Nơi duy nhất tôn vinh trẻ mục đồng
Đến thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng những ngày này, du khách không chỉ được tận hưởng nét yên bình, mộc mạc cố hữu của làng quê mà còn được nghe các bậc lão niên kể về Lễ hội Mục đồng – tôn vinh trẻ chăn trâu.
Đây được xem là lễ hội có một không hai của Việt Nam.
Theo chân Trưởng thôn Phong Nam Ngô Văn Xý, chúng tôi đi dọc những lối mòn quanh co trong thôn với hai bên đường là hàng giậu xanh mướt lũy tre xào xạc trong gió thoảng đồng nội.
Ngày trước, thôn Phong Nam thuộc trung tâm làng cổ Phong Lệ. Tuy Phong Lệ không còn nằm trong tên gọi hành chính song dấu tích của ngôi làng này vẫn còn trải dài tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Làng Phong Lệ xưa có đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền các làng và nhà thờ 17 tộc họ. Đón khách, dân thôn Phong Nam hào hứng kể về gốc tích của mình, những giai thoại về tên đất, tên làng, về tài năng của người con Phong Lệ – danh tướng Ông Ích Khiêm; về những cuộc viếng thăm của nhà thơ Cao Bá Quát, nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Là làng cổ trong lòng TP, Phong Nam còn giữ lại gần 10 căn nhà cổ với tuổi đời gần 200 năm. Thời gian qua đi, nhiều căn nhà xuống cấp, không thể ở nhưng dân làng vẫn quyết giữ. Họ trân quý những nếp nhà xưa, yêu cây đa, bến nước, con đò…
Đình Mục Đồng tại thôn Phong Nam
Không chỉ với phong cảnh yên bình, công trình cổ kính, thôn Phong Nam còn níu chân du khách bởi nhiều lễ hội độc đáo mà tiêu biểu nhất là Lễ hội Mục đồng.
Giai thoại kể rằng làng Phong Lệ có một cồn Thần. Mọi người đến đây đều bị dính chặt chân xuống đất như có bàn tay ai níu lại. Duy chỉ có đám trẻ chăn trâu là vô tư qua lại mà không hề hấn gì. Tiếng đồn lan xa, cồn Thần dần trở thành nơi tụ tập của các mục đồng.
Từ câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, là Lễ hội Mục đồng, diễn ra vào ngày 1-4 âm lịch. Vào ngày này, mọi người tập hợp tại đình Mục Đồng (hay còn gọi là đình Thần Nông, đình Phong Lệ) để thết đãi trẻ chăn trâu. Phần lễ nghiêm trang, phần hội tưng bừng được tổ chức suốt 3 ngày 3 đêm nhằm cầu khẩn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Với bề dày lịch sử như vậy, tháng 6-2007, UBND TP Đà Nẵng công nhận đình Mục Đồng là Di tích lịch sử văn hóa cấp TP. Tuy nhiên, lần gần nhất Lễ hội Mục đồng được tổ chức cách đây đã tròn 10 năm. Theo ông Ngô Văn Xý, tuy các lễ nghi vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn nhưng những trò chơi dân gian dành cho con trẻ như bịt mắt bắt vịt, đánh nẻ, đánh thẻ, kéo co đã mai một theo thời gian.
“Năm 2020, được UBND xã Hòa Châu cho phép, dân làng đã trồng 1.600 gốc cau dọc đường làng để tạo cảnh quan. Sắp tới sẽ phục dựng Lễ hội Mục đồng để tạo dấu ấn, thu hút các công ty lữ hành và khách thập phương” – ông Ngô Văn Xý chia sẻ.
Làng quê yên bình xứ Huế có cây cô đơn mang tên Mắt Biếc
Làng Hà Cảng (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) không chỉ đẹp trong những thước phim. Ngoài đời thật, ngôi làng hiện lên với sắc màu bình dị và không khí thanh bình.
Hà Cảng, một vùng quê yên bình nơi xứ Huế, nổi tiếng sau bộ phim Mắt Biếc của đạo diễn Victor Vũ. Giống như bao làng quê Việt, Hà Cảng có những con đường đất thô sơ với đôi bên bờ là ruộng đồng xanh ngát. Đường nhỏ, hẹp, khác xa đường thành phố nhưng cái trầm lặng khiến lòng người nhẹ nhõm mỗi khi dạo bước lại là cảm giác khó tìm thấy ở những chốn phồn hoa.
Việc nổi lên thành một "hiện tượng" sau thành công của bộ phim không khiến Hà Cảng mất đi cái bình dị, an yên vốn có. Dĩ nhiên, cái "lặng như tờ" quen thuộc cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Khách tham quan đến đây đông hơn để tìm về các địa điểm quen thuộc trong Mắt Biếc như chợ quê, trường tiểu học cộng đồng Đo Đo...
Đà Lạt (Lâm Đồng) có cây thông cô đơn thì Hà Cảng lại nổi tiếng với cây Mắt Biếc. Thực ra, đây là cây vông đồng nhưng vì độ phủ sóng của bộ phim, đến chính người Hà Cảng cũng dần quen với tên gọi "cây Mắt Biếc". Được một người dân Hà cảng trồng ngay bên đường ra cánh đồng, cây vông đồng này tạo bóng mát cho những nông dân nghỉ ngơi trưa hè. Tới xóm Chùa, thôn Hà Cảng, du khách có thể hỏi người dân vị trí cây vông đồng "cô đơn" để được chỉ dẫn.
Vì khách đến ngày càng đông, cơ quan chức năng và dân địa phương thường xuyên tổ chức những đợt tổng vệ sinh để giữ gìn cảnh quan trên tuyến đường dẫn vào cây Mắt Biếc. Bối cảnh nên thơ dưới ánh nắng chiều là background hoàn hảo cho những bức ảnh nữ sinh thướt tha trong tấm áo dài.
Để thu hút khách tới Hà Cảng trong thời gian dài thay vì chỉ bộc phát như một hiện tượng, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã lên ý tưởng liên kết tour tuyến, dịch vụ du lịch. Bên cạnh bối cảnh phim, du khách sẽ được tham quan các di tích lịch sử như chùa Thiện Khánh, phủ Bác Vọng, di tích nhà bia Đặng Hữu Phổ hoặc làng nghề xung quanh. Một số làng nghề nổi tiếng có thể kể đến như làng rau má Quảng Thọ, mây tre Bao La, mía Cẩm Tân...
Cây Mắt Biếc không phải loại thực vật đáng chú ý duy nhất ở Hà Cảng. Làng quê này còn nổi tiếng với những ruộng mía tươi tốt.
Những hàng mía đều tăm tắp cũng là bối cảnh đáng thử cho bức hình của du khách thay vì cây Mắt Biếc vốn đã "nổi như cồn".
Dù nổi lên được một thời gian, Hà Cảng vẫn chưa phải nhận những lời than phiền về việc chặt chém giá, thu phí dịch vụ vô lý. Tuy nhiên, nhiều du khách mong muốn sẽ sớm xuất hiện những loại hình du lịch hấp dẫn hơn mà vẫn giữ trọn nét nguyên sơ của làng quê Hà Cảng. Ý tưởng về một tour xe đạp thong thả quanh làng nhận được khá nhiều sự quan tâm.
Đà Lạt đẹp bình yên trong thước phim buồn Đà Lạt (Lâm Đồng) khiến nhiều người trót phải lòng bởi vẻ đẹp đượm buồn. Sự bình yên của thành phố khiến lòng người nhẹ nhàng nhưng cũng pha chút ưu tư.
Kelvin Long
Quảng Trị: Sen hồng bung sắc giữa những làng quê đầy nắng và gió Mỗi độ tháng tư về, khắp trên những làng quê đầy nắng và gió của Quảng Trị, những bông sen hồng lại khoe sắc rực rỡ, tỏa hương thơm ngát. Sen hồng ở huyện Hải Lăng. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Sen hồng ở huyện Hải Lăng. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Ruộng sen ở huyện Hải Lăng. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Sen hồng ở huyện Hải Lăng....