Nới giãn cách, nhiều tỉnh miền Tây vẫn dè chừng với người bên ngoài vào tỉnh
Bộ Y tế đã có hướng dẫn chỉ theo dõi sức khỏe tại nhà đối với người tiêm 2 liều vắc xin sau 14 ngày, nhưng hiện tại dù đã nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều tỉnh ở miền Tây hầu như vẫn chưa áp dụng.
Áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, An Giang là địa phương hiếm hoi thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với người từ địa phương khác vào tỉnh. Trong ảnh: kiểm soát người và phương tiện tại cửa ngõ tỉnh An Giang – Ảnh: BỬU ĐẤU
Bạc Liêu là một trong những địa phương có quyết định khá “cứng” với người bên ngoài vào tỉnh. Cụ thể, dù áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 gần hết tỉnh (ngoại trừ 6 phường của thành phố Bạc Liêu) từ ngày 6-9, nhưng tại quyết định 1397 ban hành ngày 5-9, chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo “thực hiện nghiêm túc các biện pháp cách ly đối với người từ các tỉnh, thành phố có dịch vào tỉnh”.
Tương tự tại Kiên Giang – tỉnh vừa áp dụng chỉ thị 15 đối với 8 huyện, thành phố, chiều 7-9, ông Nguyễn Trúc Giang, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh này, cho biết hiện tại việc cho người từ tỉnh, thành phố khác đi vào địa phương áp dụng theo tinh thần chỉ thị 16, tức là gần như không tiếp nhận.
Tuy nhiên, tùy theo đối tượng đã tiêm ngừa đủ liều vắc xin chưa, đã khỏi bệnh COVID-19 hay chưa sẽ áp dụng quy định cách ly từ 3-14 ngày, sau đó theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú (tạm trú) thêm từ 7-14 ngày.
Tại An Giang, ông Trần Quang Hiền – giám đốc Sở Y tế tỉnh – cho biết ông đã ký công văn hướng dẫn áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19.
Theo đó, những người đến, về từ các khu vực có dịch COVID-19 (kể cả người dân, người bệnh đã đi khám, chữa bệnh từ vùng dịch về); những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thì trước khi về An Giang phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng kỹ thuật PCR trong thời hạn 3 ngày hoặc test nhanh kháng nguyên trong vòng 24 giờ, sau đó tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, luôn thực hiện thông điệp 5K và thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 7.
Đối với những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19, ngoài việc xét nghiệm âm tính COVID-19, khi về nhà phải cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 trong thời gian cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú.
Đối với những người về từ các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thì không được về An Giang. “Hiện nay An Giang chưa có chủ trương tiếp nhận người từ vùng dịch về. Tuy nhiên, người dân từ nơi khác về An Giang đang thực hiện theo chỉ thị 15 thì phải thực hiện theo quy định tại công văn này. Còn tài xế chở hàng hóa vào An Giang phải được test nhanh COVID-19 ngay cổng vào An Giang”, ông Hiền nói.
Người tiêm đủ 2 liều vắc xin về từ vùng dịch chỉ theo dõi sức khỏe tại nhà
Ngày 6-8, Bộ Y tế có công văn 6386 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “Về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người từ khu vực có dịch COVID-19″.
Công văn này nêu rõ: Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (có chứng nhận tiêm chủng trên sổ sức khỏe điện tử, hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng, trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 (có giấy xác nhận xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương) và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc giấy ra viện thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, luôn thực hiện thông điệp 5K và thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu và ngày thứ 7. Còn người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định.
Người dân Hà Nội phấn khởi mua bún, phở mang về tại hàng quán ở vùng xanh
Sáng 7/9, nhiều quán bún, phở, cửa hàng ăn uống và đồ thiết yếu tại một số vùng xanh ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã mở cửa trở lại, dù chỉ được bán về nhưng cả chủ hàng và người mua đều tỏ ra phấn khởi.
Người dân Hà Nội phấn khởi mua bún, phở mang về tại hàng quán ở vùng xanh
Theo ghi nhận của phóng viên sáng 7/9, một ngày sau khi được cho phép hoạt động trở lại theo chỉ thị 15 , nhiều cửa hàng ăn uống trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã mở cửa bán mang về. Tại các hàng quán, người dân đeo khẩu trang, chờ mua đồ ăn sáng để mang về sau nhiều ngày chỉ nấu ăn ở nhà. Anh Bùi Tùng Lâm, chủ quán bún bò Huế ở thị trấn Trâu Quỳ cho biết quán đã đóng cửa nhiều tháng nay nên kinh tế gia đình rất khó khăn, được mở cửa lại, dù chỉ bán mang về nhưng cũng khiến gia đình rất phấn khởi.
Khách hàng đứng ngoài chờ mua đồ ăn sáng tại một cửa hàng bún bò Huế ở thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Dù chỉ bán mang về nhưng đây cũng là một tín hiệu tốt cho những chủ cửa hàng ăn ở huyện Gia Lâm, Hà Nội.
"Từ ngày 6/9 nghe được thông tin mở cửa thì em cùng người nhà đến ngay cửa hàng để dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị các nguyên liệu nấu ăn để có thể mở cửa vào sáng nay 7/9. Tình hình dịch bệnh phức tạp, bán hàng cũng rất lo nhưng nếu không bán thì nhiều chi phí quá, tiền nhà, tiền điện nước... cũng không kham nổi. Được mở cửa bán hàng là chúng tôi cảm thấy vui và đỡ đi được phần nào rồi", anh Tùng Lâm cho biết.
Các cửa hàng bán phở, đồ ăn sáng cũng thu hút đông người mua sau thời gian dài đóng cửa phòng dịch Covid-19 theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Theo phân vùng chống dịch Covid-19 của Hà Nội, huyện Gia Lâm nằm trong vùng 2, áp dụng linh hoạt nguyên tắc chỉ thị 15.
Hiện nay toàn huyện Gia Lâm có 19/22 xã thuộc vùng xanh, được phép nới lỏng một số hoạt động để phục vụ sản xuất và hỗ trợ vùng 1 chống dịch Covid-19. Đây là những khu vực thuộc vùng 2, được phân cách bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đuống. Vùng 2 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Phan Thiết nới lỏng giãn cách từ chỉ thị 16 xuống còn 15 Kể từ ngày 8-9, TP Phan Thiết sẽ nới lỏng giãn cách xã hội từ chỉ thị 16 xuống còn chỉ thị 15 đến khi có thông báo mới. Lực lượng chức năng kiểm soát người ra vào tại cửa ngõ TP Phan Thiết, Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG Chiều 7-9, ông Lê Tuấn Phong - chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận...