Nối gót Mỹ, Israel “dứt áo” khỏi UNESCO
Hãng tin Radio France Internationale cho biết Israel ca ngợi quyết định rút khỏi UNESCO của Mỹ, và tuyên bố sẽ có động thái tương tự Washington.
Quyết định của Mỹ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO), công bố tháng hồi 10/2017, đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2018.
Lý do mà Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra khi công bố quyết định rời UNESCO hơn 1 năm trước đây là tổ chức về giáo dục, khoa học và văn hóa lớn nhất thế giới này có quan điểm thiên vị trong việc “chống Israel”.
Quyết định của Mỹ rút khỏi UNESCO công bố tháng hồi 10/2017, đã có hiệu lực từ ngày 31/12/2018.
Video đang HOT
Sau khi rút khỏi UNESCO, Washington sẽ tiếp tục bảo lưu tư cách quan sát viên tại tổ chức này nhưng sẽ không còn đóng góp tài chính hay được bầu vào cơ quan trọng yếu là Ủy ban Di sản Thế giới.
Hãng tin Radio France Internationale cho biết Israel đã ca ngợi quyết định rút khỏi UNESCO của Mỹ, đồng thời có động thái tương tự như Washington.
“Thủ tướng đã chỉ thị cho Bộ ngoại giao chuẩn bị để Israel rút khỏi tổ chức này cùng với Mỹ”, văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết.
Phản ứng với động thái mới nhất từ Mỹ và Israel, hãng tin Al Jazeera trích dẫn thông báo của UNESCO nêu rõ:”Những cáo buộc cho rằng UNESCO chống lại việc phân biệt chủng tộc và thiên vị trong việc chống Israel là “không mang tính xây dựng và đáng xấu hổ”.
Cựu Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova nói rằng việc Mỹ rút khỏi UNESCO là một “sự mất mát lớn của chủ nghĩa đa phương”, đồng thời nhấn mạnh rằng “UNESCO chưa bao giờ giữ vai trò quan trọng đối với Mỹ”.
Theo Kinhtedothi
Mỹ chính thức rút khỏi UNESCO
Ngày 31/12, Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) theo như quyết định gây chấn động được công bố hồi tháng 10/2017.
Biểu tượng UNESCO tại trụ sở ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi rút khỏi UNESCO, Washington sẽ tiếp tục bảo lưu tư cách quan sát viên tại tổ chức này nhưng sẽ không còn đóng góp tài chính hay được bầu vào Ủy ban Di sản Thế giới nữa.
Trước đó, ngày 12/10/2017, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo nước này sẽ rút khỏi UNESCO. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ quyết định trên "phản ánh những quan ngại ngày càng lớn của Mỹ đối với UNESCO, sự cần thiết của việc cải cách tổ chức này cũng như việc tổ chức này duy trì thành kiến chống Israel". Tuyên bố nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò là quan sát viên để đóng góp quan điểm và chuyên môn cho UNESCO.
Không lâu sau đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng tuyên bố nước này sẽ rút khỏi UNESCO.
Quyết định của Mỹ đã khiến nhiều nước cũng như tổ chức quốc tế lên tiếng, hầu hết đều lấy làm tiếc và kêu gọi Washington cân nhắc lại bước đi trên.
Mỹ từng rút khỏi UNESCO một lần vào năm 1984, với việc chính quyền Tổng thống Ronald Reagan lúc đó cáo buộc UNESCO lãng phí và có lập trường phản đối Mỹ. Washington sau đó quay trở lại UNESCO vào năm 2003.
Minh Ngọc (TTXVN)
Theo Tintuc
Bố tức giận đánh vào mông con khiến đứa trẻ qua đời và sự thật giật mình sau những màn "yêu cho roi cho vọt" Việc đánh vào mông để giáo dục con là một hành động thiếu khoa học, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tâm lý trẻ. Ngày nay có rất nhiều bậc phụ huynh thường dạy dỗ con bằng cách đánh vào mông, vì đơn giản họ cho rằng mông là nơi nhiều thịt nhất nên an toàn. Nhưng trên thực tế đây...