Nơi họp mặt của Satan giáo ở New York bị đốt cháy
Các thành viên của Satan giáo đang đau buồn vì “Ngôi nhà Halloween” mang tính lịch sử ở phía bắc thành phố New York bị người phá hoại đốt cháy.
Ngôi nhà này được xây dựng vào năm 1900. Đây là nơi các tín đồ Satan giáo ở địa phương tụ họp, tạp chí Poughkeepsie đưa tin.
Camera an ninh ghi lại được hình ảnh một người đàn ông đến gần căn nhà sau 5h ngày 14/1. Người này cầm hai can chất đốt, đổ khắp hiên nhà rồi châm lửa, Guardian cho biết.
Hai người trong nhà lúc đó đã kịp thoát ra ngoài một cách an toàn, theo nhà chức trách.
Ông Peter H Gilmore, linh mục tối cao của Satan giáo, đã bày tỏ lòng thành kính trong “lễ cầu nguyện” cho ngôi nhà và chủ nhân cũ của nó, Joe “Netherworld” Mendillo, thành viên giáo phái qua đời vào năm ngoái.
“Di sản của Joe sẽ tồn tại mãi mãi, mặc dù ngôi nhà đặc biệt mà ông ấy chăm sóc cẩn thận đã bị phá hủy do hành động thù hận của một số cá nhân”, theo tuyên bố của ông Gilmore mà Satan giáo gửi tới Guardian qua Twitter.
Một thành viên khác của giáo phái so sánh vụ đốt phá với một vụ tấn công khủng bố.
“Mọi người đều hoảng hốt. Những người trong khu phố rất lo lắng”, bà Isis Vermouth, thành viên giáo phái, nói với Poughkeepsie .
“Người đã làm điều này sẽ bị chúng tôi nguyền rủa. Người đó sẽ phải trả giá”, bà Vermouth nói thêm.
Ngôi nhà vừa bị đốt cháy tọa lạc trên phố South Clinton, thành phố New York. Nó được trang trí bằng những tác phẩm điêu khắc ma quỷ. Trên lối vào ngôi nhà là một chiếc xe tang và phía trước nhà để xe có tấm biển với dòng chữ “Nhà để xe của quỷ”. Ngôi nhà là nơi tụ họp để tổ chức lễ Halloween và thể hiện tín ngưỡng của người chủ cũ.
Tượng thần Baphomet, vị thần tượng trưng cho sự phồn thực và thường bị cho là hiện thân của quỷ Satan, tại Salem, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: AFP .
Ông Gilmore cho biết ông Mendillo sẽ đích thân chào đón những người vui chơi vào đêm Halloween và tặng kẹo cho những đứa trẻ đến nơi đây.
“Những người dành thời gian nghiên cứu tôn giáo của chúng tôi sẽ biết rằng chúng tôi không thờ ma quỷ. Thay vào đó, những người theo Satan giáo tin vào triết lý vô thần về chủ nghĩa cá nhân, tự do và tự hoàn thiện”, ông Gilmore nói thêm.
“Dù người khác có cảm thông với những quan điểm đó hay không, Joe vẫn luôn ân cần và đưa ra lời khuyên cho mọi người về cách làm vườn, tu bổ nhà cửa cùng những chủ đề khác. Ông ấy là một người đàn ông hiểu biết và hào phóng với những muốn nghe quan điểm sáng suốt của mình”, theo ông Gilmore.
Không phải tội đồ, hoàng đế Nero là người hùng của thành Rome?
Trong suốt nhiều thế kỷ, hoàng đế Nero của La Mã bị cho là người đã châm lửa đốt thành Rome gây ra trận đại hỏa hoạn. Thế nhưng, một nghiên cứu chỉ ra Nero không phải là tội đồ trong sự kiện trên.
Hoàng đế Nero của đế chế La Mã được người đời nhớ đến là ông hoàng hung bạo và độc ác. Trong thời gian trị vì đất nước từ năm 54 - 68 sau Công nguyên, vị vua này đã sát hại hàng ngàn người làm niềm vui.
Những người bị bạo chúa Nero giết không chỉ gồm quan lại, dân chúng mà còn có cả mẹ, vợ và anh chị em cùng cha khác mẹ. Bất cứ người nào được cho là có hành động thù địch với Nero đều bị hoàng đế này xử tử.
Ngoài ra, hoàng đế Nero còn bị cho chính là người châm lửa đốt thành Rome vào tháng 7 năm 64. Sau đó, ông tổ chức tiệc tùng ăn mừng khi chứng kiến người dân ở Rome chìm trong "biển lửa".
Theo ước tính, trận đại hỏa hoạn này thiêu rụi khoảng 2/3 thành Rome. Hàng trăm hộ gia đình tại đây mất nhà cửa và tài sản. Trong suốt nhiều thế kỷ, Nero luôn được cho là thủ phạm gây ra trận đại hỏa hoạn trên. Do đó, tiếng xấu của hoàng đế Nero ngày một tồi tệ và bị người đời căm ghét, oán hận.
Thế nhưng, giáo sư Anthony A. Barrett - tác giả cuốn sách có tựa đề "Rome is Burning" cho rằng Nero không phải là kẻ tội đồ trong trận đại hỏa hoạn năm 64 sau Công nguyên.
Giáo sư Barrett cho hay, dựa trên các bằng chứng khảo cổ, các nhà khoa học chỉ ra có khoảng 15 - 20% thành Rome bị thiêu rụi trong trận đại hỏa hoạn năm xưa.
Sau khi trận hỏa hoạn xảy ra, hoàng đế Nero chi rất nhiều tiền để tái thiết thành Rome. Việc làm của ông được người dân ca ngợi và xem như một người hùng. Trong khi đó, giới quý tộc ôm lòng thù ghét nhà vua vì phải quyên góp một phần tài sản theo lệnh vua để hỗ trợ người dân xây dựng lại cuộc sống.
Sau khi Nero qua đời vào năm 68 sau Công nguyên, vị tân vương mới của đế chế La Mã được cho là đã phóng đại tội ác của hoàng đế quá cố. Trong số này có việc, tân vương và tầng lớp quý tộc làm ô uế danh tiếng của Nero rằng ông chính là thủ phạm gây ra vụ cháy thành Rome.
Theo đó, trong suốt nhiều thế kỷ, không ít người tin rằng Nero thực sự là người châm lửa đốt thành Rome mà quên đi sự thật rằng ông là người hùng.
Trước nhận định của giáo sư Barrett, không ít người cho rằng đây không phải là sự thật. Do vậy, cuộc tranh luận về Nero và trận đại hỏa hoạn kéo dài đến ngày nay và chưa tìm ra câu trả lời chính xác nhất được mọi người công nhận.
Mời độc giả xem video: TP.HCM: Cháy lớn ở Khu công nghiệp Tân Tạo. Nguồn: THĐT1.
Con trai phóng hỏa đốt cha Sau cuộc cãi vã, Mến Em đổ xăng ra sàn nhà, châm lửa đốt khiến cha bị bỏng với tỷ lệ 71%. Công an huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, vừa cho gia đình bảo lãnh tại ngoại Nguyễn Mến Em (30 tuổi, người địa phương). Mến Em bị cáo buộc là người đổ xăng châm lửa đốt khiến cha bỏng nặng. Nguyễn...