“Nói hố tử thần do mưa là thoả hiệp với nhau!”
Không thể nói nguyên nhân gây nên “hố tử thần” là do mưa bão được. Nếu nói như vậy là các bên thoả hiệp với nhau mà không ai có lỗi cả”.
PGS. Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng cho biết quan điểm trước thông tin Sở GTVT Hà Nội cho rằng: Nguyên nhân gây nên “hố tử thần” trên đường thuộc dự án đường trục phát triển phía Bắc Quận Hà Đông là do mưa lớn ảnh hưởng của cơn bão số 5 gây trượt sụt nền, dẫn đến gãy đường.
Nhiều chuyên gia cầu đường giao thông không đồng tình khi sở GTVT cho rằng nguyên nhân gây nên “hố tử thần” là do mưa bảo.
Ông Hùng khẳng định, trong nguyên nhân gây nên “hố tử thần” trên đường trục phát triển phía Bắc Quận Hà Đông, thiên tai chỉ là yếu tố kích động thêm thôi, còn nhân tai mới là chính.
“Nếu nói nguyên nhân gây nên “hố tử thần” do mưa bão thì tại sao bao nhiều trận mưa, bao nhiêu cơn bão lại không việc gì? Sao trận mưa bão này mới xuất hiện?”, ông Hùng băn khoăn.
Vẫn giữ nguyên quan điểm như đã trao đổi với VietNamNet, ông Hùng cho rằng: Nguyên nhân gây nên “hố tử thần” là do tích luỹ của nhiều sự việc. Trong đó việc tháo cừ ra có thể là nguyên nhân trực tiếp tác động đến các nguyên nhân khác như mưa bão, nước chảy xói mòn.
“Quan sát tôi thấy nước xói lở dưới chân ống thoát nước dẫn đến tình trạng bẻ ống làm phát rỗng đường ống và gây hiện tượng nước dồn dưới, xói dưới chân ống. Ngay sau khi không có hiện tượng mưa bão nữa nước vẫn chảy từ hồ điều hoà sang, tiếp tục xói cát và gây lở tiếp”, ông Hùng khẳng định.
Theo ông Hùng, do có đường rỗng dưới chân ống nên khi có hố đào bên cạnh khiến đường bị lở hông. Còn vết nứt ngang đường là do hố đào gây ra, sau đó nước ở phía dưới mới gây lở đất ở phía hông và nền đường, gây vỡ nền đường.
Cũng không đồng tình với đánh giá nguyên nhân gây nên “hố tử thần” là do mưa bão của Sở GTVT Hà Nội, TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm bộ môn đường bộ, Đại học GTVT cho rằng: Kết luận này ở mặt nào đó không có lý và thiếu căn cứ.
“Ở đây không có nguyên nhân bất khả kháng. Nếu bên Sông Đà không nhận trách nhiệm thì bên làm đường phải chịu trách nhiệm” – ông Toản nói.
Theo ông Toản, nguyên nhân trực tiếp nhìn có thể thấy là do hố đào của Sông Đà làm cho đường bị sụt và sụt đúng vào vị trí cống. Khi sụt đúng vào vị trí cống thì làm gãy cống nước đổ đúng vào chỗ sụt. Chỗ sụt này rất sâu và có đường thoát nước nên có bao nhiêu đất sụt bị nước rửa trôi dần mang đi hết và cứ thế lớp đất trong nền đường sụt tiếp rồi gây nên “hố tử thần”.
Video đang HOT
Một cán bộ Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) cho cho rằng: Đánh giá “hố tử thần” do mưa lớn ảnh hưởng của cơn bão số 5 gây trượt sụt nền của Sở GTVT nếu có chỉ là đánh giá cá nhân, còn để đưa ra kết luận chính thức thì phải chờ kết luận của cơ quan giám định độc lập.
Trong khi đó, TS Ngô Quang Toàn, Trưởng đoàn Địa chất Hà Nội lại nhận định: Hiện trường vụ sụt lún, nứt gãy đường nằm ở đường giao của hệ thống ống cống thoát nước dẫn ra hồ sinh thái chứa nước cạnh đó.
Nhiều khả năng, hiện tượng sụt lún này xảy ra do phần ráp giữa các ống cống không khít dẫn tới nước bị tràn ra ngoài gây ra hiện tượng “lỏng” phần giữa tim đường, từ đó phá tan hệ kết cấu trong lòng đường gây rỗng ruột.
Vì thế, hiện tượng sụt lún, nứt gãy đường xuất phát từ nguyên nhân chất lượng thi công tuyến đường chứ không phải do thiên tai như Sở GTVT đã công bố nguyên nhân vào chiều ngày 21/8.
Trước đó, khi vụ sụt lún, nứt gãy đường xảy ra, lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường đã xác nhận, phía bên trong đoạn đường sụt lún, nứt gãy là mối mềm nằm trên nền cát, xuất hiện hiện tượng nước phun lên từ mặt đường. Áp lực gây ra hiện tượng này không phải là do hàng cừ bảo vệ hố móng của công trình U Silk City.
Theo VNN
Đáng sợ kỹ nghệ tái chế dầu ăn, lẩu, bánh bao ở Trung Quốc
Dầu ăn, bánh bao, thức ăn được tái chế bằng những công nghệ đáng sợ của những người kinh doanh thiếu lương tâm.
Hồi tháng 6/2012, cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện đồ ăn thừa trên máy bay được những kẻ buôn bán hám lợi thu thập để bán lại. Một tờ báo cho hay, một nhóm người bị phát hiện nhặt bánh mì, nước ngọt, bánh bích quy từ các loại rác máy bay sau đó phân loại đem bán. Kinh khủng hơn, nhiều món ăn trong đó được dùng làm đồ ăn cho trẻ mẫu giáo.
Tháng 4/2011, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng đoạn phóng sự về cơ sở tái chế bánh bao cũ thành bánh bao mới. Sự việc đã khiến người tiêu dùng hết sức quan tâm
Những chiếc bánh đã hết hạn sử dụng sẽ được đưa về cơ sở tái chế. Bánh bao được cho vào máy nhồi, cho thêm nước để ngâm rồi cho thêm phụ gia trộn nhuyên rồi cho ra khuôn thành bánh mới.
Các bánh bao sau khi tái chế được đưa đến bán ở một số siêu thị của Thượng Hải.
Loại phụ gia được sử dụng thực chất là sodium cyclamate và potassium sorbate. Sodium cyclamate là đường hóa học độc hại bị cấm ở Mỹ.
Tuy nhiên ở Trung Quốc đường sodium cyclamate được dùng 0,65/kg bột. Còn Potassium sorbate bị cấm dùng trong thực phẩm làm từ bột lên men.
Những năm gần đây, báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về hành vi tái chế dầu ăn từ rác thải hoặc thức ăn thừa.
Mới đây, tháng 4/2012, cơ quan chức năng Trung Quốc bắt giữ hơn 100 người sản xuất dầu ăn từ xác động vật phân hủy
Một cơ sở sản xuất dầu ăn bẩn khác bị phát hiện
Cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện một cơ sở sản xuất dầu ăn bẩn
Trước đó, tháng 7/2011, trên một trang web ở Trung Quốc xuất hiện hình ảnh khu vực phía sau một nhà hàng lẩu hết sức bẩn thỉu. Nồi nước dùng được cho là tận dụng thịt, xương từ những nồi lẩu trước đó nổi váng bọt
Không gian ăn uống sang trọng
Nhưng các dụng cụ ở nhà bếp hết sức cáu bẩn
Năm ngoái, chuỗi nhà hàng lẩu Laotangke ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) bị phát hiện tái chế dầu ăn từ các nồi lẩu thừa.
Dầu ăn lấy từ nồi lẩu sẽ được đóng gói để bán ra để khách hàng mua về cho vào nồi lẩu Theo Vietbao
Anh và người cũ vẫn qua lại với nhau Người cũ của anh nói rằng, chỉ cần cô ta quay lại, anh sẽ bỏ tôi để về với cô ấy Hiện tại tôi đang rất buồn và bế tắc trong tình yêu của mình. Tôi hi vọng khi đọc được những dòng tâm sự của tôi, các bạn độc giả hãy cho tôi những lời khuyên sáng suốt để giúp tôi thoát...