Nơi duy nhất trên trái đất đưa đón người bằng cần cẩu
Đảo Daito đã sử dụng cần cẩu để đưa người và thuyền nhỏ lên và đi trong 50 năm qua.
Minami-daitojima, một hòn đảo nhỏ của Nhật Bản được bao quanh bởi những rặng san hô nhô cao, không có bãi biển hay bến tàu, vì vậy cách duy nhất để người hoặc tàu thuyền qua lại trên đảo là được đưa lên không trung bằng cần cẩu công nghiệp lớn.
Nơi đây được biết đến là hòn đảo san hô hình tròn ở quần đảo Okinawa, Minami-daitojima, hay còn gọi là Đảo Daito, đã sử dụng cần cẩu để đưa người và thuyền nhỏ lên và đi trong 50 năm qua.
Do có các rạn san hô bao quanh nên tàu chỉ có thể neo đậu cách xa 4 đến 6 mét, nên phương pháp này là an toàn và nhanh nhất để đến hoặc rời đảo.
Thuyền được cố định bằng dây đai và dây xích, trong khi mọi người phải đi vào trong một chiếc lồng giống thang máy, buộc chặt cửa và sau đó được đưa lên không trung bằng cần cẩu công nghiệp trên đảo.
Trải nghiệm này được mô tả vừa “kinh hoàng” vừa “thú vị” như một chuyến đi trong công viên giải trí.
Daito Kaiun, công ty phụ trách vận hành cần trục, dường như đã thừa hưởng phương pháp tài tình này từ một công ty khác đã phá sản cách đây nhiều thập kỷ.
Video đang HOT
Ông Tomonori Miura, người điều hành các hoạt động trên đảo Daito, nói với trang web J-Town của Nhật rằng việc xây dựng một bến tàu chắc chắn sẽ rất tốn kém và khó khăn, vì vậy phương pháp bất thường này được ưu tiên hơn tại nơi đây.
Thuyền nhỏ cũng được cần cẩu đưa đón.
Miura cho biết, công ty của ông sử dụng hai loại lồng để chở người ra và vào đảo – một loại không có mái che cho thời tiết thuận lợi và một loại hoàn toàn kín cho những ngày mưa bão.
“Tôi rất ngạc nhiên vì tốc độ của nó nhanh hơn mong đợi. Tôi cảm thấy vui hơn là sợ hãi, nhưng tôi nghĩ những người không giỏi ở những nơi cao sẽ khá sợ hãi”, ông Tanuki Neko, người gần đây đã đến Daito nói với J-Town.
May mắn cho những người quá sợ hãi khi sử dụng hệ thống cần cẩu, Minami-daitojima cũng có thể tiếp cận bằng máy bay, mặc dù thường chỉ có 1-2 chuyến bay mỗi tuần, do thời tiết không thể đoán trước.
Nhật Bản làm khẩu trang dịch 8 thứ tiếng, bù đắp thiếu hụt lao động
Khi đại dịch Covid-19 biến khẩu trang thành vật dụng thiết yếu hàng ngày, công ty khởi nghiệp Donut Robotics của Nhật Bản đã nhận ra một cơ hội.
CEO của Donut Robtics Taisuke Ono đang trình diễn các tính năng của robot tại sân bay Haneda ở Tokyo năm 2017.
Họ đã tạo ra một chiếc mặt nạ thông minh - một bản nâng cấp công nghệ cao cho các loại khẩu trang, được thiết kế để giao tiếp và giãn cách xã hội dễ dàng hơn.
Đi kèm với một ứng dụng, mặt nạ C-Face Smart có thể phiên âm chính tả, khuếch đại giọng nói của người đeo và dịch lời nói sang 8 ngôn ngữ khác nhau.
"Các đường cắt ở mặt trước rất quan trọng để thở, vì vậy mặt nạ thông minh không cung cấp khả năng bảo vệ để chống lại virus corona. Thay vào đó, nó được thiết kế để đeo trên một chiếc khẩu trang tiêu chuẩn", Taisuke Ono - CEO của Donut Robotics - giải thích. Được làm bằng nhựa trắng và silicone, chiếc khẩu trang này có một micro kết nối với điện thoại thông minh của người sử dụng thông qua Bluetooth. Hệ thống có thể dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.
Donut Robotics lần đầu tiên phát triển phần mềm dịch thuật cho một robot tên là Cinnamon, nhưng khi đại dịch xảy ra, dự án robot đã bị tạm dừng. Đó là khi các kỹ sư của nhóm nảy ra ý tưởng sử dụng phần mềm của họ cho một chiếc mặt nạ.
Khẩu trang thông minh dịch qua lại 8 thứ tiếng khác nhau
Donut Robotics được "sinh ra" trong một nhà để xe ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka vào năm 2014 chỉ với 2 thành viên là Ono và Takafumi Okabe với mục đích ban đầu là "thay đổi thế giới bằng những robot giao tiếp nhỏ và di động".
Với số vốn đầu tư mạo hiểm nhận được, bộ đôi này đã nộp đơn vào Phòng thí nghiệm Haneda Robotics - một tổ chức nhằm tìm kiếm robot để cung cấp dịch vụ cho du khách tại sân bay Haneda của Tokyo.
Theo người phát ngôn của Haneda Robotics Lab, các robot sẽ là một giải pháp tốt khi lực lượng lao động ngày càng giảm của Nhật Bản, khiến việc tuyển dụng nhân viên trở nên khó khăn hơn.
Khẩu trang thường được sử dụng ở Nhật Bản ngay cả trước khi có đại dịch.
Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thử nghiệm một nguyên mẫu tại sân bay Haneda vào năm 2017 và tiếp tục phát triển công nghệ này.
Nhưng vào đầu năm nay, Covid-19 đã tấn công châu Á và dự án sân bay tạm dừng. Ono nói: "Chúng tôi đang thiếu tiền và tự hỏi làm thế nào để duy trì hoạt động của công ty. Và thế là chúng tôi nảy ra ý tưởng điều chỉnh phần mềm của mình để sản phẩm vẫn có thể bán được trong khi đại dịch hoành hành".
Ono cho biết đợt phân phối đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra tại Nhật Bản, với 5.000 đến 10.000 mặt nạ trong tháng 12. Những chiếc mặt nạ này sẽ có giá từ 40 đến 50 USD mỗi chiếc. Ono cho biết Donut Robotics sẽ không phát triển ra các thị trường nước ngoài cho tới thời điểm tháng 4 năm 2021, mặc dù đã có những sự quan tâm từ thị trường Anh và Mỹ.
Ono cho biết chip Bluetooth của mặt nạ có thể kết nối với điện thoại thông minh cách xa tới 10 mét. Ông hy vọng chiếc mặt nạ sẽ làm cho việc giãn cách xã hội ở các địa điểm bao gồm bệnh viện và văn phòng trở nên dễ dàng hơn, bằng cách tạo điều kiện để mọi người giao tiếp tốt hơn.
Kinh ngạc loạt quái vật rơm khổng lồ trên cánh đồng Nhật Bản Lễ hội nghệ thuật Wara hàng năm ở tỉnh Niigata, Nhật Bản trưng bày nhiều tác phẩm bằng rơm về những con 'quái vật' khổng lồ. Quái vật rơm khổng lồ trên cánh đồng Nhật Bản Ở Nhật Bản, mùa thu là một trong những mùa đẹp nhất trong năm với những khoảng thời gian có khung cảnh lá thay màu tuyệt đẹp....