Nơi in sách quốc ngữ đầu tiên
Nhà in Làng Sông là một trong ba cơ sở in sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, nằm trong khuôn viên tiểu chủng viện gần 100 tuổi.
Nhà thờ Làng Sông, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 10 km, là nơi đặt một trong ba cơ sở in chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, gồm nhà in Tân Định (Sài Gòn), nhà in Ninh Phú (Hà Nội) và nhà in Làng Sông (Bình Định).
Tên chính xác của nhà thờ là Tiểu chủng viện Làng Sông. Một số tài liệu, tên hiển thị trên bản đồ ghi là Lòng Sông, là do đọc theo giọng người địa phương.
Khuôn viên tiểu chủng viện Làng Sông rộng 2.000m2. Căn nhà duy nhất trên mảnh đất chữ nhật bên trái, là nền móng của nhà in.
Khu vực này từng là một trong những trung tâm truyền giáo đầu tiên của miền Trung, do các giáo sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha lập ra khi đặt chân lên vùng đất Quy Nhơn, Bình Định khoảng 400 năm trước. Ảnh: Anh Bii.
Hiện chưa ai xác định chính xác mốc thời gian ra đời và hình ảnh cụ thể của nhà in ban đầu, vì nơi này từng bị đốt phá năm 1885. Mãi đến năm 1904, nhà in mới được tái thiết, rồi hoạt động đến khoảng năm 1936 thì dời về Quy Nhơn.
Trên nền nhà in cũ ngày nay, căn phòng xây mới trưng bày tư liệu, bản gốc và bản sao của những ấn phẩm chữ quốc ngữ từng được xuất bản tại nhà in Làng Sông.
Để tham quan phòng trưng bày, du khách cần liên hệ trước với nhà thờ, đến nơi sẽ có người hướng dẫn.
Video đang HOT
Nhà in Làng Sông từng có sự đầu tư lớn về máy móc thiết bị. Đặc biệt đến năm 1904, nhà in phát triển mạnh và có tiếng tăm dưới sự điều hành của linh mục Paul Maheu, từng học về in ấn tại Hong Kong. Bấy giờ, nhiều cây bút lớn miền Nam như Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Đức cũng gửi bản thảo ra tận nhà in sách ở miền Trung này.
Tại đây từng in sách tiếng Latin, tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, hiện đều được lưu giữ nguyên bản, tái xuất bản hoặc bìa sách tại tiểu chủng viện.
Riêng năm 1910, nhà in xuất bản tới 25 đầu sách chữ Quốc ngữ, còn lại là tiếng Pháp trong tổng số 36 đầu sách. Theo thống kê năm 1922, tại đây ra đời 18.000 bản báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác, đặc biệt có tờ Lời Thăm (bán nguyệt san) được 1.500 bản phát hành cả Đông Dương.
Các ấn phẩm được trưng bày theo thứ tự năm xuất bản. Sách cũ được bảo quản trong tủ kính kín.
Tiểu chủng viện Làng Sông được thành lập khoảng 1841 – 1850, ban đầu chỉ là nhà mái tranh, vách phên tre. Công trình còn đến ngày nay được xây dựng vào năm 1925 – 1927. Nhà nguyện của tiểu chủng viện có lối kiến trúc pha Gothic, đã được trùng tu sơn lại nhiều lần.
Ảnh: Shutterstock/PhuongD.Nguyen.
Nằm xung quanh nhà nguyện là các dãy nhà hai tầng mang kiến trúc kiểu Pháp, với ô cửa vòm ở ban công, hành lang dài và những hàng cột thẳng tắp. Đây là giảng đường và khu nội trú của tu sinh.
Tiểu chủng viện Làng Sông có chức năng chính là nơi học tập và lưu trú của các tu sinh. Do đó, du khách đến tham quan cần thực hiện theo nội quy được gắn ở các lối đi. Nơi này mở cửa vào khung thời gian 7h – 11h30 và 14h – 17h30.
Tiểu chủng viện là nơi đào tạo các tu sinh trước khi họ học lên tiếp tại đại chủng viện để trở thành linh mục.
Không chỉ là nơi mang giá trị tôn giáo, lịch sử, hiện nhà thờ Làng Sông trở thành điểm tham quan thu hút đông du khách gần xa bởi vẻ đẹp xưa cũ. Điểm nhấn của nhà thờ được nhiều người check-in nhất là lối vào chính rợp bóng mát hai hàng gồm 14 cây sao cao vút, khoảng 130 năm tuổi.
Rủi ro khi du học sinh rời Canada
Ngoài rủi ro khi đi máy bay về nước, với lệnh cấm nhập cảnh hiện nay, khả năng du học sinh Việt Nam được phép quay lại Canada học tiếp còn bỏ ngỏ.
Anh Nguyễn Đăng Anh Thi, du học thạc sĩ tại Đại học British Columbia (UBC), Canada, hiện định cư tại quốc gia này, chia sẻ góc nhìn với du học sinh về việc về nước hay ở lại trong đại dịch.
Gia Quý, sinh viên năm đầu UBC đang phân vân không biết sẽ về Việt Nam hay ở lại Canada sau khi kết thúc năm học vào tháng 4 tới. Phần lớn bạn học người Canada và Mỹ của Quý đã rời khu nội trú để về nhà. Khu nội trú vắng lặng, sinh viên quốc tế còn ở lại cũng hạn chế ra ngoài. Thời điểm này cũng đang là mùa thi cuối học kỳ tại UBC.
Như Quỳnh, học sinh lớp 10 đang ở nhà của người giám hộ tại Vancouver băn khoăn với việc học từ xa sắp tới. Kế hoạch về thăm nhà mùa hè này của Quỳnh có lẽ cũng tạm gác lại.
Đó là hai trong số hàng nghìn du học sinh Việt Nam mà phụ huynh của họ liên lạc với gia đình chúng tôi để nắm thông tin, hỏi ý kiến nên về hay ở lại Canada. Lo lắng của phụ huynh khi con đang ở xa trong tình thế bất định hiện nay là dễ hiểu. Tuy vậy, để đưa ra lời khuyên vẹn toàn cho mọi người sẽ rất khó, vì bất cứ một quyết định nào cũng đều có rủi ro. Trước hết tôi xin cập nhật tình hình Covid-19 và chính sách của Canada để đối phó với dịch.
Theo Bộ Y tế, đến 17h20 ngày 18/3 (giờ Ottawa), Canada ghi nhận 621 ca dương tính với Covid-19. Trong đó, Ontario 212 ca, British Columbia 186 ca, Alberta 97 ca, Quebec 94 ca, các tỉnh bang khác 23 ca. Hiện 9 người chết (1,4%), gồm 7 người tại British Columbia, một người tại Ontario và một người tại Quebec.
Số liệu cập nhật trên Globalnews đến 19h5 ngày 18/3 (giờ Ottawa) cho thấy thêm 45 ca dương tính mới tại British Columbia, nâng số ca nhiễm nCoV tại tỉnh bang này lên 231.
Ngày 16/3, Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố cấm nhập cảnh đối với những người không phải là công dân Canada và thường trú nhân tại Canada. Lệnh cấm này ngoại lệ với thành viên các tổ bay, nhà ngoại giao, vợ/chồng/con của công dân Canada và công dân Mỹ. Những người có triệu chứng nhiễm nCoV sẽ không được bay đến Canada.
Ngày 18/3, Canada và Mỹ đồng ý một thỏa thuận về việc hạn chế công dân hai nước di chuyển qua biên giới, trừ khi có lý do thật sự cần thiết. Hoạt động thương mại qua biên giới vẫn diễn ra bình thường.
Như vậy, Canada đã đóng cửa biên giới với hầu hết công dân các nước, trong đó có người Việt Nam đã có visa đến Canada diện du học, thăm viếng, làm việc và cả người được cấp thư xác nhận thường trú nhân (COPR) nhưng chưa kịp đến Canada (landing). Điều đó có nghĩa du học sinh Canada đang ở Việt Nam hay nước khác tạm thời không được nhập cảnh cho đến khi có thông báo mới.
Đến ngày 18/3, tình trạng khẩn cấp tỉnh bang đã được ban bố tại Ontario, British Columbia và Saskatchewan. Tất cả tỉnh bang còn lại đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế. Những sự kiện trên 50 người tham gia đều bị cấm. Những người từ nước ngoài trở về Canada phải tự cách ly 14 ngày. Tại nơi công cộng, người dân được khuyến cáo giữ khoảng cách với người khác khoảng 2 m để hạn chế lây lan virus. Các cơ sở phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân như siêu thị, tiệm tạp hóa, trạm xăng, tiệm thuốc... vẫn được duy trì.
Kỳ nghỉ tháng 3 (March Break) của học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 tại Ontario lẽ ra chỉ diễn ra một tuần từ 16/3 đến hết 22/3, nay tiếp tục đến hết ngày 5/4 cho đến khi có thông báo mới.
Tương tự, Bộ Giáo dục tỉnh bang British Columbia vừa ra thông báo tiếp tục đóng cửa tất cả trường từ phổ thông trở xuống sau hai tuần nghỉ xuân (Spring Break). Lẽ ra học sinh sẽ trở lại trường ngày 30/3, nay tiếp tục ở nhà. Bộ và sở giáo dục các thành phố đang chuẩn bị phương án đào tạo từ xa.
Hầu hết trường sau phổ thông (cao đẳng, đại học, sau đại học...) tại Canada chuyển sang phương pháp dạy học trực tuyến.
Vườn hồng, nơi có khung cảnh đẹp nhất ở Đại học British Columbia, Canada. Ảnh: Anh Thi.
Tình hình trên tác động lớn tới du học sinh quốc tế, trong đó có khoảng 21.000 du học sinh Việt Nam tại Canada. Nhiều bạn cân nhắc về nước vì nếu so sánh với Canada, số ca bệnh ở Việt Nam còn ít. Nhưng như tôi đã nói, về hay ở đều có rủi ro. Tôi chỉ phân tích hai rủi ro về sức khỏe và di trú.
Về sức khỏe, du học sinh tại Canada đều được đăng ký bảo hiểm y tế (tại British Columbia là loại bảo hiểm MSP) nên lỡ ốm đau thì việc có bảo hiểm cũng yên tâm phần nào. Cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới, nếu triệt để thực hành cách biệt cộng đồng (social distancing) thì nguy cơ lây lan virus giảm xuống tối thiểu.
Trường hợp du học sinh muốn về Việt Nam để gần gia đình, có hai điều cần cân nhắc là khả năng lây nhiễm trên đường di chuyển và phải cách ly 14 ngày khi về. Covid-19 là đại dịch có quy mô toàn cầu và trong cuộc chiến với một kẻ thù vô hình và khó lường này, rất khó để nói nơi nào an toàn hơn.
Về di trú, với lệnh cấm nhập cảnh của Canada hiện nay, khả năng và thời điểm du học sinh được phép quay trở lại Canada vẫn còn bỏ ngỏ. IRCC đã đưa ra một loạt giải pháp hỗ trợ thủ tục di trú, trong đó cho phép những người diện tạm trú như du học sinh gia hạn giấy phép du học để tiếp tục ở lại Canada.
Trường hợp du học sinh đang ở Việt Nam và giấy phép hết hạn hoặc sắp hết hạn, tôi dự báo việc xin giấy phép mới hoặc gia hạn tại Việt Nam sẽ tốn thời gian hơn, do IRCC ưu tiên giải quyết hồ sơ tồn đọng từ trước. Đó là chưa kể có thể thêm yêu cầu khám sức khỏe khi nộp hồ sơ trong bối cảnh đại dịch.
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải cũng khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài nên cân nhắc kỹ lưỡng việc trở về nước do tình hình di chuyển bằng đường hàng không giữa các nước hiện nay rất khó khăn. Nếu phải quá cảnh tại một nước thứ ba, khả năng bị hủy hoặc thay đổi chuyến bay càng lớn.
Vậy việc học trực tuyến, hay học từ xa sắp tới sẽ như thế nào? Khả năng thích nghi của học sinh, sinh viên với phương pháp này ra sao? Tôi nghĩ khi mà tất cả bạn học của mình đều làm được thì mình cũng làm được. Có thể những thay đổi qua một phương pháp mới sẽ cần thời gian, nhưng với cách tiếp cận giáo dục chủ động và gần gũi giữa nhà trường và phụ huynh, giáo viên và học sinh tại Canada hiện nay, tôi tin tưởng mọi việc sẽ tốt đẹp.
Dù bất cứ phương pháp dạy học nào, sự quan tâm thường xuyên của phụ huynh để khích lệ và ủng hộ tinh thần cũng như luôn bày tỏ tin tưởng vào sự trưởng thành của du học sinh là liều thuốc hữu ích, có giá trị nhất cho con em.
Nguyễn Đăng Anh Thi (VNE)
Những trải nghiệm "hút khách" ở Cần Thơ nhất định phải thử một lần Cần Thơ được biết đến với những chợ nổi, vựa trái cây cùng cảnh sắc đặc trưng của miền quê sông nước miền Tây. Dưới đây là top những trải nghiệm thú vị tại Cần Thơ khiến du khách "xiêu lòng". Đón hoàng hôn, nghe đờn ca tài tử Bến Ninh Kiều Bến Ninh Kiều thơ mộng bên dòng sông Hậu trữ tình...