Nơi Hội Nông dân cơ sở tích cực chung tay xóa trắng… hộ nghèo
Hàng năm, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Hậu Giang tích cực phát động và triển khai “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Phong trào đã tạo động lực khích lệ, động viên hội viên nông dân hăng hái thi đua làm giàu, giúp nhau xóa đói giảm nghèo.
Hộ khá, giàu giúp hộ nghèo
Đến nay, qua phong trào đã có 60.740 hộ nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”. Tiêu biểu như mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản của HTX Phước Trung ký kết bao tiêu lúa ; Liên hiệp HTX Phước Thạnh ký kết bao tiêu chanh không hạt; HTX Chăn nuôi Ba ba Thạnh Lợi ký kết cung cấp con giống và bao tiêu thu mua ba ba thịt, HTX Mãng cầu xiêm Hòa Mỹ huyện Phụng Hiệp, HTX Mãng cầu xiêm Thuận Hòa huyện Long Mỹ.
Hợp tác xã Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi xã Thạnh Xuân huyện Châu Thành A(Hậu Giang) đang tạo việc làm, thu nhập cao cho nhiều xã viên. Ảnh: Hữu Toàn
Các mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao như ông Phạm Thành Đông (xã Đông Phước, huyện Châu Thành) làm vườn cam, sầu riêng diện tích 10ha, thu nhập 3,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm, hỗ trợ hội viên nông dân có nhu cầu trồng sầu riêng, cam; ông Thiều Văn Hải (xã Trường Long A, Châu Thành A) làm vườn kết hợp ruộng, chăn nuôi, kinh doanh vật tư nông nghiệp, diện tích 8ha; thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm, tích cực giúp đỡ hội viên nghèo có việc làm, tăng thu nhập. Hay như hộ ông Nguyễn Văn Hương (phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy) trồng dâu xanh, dâu bòn bon, bưởi năm roi, diện tích 3,9ha; thu nhập 2,3 tỷ đồng/năm, giúp đỡ hội viên nông dân về giống cây trồng chất lượng…
Video đang HOT
Trước đây, Hội ND tỉnh Hậu Giang giao chỉ tiêu mỗi chi hội giúp 1-2 hộ thoát nghèo/năm; hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giúp hộ nghèo cây, con giống để sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Năm 2018, Hội ND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo thực hiện mô hình thoát nghèo toàn diện. Theo đó, mỗi Hội ND cơ sở xây dựng kế hoạch ấp thoát nghèo toàn diện và bền vững giai đoạn 2018-2023. Mục tiêu của kế hoạch là xóa trắng hộ nghèo theo từng ấp, khu vực và ít nhất mỗi xã có một ấp thoát nghèo toàn diện. Hộ nghèo không chỉ được hỗ trợ trong năm thoát nghèo mà những năm tiếp theo cũng được quan tâm hỗ trợ.
Kết quả giảm nghèo khả quan
Kết quả việc thực hiện kế hoạch, năm 2018, hội viên, nông dân trong tỉnh Hậu Giang đã giúp đỡ cho 175 hộ thoát nghèo, có 4 ấp, khu vực thoát nghèo toàn diện. Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh Hậu Giang còn giúp các hộ vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay đã phát vay 281 lượt dự án, có 4.732 lượt hộ vay với số vốn xoay vòng là 59 tỷ 666 triệu đồng.
Hội cũng tích cực xây dựng mô hình tổ thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, đã thành lập được 244 tổ ở 76/76 cơ sở với 1.801 thành viên. Các tổ hoạt động hiệu quả, đã tổ chức thu gom được trên 1.200kg bao bì, vỏ chai, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng xử lý, triển khai dự án hố xử lý rác thải, thùng ủ xử lý rác thải hữu cơ cho nông dân; phối hợp với Trung tâm Môi trường nông thôn – Trung ương Hội ND Việt Nam, Sở Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó khi có thiên tai xảy ra; kỹ năng truyền thông về thu gom và xử lý rác thải cho cán bộ, hội viên nông dân.
Trong thời gian tới, Hội ND tỉnh Hậu Giang tiếp tục phối hợp với các ngành tập trung tuyên truyền, vận động nông dân tham gia xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại. Trong đó đặc biệt phát huy hiệu quả tích cực các mô hình, tập trung phát động phong trào thi đua phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, thoát nghèo bền vững; đoàn kết, xây dựng nếp sống văn hóa, tích cực tham gia bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo Danviet
Cần lời giải cho ô nhiễm không khí
Trước nguy cơ ô nhiễm không khí có thể tác động xấu đến sức khỏe người dân, chính quyền của 2 TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có những cảnh báo cho người dân phòng tránh sự ô nhiễm này. Tuy nhiên, điều mà người dân quan tâm chính là giải pháp để người dân không còn phải chịu cảnh sống chung với ô nhiễm không khí nữa.
Mới chỉ dừng ở cảnh báo
Theo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, chất lượng không khí khu vực nội thành thời gian qua có biểu hiện suy thoái, thậm chí, nồng độ ô nhiễm bụi ở một số nơi tại một số thời điểm vượt cả giới hạn cho phép. Vấn đề đáng quan tâm nhất đối với chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội là chỉ tiêu bụi tổng số. Bụi PM10 (các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet) và bụi PM2.5(các hạt bụi lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet) tại một số vị trí và một số thời điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội đã vượt QCVN 05/2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh.
Trước thực trạng ô nhiễm này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành chỉ thị về các giải pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn. Chỉ thị nêu rõ, các đơn vị, tổ chức và cá nhân nghiêm túc thực hiện các biện pháp cấp bách, quyết liệt để giảm thiểu nguồn phát sinh khí thải độc hại, bụi mịn tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội vận hành liên tục, ổn định hệ thống quan trắc môi trường không khí, thường xuyên tổng hợp kết quả thông báo công khai các số liệu ô nhiễm không khí hệ thống quan trắc của TP để người dân biết, có kế hoạch hành động, phòng tránh.
Giãn dân, hạn chế phương tiện cá nhân
Bình luận về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của Thủ đô Hà Nội thời gian qua, ĐBQH Trương Minh Hoàng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH cho rằng: Hà Nội đã tính đến phương án rửa đường trở lại, hay đề xuất cho học sinh nghỉ học vào những thời điểm ô nhiễm ở mức báo động. Cùng đó, TP Hà Nội đưa ra giải pháp hạn chế, tiến tới cấm dùng than tổ ong, đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Đây cũng là một phương án cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, Hà Nội cần làm quyết liệt hơn, kiểm tra rốt ráo hơn, thậm chí ban hành văn bản và đưa ra những chế tài cụ thể xử lý triệt để thực trạng này. Bởi nếu chỉ vận động, tuyên truyền không thôi thì không mang lại hiệu quả.
Hà Nội và các TP lớn phải tăng cường kiểm tra gắt gao các phương tiện giao thông không đủ chuẩn, chất lượng. Muốn giảm thiểu ô nhiễm, cần thiết phải xử lý thật tốt vấn đề này. Cần kiểm tra, giám sát những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, thải chất độc hại ra môi trường. Đồng thời cần phải kiểm soát thật chặt chẽ các công trình xây dựng, nhất là vào mỗi dịp cuối năm. Đặc biệt, Hà Nội phải thực hiện cương quyết cho bằng được Luật Thủ đô trong đó có vấn đề rất quan trọng là giãn dân ra ngoại thành. Cứ để mật độ dân số đông như vậy, kéo theo các phương tiện giao thông sẽ nhiều hơn, rồi quá trình đầu tư, xây dựng cũng nhiều hơn, các sinh hoạt đời thường cũng tăng lên...ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí xảy ra là điều đương nhiên.
Về giải pháp xử lý ô nhiễm không khí ở các TP lớn, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng: Việt Nam cần thực hiện tích cực kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí vào 2020, tầm nhìn 2015 (Quyết định số 9851 của Thủ tướng) và có những hành động cứng rắn hơn. Theo đó, cần củng cố hệ thống theo dõi chất lượng không khí và chia sẻ dữ liệu với công chúng theo thời gian thực. Thứ hai, để bảo vệ sức khoẻ người dân, chính phủ cần bảo đảm các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm trong thời gian mà mức ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn của WHO.
Nguyên Hương
Theo ĐĐK
ĐBSCL đối mặt hạn, mặn Tại Bạc Liêu, thiệt hại do khô hạn trên vùng ngọt hóa đã hơn 80 tỉ đồng. Ở An Giang, hạn, mặn đe dọa gần 18.000 ha lúa Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (SIWRR), dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mekong về ĐBSCL có khả năng ở mức thấp kỷ lục, nên xâm nhập mặn mùa...