Nơi duy nhất trong Cố Cung chưa mở cửa cho khách tham quan: Phổ Nghi tiết lộ lý do bất ngờ
Nơi này không chỉ được trang hoàng vô cùng tráng lệ mà chỉ có duy nhất hoàng đế mới được ra vào.
Nhắc đến những công trình kiến trúc có tính biểu tượng của lịch sử Trung Quốc hầu hết chúng ta thường nhớ tới Cố Cung. Cố Cung có thể coi là thánh địa du lịch của du khách và người dân Bắc Kinh. Cố Cung không chỉ là 1 trong năm cung điện lớn nhất thế giới mà nơi này còn đại diện cho nhiều triều đại và chất chứa rất nhiều bí ẩn đến nay chưa có lời giải đáp.
Cố Cung là một trong những công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử to lớn của Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)
Trong những năm gần đây, Cố Cung trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ có mức độ bảo tồn hoàn chỉnh nhất thế giới. Nơi đây đã tiếp đón tới hàng trăm triệu lượt khách du lịch. Tuy nhiên không ít du khách phát hiện đến nay một số nơi trong Cố Cung chưa từng mở cửa, trong đó có một lầu các thần bí được gọi tên là Vũ Hoa Các.
Vũ Hoa Các là công trình kiến trúc vô cùng nổi bật của Cố Cung. Từ trên cao nhìn xuống, dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy trên mái của Vũ Hoa Các sáng lấp lánh một màu vàng ánh kim tựa như được dát vàng. Mỗi một góc của lầu các này có một con rồng mạ vàng được điêu khắc sống động như thật.
Trong Vũ Hoa Các rốt cuộc cất giấu điều gì?
Cách trang trí trong Vũ Hoa Các vô cùng xa hoa, mái các được lợp bằng ngói lưu ly xanh với phần viền trang trí bằng ngói lưu ly vàng. Trên 4 trụ cột của lầu các là 4 con rồng được làm từ đồng mạ vàng, bên trên treo tấm hoành ” Trí châu tâm ấn” do hoàng đế Càn Long đích thân ngự bút.
Video đang HOT
Trên mỗi cột trụ của Vũ Hoa Các đều có 1 con rồng được làm bằng đồng mạ vàng. (Ảnh: Baidu)
Theo các ghi chép trong sử sách, Vũ Hoa Các vốn được cải tạo từ các tòa nhà từ thời nhà Minh để thành Phật đường lớn nhất trong Tử Cấm Thành. Vì thế, bên trong Vũ Hoa Các có rất nhiều tượng Phật, tháp Phật, trăm nghìn vật phẩm, văn vật về Phật giáo vô cùng quý giá. Vũ Hoa Các cấm tuyệt đối không cho bất kì ai vào ngoại trừ người trong hoàng tộc.
Cho đến nay Vũ Hoa Các chưa từng mở cửa cho du khách vào tham quan. Rất nhiều người đồn đoán rằng lý do Vũ Hoa Các không mở cửa là bởi bên trong có cất giấu vô số bảo vật vô giá. Tuy nhiên, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh – Phổ Nghi đã tiết lộ một sự thật bất ngờ về Vũ Hoa Các.
Bên trong Vũ Hoa Các có rất nhiều tượng Phật và bảo vật Phật giáo quý giá. (Ảnh: Baidu)
Theo Phổ Nghi, Vũ Hoa Các thật ra là một Phật đường bí mật của hoàng gia. Trên thực tế nơi này chỉ duy nhất hoàng đế được phép ra vào. Các hoàng đế trước sử dụng Vũ Hoa Các như là nơi để học hỏi Phật pháp. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu là do không gian nơi đây quá nhỏ hẹp nên không thích hợp cho du khách vào tham quan. Hơn nữa, đây lại là Phật đường cần được giữ thanh tịnh, sạch sẽ nên rất khó để chuyển thành nơi mở cửa công cộng.
Tuy rằng, Vũ Hoa Các không mở cửa cho công chúng tham quan nhưng sự tồn tại của nó dường như đã làm tăng thêm phần bí ẩn của Cố Cung và khiến cho không ít du khách hiếu kỳ tìm cách ghé thăm nơi đây 1 lần dù chỉ là ngắm nhìn từ xa.
Gia tộc của Tần Thủy Hoàng còn tồn tại không? Người mang 4 HỌ này có thể là con cháu của vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc
Ghế rồng trong Tử Cấm Thành: Cho tiền, chuyên gia cũng không dám chạm tay vào!
Ghế rồng là biểu tượng cho quyền uy của bậc đế vương, vì vậy, nguyên liệu để làm nên chúng cũng không hề tầm thường!
Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc nổi tiếng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại đây, chúng ta không chỉ khám phá về cuộc sống cung đình của người xưa mà còn có thể tìm hiểu về trang phục, thức ăn, nơi ở và cuộc sống hàng ngày của họ.
Tuy nhiên, có một nơi gọi là Chính điện không được mở cho du khách tham quan. Tại đây có một chiếc ghế rồng rất tinh xảo được đặt ở chính giữa. Ghế rồng là vật tượng trưng cho quyền uy của thiên tử. Có lời đồn đại cho rằng, chỉ những người xứng đáng mới được ngồi tại đây, kẻ nào cả gan mạo phạm sẽ bị trừng trị.
Vì vậy món đồ này được chạm khắc rồng và nhiều hình trang trí phù điêu khác nhau. Nhìn từ xa người ta cũng có thể thấy một kiệt tác màu vàng ánh kim lộng lẫy.
Trên thực tế, hầu hết vật dụng cổ đều được làm bằng gỗ. Lý do đơn giản là vì nó dễ gia công và gỗ vô cùng phổ biến. Nhìn kiệt tác trong Tử Cấm Thành, một số người đặt ra nghi vấn: Vậy ghế rồng mà hoàng đế sử dụng cũng được chạm khắc từ gỗ hay được làm bằng vàng từ trong ra ngoài?
Thời xưa, vua là người đứng đầu một nước, sở hữu trong tay vô số vàng bạc. Việc đúc một chiếc ghế bằng vàng ròng không phải là điều không thể. Tuy nhiên, vàng quý giá nhưng để ngồi lâu sẽ không thoải mái. Hoàng đế phải ngồi trên ghế rồng mỗi ngày để xử lý việc triều chính, vì vậy lâu ngày sẽ không tốt cho long thể.
Ghế rồng chỉ dành cho vua. Hình ảnh: Sohu
Do đó, hầu hết các mẫu ghế rồng đều được làm bằng gỗ sau đó được mạ một lớp vàng ở bên ngoài.
Tuy nhiên, nguyên liệu để làm ghế rồng không phải là gỗ đóng đồ đạc thông thường mà là loại gỗ rất quý gọi là nanmu. Nanmu được sử dụng để làm ghế rồng là loại được chọn lọc tốt nhất, có lõi vàng. Nó không chỉ có mùi thơm thoang thoảng mà còn có đặc tính vô cùng bền bỉ.
Nanmu vàng sẽ có độ bóng tương tự như ánh satin. Loại gỗ này có khả năng tồn tại lâu dài nên được sử dụng để làm quan tài cho quan lại và quý tộc thời xưa. Đồng thời, chất liệu này còn có thể ngăn chặn các loại côn trùng, nấm mốc và các vi khuẩn có hại. Giường làm bằng gỗ nanmu còn được đồn là ấm về mùa đông và mát về mùa hè, rất tốt cho người gầy yếu.
Điều đáng tiếc là trải qua nhiều biến cố của lịch sử, các triều đại thay đổi, và chiếc ghế rồng do những người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều di tích văn hóa của các triều đại trước đã bị hư hại rất nhiều.
Dù sau này người ta muốn sửa chữa nhưng những kỹ thuật và vật liệu độc nhất vô nhị thời bấy giờ đã thất truyền từ lâu, hậu thế dù có cố gắng đến đâu cũng không thể khôi phục lại như ban đầu.
Theo Bào tàng Cố Cung, muốn sửa chữa một lỗi nhỏ trên ghế rồng phải mất đến 3 năm. Do đó dù là các chuyên gia cũng không dám đụng vào. Ghế rồng trong Tử Cấm Thành cũng đành cất giữ trong Chính điện và không cho khách tham quan ghé thăm.
Tham quan căn nhà "triệu đô" kỳ quái nhất ở Trung Quốc Tòa nhà này không chỉ cao hơn nhiều so với hầu hết các công trình kiến trúc khác mà còn được xây dựng không tuân theo bất kỳ phong cách kiến trúc cụ thể nào. Li Jiguang, một nông dân ở thị trấn Xinxu, đã chi số tiền khổng lồ 2,3 triệu USD trong bảy năm qua để xây dựng "ngôi nhà kỳ...