Nỗi khổ của đứa con bị bố mẹ áp đặt, dạy dỗ bằng… chổi, dép, xích sắt
Chỉ cần mình tỏ thái độ một chút thôi thì liền sau đó mình sẽ bị đánh. Bố vớ được cái gì sẽ đánh bằng cái đó, có thể là chổi, xích hoặc dép… và sẽ phang vào bất cứ chỗ nào trên người mình.
Phununews thân mến!
Mình và bố mẹ mình có vẻ không hiểu ý nhau lắm. Trong mọi cuộc nói chuyện mình luôn ở thế bị động, không nói được gì. Có thể một phần là do mình sai nhưng một phần khác cũng là do bố mẹ.
Bố vớ được cái gì sẽ đánh bằng cái đó, có thể là chổi, xích hoặc dép… (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Từ trước đến nay mình vẫn thường chọn cách im lặng trước mọi vấn đề và nói xin lỗi. Nhưng thực ra trong lòng mình lại nghĩ “có phải con làm sai đâu?”. Mình không phục và không thoải mái với những ý kiến, nhận xét hay yêu cầu mà bố mẹ đưa ra. Mình chỉ chấp nhận nhượng bộ để được yên. Cũng chính vì thế mối quan hệ giữa mình và bố mẹ ngày một xa cách, nhạt nhẽo. Mình không thoải mái, mà bố mẹ cũng thấy ghét, có lẽ còn nghĩ mình là một đứa giả dối, vô ơn. Có nhiều lần mình đã thử nói lên suy nghĩ của bản thân. Nhưng chỉ cần mình mở miệng là y như rằng bố mẹ lại bảo mình cãi lại, mất dạy. Rồi vấn đề nhỏ tí đấy sẽ bị nhắc đi nhắc lại, bố mẹ sẽ luôn lấy ra làm cái cớ để mỉa mai mình. Chỉ cần mình tỏ thái độ một chút thôi thì liền sau đó mình sẽ bị đánh. Những trận đòn của bố mình thực sự rất khủng khiếp. Bố vớ được cái gì sẽ đánh bằng cái đó, có thể là chổi, xích hoặc dép… và sẽ phang vào bất cứ chỗ nào trên người mình. Mình chỉ biết khóc và tránh đòn. Có lẽ đối với nhiều người đó là hành vi bạo lực gia đình. Nhưng với bố mẹ mình thì đó đơn giản chỉ là cách dạy con, không có gì đáng nói. Mình cảm thấy rất sợ hãi, uất ức và mệt mỏi. Làm sao để thay đổi được bố mẹ mình?
Độc giả giấu tên
Nữ tiến sĩ vô sinh và nỗi khổ khi chồng có con riêng
Chị là người thành đạt. Ngoài 35 tuổi, chị đã có học vị tiến sĩ cùng vị trí Phó Viện trưởng của một Viện rất oách ngay giữa lòng Thủ đô. Chị có một người chồng luôn yêu vợ. Lẽ ra chị đã có thể là một phụ nữ rất hạnh phúc...
Khi chị lấy chồng được 6 tháng, cơ quan chị có suất học tiếng Anh 1 năm ở nước ngoài. Được sự động viên của chồng, chị xách vali sang Úc học. Trong quá trình ở đất nước kanguru này, chị lại có cơ hội học chuyển tiếp tiến sĩ. Lòng đầy phân vân nghĩ đến cảnh vợ chồng son mà đã phải xa nhau biền biệt, nhưng chị hiểu đó là vận may không dễ gì lặp lại. Chồng cũng đầy miễn cưỡng khi đồng ý để vợ ở lại tiếp tục sự nghiệp đèn sách. Trong vòng 4 năm, anh ấy chỉ sang thăm chị được vài lần, rồi chị "dính" bầu. Họ đã phải đấu tranh mất gần 1 tháng để cuối cùng đi đến quyết định khó khăn là bỏ cái thai đó đi. Đã chấp nhận hy sinh thì cứ phải theo đến cùng.
Gần đến lúc lấy bằng tiến sĩ, chị lại được một công ty truyền thông lớn của nước sở tại mời làm việc. Phản xạ ban đầu của chị là từ chối cơ hội hấp dẫn này. Nhưng mức lương cao ngất ngưởng cũng có sức mạnh của nó. Chị điện thoại về Việt Nam hỏi ý kiến chồng. Anh ấy ban đầu phản đối quyết liệt. Nhưng sau đó cũng "lung lay" với những phân tích của vợ. Lý lẽ của chị chỉ đơn giản thế này: Cố gắng làm vài năm sẽ tích được khoản tiền bằng cả nửa đời lao động ở trong nước.
***
Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Cũng bởi chị quá bận rộn với công việc nên không ý thức được kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 đã qua rồi. Việc đuổi việc, chị càng làm càng say sưa. Sự thăng tiến không ngừng trong công việc, những lời khen tặng, những cuộc đi tiếp khách ngoài giờ liên miên khiến nhiều lúc chị còn quên mất mình đang có một người chồng. Vả lại, thời gian kết hôn thì dài nhưng số ngày chung sống thực tế của họ quá ít. Cuối cùng cũng đến cái ngày chị thực sự trở về quê nhà. Công việc ổn định nhanh chóng nhưng vấn đề của họ bây giờ là phải nhanh chóng có đứa con để yên ấm gia đình.
Nhưng nửa năm, rồi một năm trôi qua, mơ ước vẫn chỉ là ước mơ. Sốt ruột, chị lặng lẽ đi khám. Kết quả khiến chị thoạt đầu tưởng không thể đứng vững: Ống dẫn trứng của chị bị tắc nên rất khó thụ thai. Bác sĩ giải thích đó có thể là hậu quả của viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung nên trứng và tinh trùng không gặp được nhau. Chị lờ mờ nghĩ đến đó có thể là hậu quả của lần "giải quyết" bất đắc dĩ năm nào.
Đúng lúc này, chồng chị thông báo cho chị sự thật khủng khiếp: Anh ta đã có một đứa con trai, vừa tròn 4 tuổi. Nhẩm ra thì tuổi thằng bé trùng khít với thời gian mà chị cố nài chồng cho mình ở lại để "kiếm bộn tiền". Mẹ đứa trẻ không may vừa mất trong một tai nạn giao thông nên "người cha trong bóng tối" là anh muốn công khai nhận đứa trẻ về nuôi, cho dù nó đang có tên trong giấy khai sinh do một người cha khác đứng tên.
Thanh Tâm nói với chị rằng, tha thứ hay không, chấp nhận hay không - đó hoàn toàn là quyền của chị. Chị cần lắng lòng mình lại, để tự hỏi xem mình thực sự cần gì, lúc đó mới quyết định được. Nếu không đủ rộng lòng, Thanh Tâm khuyên chị nên xây dựng cho mình một cuộc sống khác. Còn nếu như cái chị cần là một gia đình bình thường và có thể coi đứa con riêng của chồng như một sự báo đáp éo le của số phận thì nên hành động ngay.
Chị cũng không nên mất quá nhiều thời gian vào việc dằn vặt bản thân, bởi nếu có cho làm lại, nhiều phần chắc là chị vẫn chọn con đường học tập và ở xứ người làm việc. Cái mà cả chị và chồng cần hơn lúc này, trong trường hợp muốn nhận đứa con riêng của anh về nuôi, chính là liệu họ có thể bước qua nỗi đau của người vợ bị lừa dối và sự dằn vặt về hành vi sai trái của chồng chị?
Theo PNVN
"Dạy dỗ" anh chàng người yêu trăng hoa một bài học nhớ đời Nàng và chàng yêu nhau tới nay cũng ngót nghét 2 năm, đang tính tới chuyện cưới xin. Mấy hôm nay, nàng cân nhắc ghê lắm. Vẫn biết cái trò thử người yêu là dở hơi, nhưng thực ra nó cũng không phải vô ích. Cuộc đời nói trước được cái gì, nhỡ đâu một ngày có cô nàng xinh tươi tình nguyện...