Nỗi khắc khoải của Thủ tướng
“Tất cả chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn khó khăn. Còn nhiều liệt sĩ đến nay chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính. Những điều này đã để lại nỗi đau khắc khoải trong lòng người thân và trong mỗi cán bộ đang có trách nhiệm” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Chiều 22/7, tại TP. Tam Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và 400 đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu do tỉnh Quảng Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ.
Tại Quảng Nam, cứ khoảng 4 người thì có 1 người là đối tượng chính sách, người có công với cách mạng. Tỉnh Quảng Nam có trên 65.400 liệt sĩ, trên 30.500 thương binh và trên 45.300 người có công với cách mạng. Cả tỉnh có 14.795 bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiếm 1/6 số bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước.
Thủ tướng và các đại biểu dự hội nghị biểu dương người có công.
Điều đáng mừng là cả tỉnh cũng có hàng ngàn hộ gia đình chính sách sản xuất, kinh doanh giỏi; có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả như mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi, trồng trọt…
Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Quảng Nam báo cáo về công tác chăm sóc người có công, nghe gương người có công tiêu biểu kể các câu chuyện vượt khó vươn lên, Thủ tướng bày tỏ khâm phục sự cố gắng lớn của các thương binh, bệnh binh, người có công đã chia sẻ khó khăn chung của địa phương, của đất nước.
Khẳng định chính các thương binh, bệnh binh đã vượt qua mất mát to lớn, chiến thắng thương tật, bệnh tật, tiếp tục mang sức lực, trí tuệ của mình để đóng góp xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, trong đó có người trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà giáo…, Thủ tướng mong những người có công tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Video đang HOT
Thủ tướng cho rằng qua số liệu thống kê thì Quảng Nam là nơi chịu hy sinh gian khổ, mất mát lớn nhất trong cả nước, là mảnh đất kiên cường, bất khuất, sẵn sàng nhận lấy nỗi đau cho riêng mình.
“Ngày hôm nay, trên mảnh đất thiêng liêng này, tất cả chúng ta thực sự tự hào về quê hương Quảng Nam anh hùng, bất khuất; tự hào về những bà mẹ, những người con trung dũng, kiên cường đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại, những chiến công oanh liệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Chính phủ tri ân: “Tất cả chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời thăm hỏi đến thân nhân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, cựu chiến binh, con em của hơn 40 tỉnh, thành trong cả nước đã tham gia chiến đấu và hy sinh trên chiến trường Quảng Nam năm xưa”.
Thủ tướng cho rằng chiến tranh đã qua đi 42 năm, các thế hệ người Việt đã thực hiện tương đối tốt đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đã thực hiện trên phạm vi cả nước công tác đền ơn đáp nghĩa, xác định đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thủ tướng: “Chúng ta không được phép mình tự hài lòng về những kết quả đã đạt được trong việc chăm sóc người có công”.
Những kết quả tìm kiếm các liệt sỹ phần nào xoa dịu nỗi đau, mất mát của người ở lại, “thể hiện trách nhiệm của chúng ta đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc”, Thủ tướng bày tỏ. “Tuy nhiên, tại hội nghị này, chúng ta cần nhấn mạnh rằng chúng ta không được phép mình tự hài lòng về những kết quả đã đạt được”, Thủ tướng nói.
Qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, người dân các địa phương và tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng nhận thấy còn nhiều việc trước mắt và lâu dài cần thực hiện tốt hơn nữa.
“Tất cả chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn khó khăn. Việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm chưa được chu đáo. Vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Nhiều trường hợp người có công chưa hoàn tất được hồ sơ để hưởng chế độ. Còn nhiều liệt sĩ đến nay chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính. Những điều này đã để lại nỗi đau khắc khoải trong lòng người thân và trong mỗi cán bộ đang có trách nhiệm”, Thủ tướng chia sẻ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% người có công trên cả nước có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú và giải quyết căn bản hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng tồn đọng.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục huy động nguồn lực, thực hiện hỗ trợ gần 9.000 nhà ở cho người có công đã được Bộ LĐTB&XH thẩm định để giải quyết cơ bản về nhà ở đối với người có công trong năm tới.
“Tôi thường nói với Bộ LĐTB&XH rằng chúng ta không chỉ quan tâm đến những người đã khuất, tức là chăm lo phần mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ mà chúng ta phải dành nguồn lực cần thiết để quan tâm những người còn sống, đó là đối tượng chính sách nói chung, đặc biệt là gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Thủ tướng nói.
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng yêu cầu lập lại trật tự vỉa hè 'bình đẳng và không có vùng cấm'
Việc trông giữ xe trái phép, lấn chiếm lòng lề đường... sẽ bị xử lý nghiêm theo chỉ thị mới ban hành.
Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Giao thông được giao lập và triển khai kế hoạch tháng cao điểm thực hiện quy định pháp luật và xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Bộ Giao thông cũng có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt và các Sở Giao thông thực hiện kế hoạch, trong đó tập trung xử lý: trông giữ xe trái phép, bán hàng, họp chợ trên lòng, lề đường; xây dựng lều quán, mái vẩy, lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu trong phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt...
Các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm đất bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt sẽ bị giải toả dứt điểm.
Lực lượng chức năng dẹp vỉa hè ở Hà Nội. Ảnh: Xuân Hoa.
"Công an địa phương kiên quyết xử lý các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ và trật tự lòng đường, vỉa hè", Chỉ thị nêu.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh, thành vào cuộc, vận động người dân tự giác tháo dỡ, khắc phục vi phạm hành lang, lòng đường, vỉa hè trước; sau đó chỉ đạo đồng loạt các cấp ra quân, triển khai đến tất cả các hệ thống đường bộ (kể cả giao thông nông thôn); thực hiện theo phương châm bình đẳng, không có vùng cấm.
Sau đợt cao điểm, các tỉnh, thành được yêu cầu duy trì kiểm tra để ngăn chặn vi phạm tái diễn.
Trước đó, chiến dịch chấn chỉnh trật tự đô thị, đảm bảo mỹ quan trung tâm thành phố được quận 1 khởi xướng từ đầu năm 2017. Đoàn liên ngành quận đã xử lý hàng nghìn vi phạm, cho đập nhiều hạng mục của cơ quan Nhà nước, khách sạn 5 sao... lấn vỉa hè; cẩu hàng chục xe biển xanh vi phạm. Phong trào dọn dẹp vỉa hè sau đó lan tỏa khắp 24 quận huyện TP HCM và nhiều tỉnh thành của cả nước.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Thủ tướng: Trở ngại thực hiện ước mơ lớn là bằng lòng với ước mơ nhỏ Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chiều 21/7, Thủ tướng nhắc nhở, địa phương đang đứng trước bước ngoặt phát triển mà không được "bằng lòng với những ước mơ nhỏ", phải xây những "ước mơ lớn"... Thủ tướng chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phát...