đẹp hơn. Bà điên tiết, lại sẵn nỗi ấm ức đã tích tụ bao lâu nay, bà chỉ thẳng tay vào mặt Linh quát lớn: “ Đây là nhà tao, tao muốn làm gì thì làm. May thích khéo, thích đẹp thì cuốn xéo đi nhà khác!“.
Sau vụ đó, mẹ chồng – nàng dâu nhà bà Sửu chiến tranh lạnh. Con dâu suýt bị “mẹ chồng” tống cổ ra khỏi nhà! Ai hỏi bà Sửu nguyên nhân ghét bỏ con dâu, bà không nói được. Chăng lẽ lại bảo vì nó quá đảm, quá khéo? Còn Linh – con dâu ba đên bây giờ vẫn không hiểu nổi, sao côc ố gắng hết sức, tận tâm như thế mà vẫn bị mẹ chồng ghét và còn muốn đuổi cổ ra khỏi nhà?
Theo VNE
Nỗi khổ... làm mẹ
Tôi đang trải qua những ngày tháng căng thẳng, khó khăn và vô vọng. Chúng tôi cùng mới 25 tuổi. Chồng tôi là con trai út.
ảnh minh họa
Nghe kể, lúc anh 13 tuổi, mẹ vẫn còn đánh răng cho anh. Ngày mới quen nhau, tôi đã biết, trong các con, mẹ thương chồng tôi nhất. Như nhiều bà mẹ quá yêu chiều con trai, dù có cố gắng, mẹ vẫn không thể nào thương nổi đứa con gái ở đẩu ở đâu xuất hiện, "cướp" mất con minh...
Chồng tôi vốn ương ngạnh, chỉ thích làm theo ý mình, từ ngày ra trường đã đổi việc nhiều nơi mà vẫn chưa ưng ý. Mẹ anh rất khó chịu về việc này. Tôi có khuyên anh yên phận kiếm cơm, nhưng anh không mấy thay đổi. Mẹ chồng tôi nặng nhẹ ra vào, cho rằng tôi "nối giáo cho chồng", anh chỉ nghe lời vợ, mà tôi lại không biết suy nghĩ. "Cứ hối cưới, hối cưới, cố tình có bầu để phải cưới gấp. Đàn bà con gái thời nay vì sao cứ vội vàng sợ ế đến thế không biết...".
Phía chồng tôi không quá nghèo túng, nhưng có thói quen mạnh ai nấy sống, ít quan tâm nhau. Vợ chồng tôi ở chung với mẹ chồng. Chúng tôi không có bao nhiêu tiền để chi dùng. Chút vốn liếng dành dụm được hôm đám cưới đã đổ vô thuốc thang, chữa trị cho đứa con tội nghiệp. Đứa trẻ sinh non, ở trong bụng mẹ mới hơn bảy tháng đã vội chào đời, quặt quẹo khó nuôi, cư eo éo khóc suốt ngày. Mẹ chồng thở dài, xa gần rằng tôi ky bo trùm sò, có tiền mà chẳng dám tiêu, cả đời sinh nở được mấy lần đâu mà khư khư làm khổ chồng con và cả bản thân như vậy. "Ăn vụng uống lén cái gì mà béo thế!". Ngay lúc ấy, tôi cũng muốn trả treo, càng muốn tỉ tê kể lại với chồng những bất công khổ sở mà mình đang hàng ngày đối mặt. Nhưng cứ tối về, nhìn đôi mắt sẫm lại vì vất vả muộn phiền của anh, tôi lại không nỡ. Tôi chỉ biết rằng, nếu cứ chịu đựng mãi như thế này, chắc là tôi phát điên lên mất.
Tôi cũng biết là mình đã sai lầm, khi chưa kịp chuẩn bị gì đã phải sinh con, lập cập làm vợ, làm mẹ. Tôi cũng biết, mẹ chồng tôi nói không sai, là tôi làm hỏng tương lai của cả hai đứa. Nhưng cuối cùng, đay nghiến nhau như thế, phỏng có lợi ích gì? Đứa trẻ còi cọc kia, chẳng phải cũng là cháu nội, máu mủ ruột rà đó sao? Tôi mới sinh con hơn tháng, quanh quẩn trong nhà, mỗi ngày hứng chịu bao nhiêu lời khó nghe. Dù vậy, thâm tâm tôi cũng hiểu, tất cả chỉ là khó khăn nhất thời, cuộc sống rồi sẽ thay đổi, sẽ ổn hơn, sẽ tốt hơn. Nhưng tôi có phần thất vọng về gia đình chồng. Sao ngay lúc này, chẳng ai dành cho tôi chút cảm thông, an ủi? Tôi mỏi mệt và chỉ muốn buông xuôi. Làm một người phụ nữ, làm mẹ, hóa ra khổ nhiều đến vậy. Đêm nào tôi cũng khóc vì ân hận, tủi thân. Có khi tôi chán ghét ngay cả đứa con và cơ thể phì nộn của mình.
Mới đây, chồng tôi kiếm được một công việc ở xa, hằng ngày có xe đưa đón, tối mịt anh mới về tới nhà. Lương thì vẫn ít ỏi. Mỗi ngày đối với tôi dài dằng dặc, lặp đi lặp lại: thay tã, pha sữa, thuốc... và những lời khó nghe. Tôi cố tập nín nhịn. Tôi không muốn bị trầm cảm sau sinh. Tôi manh nha ý định bỏ đi. Tôi rắp tâm ly hôn. Tôi hận mình sai lầm ngu muội. Tôi tiếc cho tuổi trẻ của mình, vì yêu đương vớ vẩn, vì sĩ diện và vì bản năng làm mẹ đã vội vàng lập gia đình. Nhưng tôi vẫn cứ băn khoăn: mẹ là người từng trải, đã mấy lần sinh nở, nhân danh tình thương với chồng tôi để chỉ trích này nọ, vì sao cố tình không nhìn thấy sự tuyệt vọng đáng thương của con dâu mình?
Theo VNE
Nỗi khổ khi 1 năm làm mẹ đơn thân Tôi rất mệt mỏi, áp lực khi làm mẹ đơn thân, nhưng tôi không thể bỏ cha mẹ mình, hay quay trở về gia đình chồng. ảnh minh họa Tôi và chồng tôi học cùng lớp đại học, năm thứ nhất và thứ hai, tôi không ưa chồng tôi bởi tôi thấy chồng tôi có khá nhiều tính xấu, chỉ được mỗi cái...