Nỗi khiếp đảm của các học viên lái xe tăng
Nói thật ngắn gọn thì lái xe tăng là một cuộc “hành xác” bởi bụi, bẩn, nóng, ồn, xóc và nặng nhọc…
Tuy nhiên, khi lái qua một số chướng ngại vật thì sự hành xác được nâng lên một tầm cao mới- đó là nỗi khiếp đảm.
Là loại phương tiện chiến đấu có sức cơ động việt dã cao, có thể vượt qua nhiều loại địa hình khác nhau nên trong khóa đào tạo lái xe tăng bắt buộc phải có các bài lái “vượt qua chướng ngại vật” – hoặc ngắn ngọn hơn: “vượt vật cản”.
Hệ thống vật cản trong quá trình tập lái của xe tăng khá đa dạng. Từ loại đơn giản như đường hạn chế thẳng, hạn chế tránh cọc giữa, hạn chế chữ Z đến phức tạp hơn như vách đứng, vách hụt, hào chống tăng, hố bom, bãi đánh phá, sống trâu… Động tác lái qua từng vật cản là khác nhau song đều phải đạt được một số yêu cầu sau:
- Dùng tốc độ cao tiếp cận vật cản.
- Khi cách vật cản từ 5- 10 mét (khoảng cách này sẽ giảm dần sau mỗi lần tập), lái xe sẽ giảm tốc độ và đưa về số 1.
- Lái qua vật cản bằng số 1
- Khi xe đã vượt qua vật cản nhanh chóng lên số và “rời khỏi” với tốc độ cao.
Bộ đội xe tăng thực hành huấn luyện chiến đấu.
Để người lái có thể thành thục động tác lái vượt vật cản quá trình huấn luyện thường được chia làm 2 giai đoạn: lái phân đoạn và lái tổng hợp. Lái phân đoạn là tập lái qua từng vật cản một sao cho thật thành thục. Khi đã thành thục lái qua từng vật cản rồi thì mới chuyển sang lái tổng hợp – nghĩa là trong vòng lái đó sẽ lần lượt phải vượt qua tất cả các vật cản.
Tuy nhiên, trong số các vật cản phải vượt qua thì có 2 vật cản đã trở thành nỗi “khiếp đảm” của nhiều học viên và kể cả đối với các lái xe đã thành danh khác. Đó là “sống trâu” và “vách hụt”.
Lái qua sống trâu – Liệu hồn với cú đập trời giáng
Video đang HOT
Sống trâu là một vật cản có dạng như một mái nhà hình tam giác cân, mỗi mái dài khoảng 3 mét và chiều cao khoảng hơn 2 mét.
Đặc điểm của lái qua vật cản này là độ dốc rất lớn nên nếu chân ga không đủ lớn có thể xe sẽ tụt lùi, nổ ngược; thứ hai là khi xe đã ngóc đầu lên thì lái xe sẽ hoàn toàn không nhìn thấy đường và thứ ba là sau khi trọng tâm của xe vượt qua đỉnh sống trâu thì phần đầu xe sẽ hạ xuống từ độ cao khoảng trên 3 mét.
Tùy theo trình độ xử lý của lái xe mà cú hạ xuống của đầu xe này sẽ nhẹ nhàng, êm dịu hay sẽ là một cú đập trời giáng.
Yếu lĩnh cơ bản khi lái qua vật cản này là khi leo lên vật cản giữ chân ga đủ lớn không để xe bị chết máy hoặc tụt lùi. Khi trọng tâm xe vượt qua đỉnh sống trâu thì giảm chân ga và có thể kéo một bên cần lái để đầu xe hạ xuống. Khi toàn bộ xe đã hạ xuống và bám mặt đường rồi thì lên số tăng tốc độ.
Lý thuyết thì đơn giản vậy song thực hành thì không hề dễ dàng chút nào. Cái thời điểm trọng tâm xe vượt qua đỉnh vật cản không phải ai cũng cảm nhận được. Và kết quả cú hạ xuống của đầu xe thường là một cú đập rất mạnh. Đã có trường hợp người lái bị chấn thương cột sống hoặc ngất do đập đầu vào thành xe…
Cũng có trường hợp do giảm ga không đúng thời cơ, xe bị chết máy trên đỉnh vật cản, bập bà bập bềnh như trò chơi bập bênh của trẻ em. Còn khi kéo cần lái giảm chấn quá sớm cũng có thể làm xe quay ngang trên đỉnh vật cản dẫn đến đổ xe.
Chính vì vậy, lái qua sống trâu được coi là một nỗi khiếp đảm của các học viên lái xe tăng. Và cũng chính bởi sự nguy hiểm của nó, từ năm 1976 sống trâu đã được loại ra khỏi hệ thống vật cản khi tập lái.
Nếu Việt Nam mua xe tăng T-90 của Nga, chắc chắn cánh lái xe cũng sẽ phải trải qua những bài tập “hành xác”. Ảnh minh họa.
Qua vách hụt- Sắt thép cũng chịu thua
Không chỉ có sống trâu, một vật cản khác cũng bị rất nhiều học viên lái xe e sợ- đó là “vách hụt”. Hãy hình dung trên đường cơ động gặp trường hợp mặt đường bị hạ thấp xuống một cách đột ngột như từ trên hè bước xuống sân vậy. Thông thường, xe tăng có thể vượt qua vách hụt có độ sâu 1- 1,2 mét an toàn và không xảy ra sự cố gì.
Thực ra, nếu thời gian và điều kiện cho phép thì lái xe qua vách hụt cũng không khó khăn cho lắm. Sau khi căn thẳng hướng, lái xe giữ chân ga đều và nhỏ để xe từ từ vào vật cản. Sau khi trọng tâm xe vượt qua mép vách hụt đầu xe từ từ gục xuống và tiếp đất. Sau đó cả xe sẽ trườn xuống một cách khá nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở đây là yêu cầu phải tiếp cận vật cản với tốc độ cao và phải về số 1 trong quãng đường vài mét cuối cùng. Ở đây có thể xảy ra mấy tình huống sau:
- Nếu động tác chưa thành thạo, phối hợp chưa tốt giữa bàn đạp hãm, chân ga, bàn đạp ly hợp, tay số,… chỉ ra được số (0) – (số “mo”) mà không vào được số (1), trong khi đó xe vẫn lao với tốc độ cao theo quán tính qua vật cản.
- Cũng có trường hợp lái xe luống cuống, không phát hiện thấy vật cản và dấu hiệu bắt đầu làm động tác tiếp cận (nhất là lái đêm) không xử trí kịp nên để nguyên số cao lao qua.
Cả hai tình huống này việc hạ đầu xe xuống không còn nhẹ nhàng nữa mà sẽ là cú đập kinh hồn. Sở dĩ nói nó kinh hồn vì cú đập này không chỉ do tác động của trọng lực mà còn do tác động của quán tính nữa.
Hậu quả của cú va đập này có thể gây chấn thương cho người lái và hư hỏng cho xe. Hư hỏng hay gặp nhất là gãy trục bánh dẫn xích, gãy trục cân bằng, gãy hoặc vỡ then hoa trục xoắn thứ nhất bởi lực va đập của cú đập này chỉ tập trung vào bánh đỡ nặng thứ nhất hoặc bánh dẫn xích chứ không vào cả dải xích như khi vượt qua sống trâu.
Cũng bởi nó nguy hiểm như vậy cho nên gần đây người ta đã loại nó ra khỏi hệ thống vật cản khi tập lái.
Tuy bị loại khỏi hệ thống vật cản trong quá trình huấn luyện lái song trong các giáo trình dạy lái xe vẫn có nội dung hướng dẫn động tác lái xe qua sống trâu và vách hụt với mục đích cho các lái xe khi gặp tình huống này vẫn biết cách xử trí một cách an toàn.
Theo Soha News
Cuộc đối đấu xe tăng Mỹ - Xô suýt đẩy thế giới vào thảm họa
Cuộc đối đầu giữa lực lượng xe tăng Mỹ Liên Xô tại trạm kiểm soát Charlie cách đây 55 năm đã đẩy thế giới đến sát bờ vực của Thế chiến 3.
Trạm kiểm soát Charlie, Berlin, tháng 10/1961. Ảnh: AP
Trong suốt 16 giờ từ ngày 27 đến 28/10/1961, các xe tăng Mỹ và Liên Xô đã dàn trận tại trạm kiểm soát Charlie của quân đội Mỹ ở thành phố Berlin, Đức khiến hai siêu cường tiến gần tới nguy chiến tranh gần hơn bất kỳ cuộc đối đầu nào thời Chiến tranh Lạnh, ngoại trừ cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba một năm sau đó, theo Guardian.
Sau Thế chiến 2, nước Đức bị chia tách thành Đông Đức và Tây Đức, lấy thành phố Berlin làm khu vực phân định vùng ảnh hưởng giữa Liên Xô và phương Tây. Tuy nhiên, do tồn tại nhiều bất đồng nên tình trạng khủng hoảng và đối đầu giữa hai bên thường xuyên xảy ra.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào năm 1958, khi Liên Xô quyết định đóng cửa đường phân định giữa hai vùng để ngăn chặn làn sóng di cư ồ ạt từ Đông Đức sang Tây Đức. Động thái này đã gây mâu thuẫn nghiêm trọng giữa hai cường quốc.
Ngay sau khi bức tường Berlin được dựng lên, căng thẳng giữa quân đội Mỹ và Liên Xô tại trạm kiểm soát Charlie đã dẫn đến một tình huống được cho là căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh ở châu Âu.
Xe tăng M-48A1 Mỹ ở Berlin. Ảnh: Army.mil
Tháng 10/1961, biên phòng Đông Đức bắt đầu từ chối cho phép các nhà ngoại giao Mỹ đi vào Đông Đức theo thỏa thuận với Nga.
Ngày 22/10, E Allan Lightner Jr, nhà ngoại giao cấp cao Mỹ ở Tây Berlin bị lính canh Đông Đức chặn đường yêu cầu kiểm tra hộ chiếu khi đang đến nhà hát opera ở Đông Đức và bị buộc phải quay trở lại.
Ngày 26/10, không chịu khuất phục dễ dàng và muốn chứng tỏ quyết tâm duy trì quyền tiếp cận Đông Đức của Mỹ và Đồng minh, Washington đã điều 10 xe tăng M-48A1 và ba xe thiết giáp chở quân đến trạm kiểm soát Charlie, nơi thường chỉ có quân cảnh Mỹ canh gác.
Các cỗ chiến xa này dừng cách khu vực biên giới Đông Đức/Tây Đức khoảng 75 m và nổ máy inh ỏi tạo thành cột khói đen trên không trung.
Đối phó với động thái được cho là khiêu khích này, Liên Xô lập tức điều hàng chục xe tăng T-55 đến gần trạm kiểm soát Charlie, đối đấu với xe tăng Mỹ. Xe tăng hai bên chĩa pháo vào nhau và thi gan trong suốt 16 giờ căng thẳng.
Cùng thời gian này, các nhân viên quân sự và ngoại giao Mỹ dưới sự hộ tống của quân cảnh tiếp tục băng qua trạm kiểm soát, thực hiện quyền đi lại vào lãnh thổ Đông Đức. Tình hình lúc đó được đánh giá đặc biệt nghiêm trọng, bởi Chiến tranh Thế giới lần thứ ba sẽ bùng nổ nếu một bên có các động thái tiếp tục leo thang căng thẳng.
Tuy nhiên, Washington đã ra chỉ thị nhắc nhở lãnh đạo quân đội Mỹ rằng Berlin không phải là một "lợi ích sống còn" đến mức liều lĩnh gây chiến với Moscow. Sau đó, Tổng thống Kenedy chấp thuận mở một kênh liên lạc bí mật để thuyết phục lãnh đạo Liên Xô rút xe tăng về và đảm bảo Mỹ cũng tuân thủ rút quân theo quy định.
Sáng 28/10, các xe tăng Liên Xô rút lui trước và ngay sau đó Mỹ cũng rút quân. Cuộc đối đầu tại trạm kiểm soát Charlie kết thúc.
Kể từ đó, các quan chức ngoại giao phương Tây và nhân viên quân sự được quyền tự do đi lại để đến nhà hát opera ở Đông Berlin trong khi các nhà ngoại giao Liên Xô cũng có quyền tương tự ở Tây Berlin.
Duy Sơn
Theo VNE
Tường tận "rùa thép" duy nhất đánh bại được T-14 Armata Theo Army Recognition, Tập đoàn quốc phòng Rheinmetall của Đức đã lần đầu tiên mang đến triển lãm quốc phòng Eurosatory nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực sử dụng công nghệ tương lai MBT-ATD (Main Battle Tank - Advanced technology Demonstrator). Trong bối cảnh giới quân sự phương Tây nhận thức rõ việc lực lượng cơ giới tiếp tục là một...