Nơi được ví như thảo nguyên nước ngoài ở Nghệ An, cách thành phố chỉ hơn 10km, vừa hoang dã vừa thơ mộng
Nhiều người không hề biết rằng, cách thành phố Vinh chỉ hơn 10km là một điểm đến lý tưởng cho những chuyến dã ngoại, cắm trại, được ví như “những thảo nguyên ở nước ngoài”.
Không chỉ có những bãi biển trong xanh, những ngọn núi cao hùng vĩ hay những hang động hoang sơ, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng Việt Nam nhiều cảnh quan đẹp khác, được du khách ví chẳng thua kém những điểm đến nước ngoài.
Điểm đến sau đây là một ví dụ như thế, mới đây được nhiều du khách quan tâm vì xuất hiện trên các diễn đàn du lịch. Thực tế, đây là một điểm vừa lạ lại vừa quen, thuộc địa bàn Nghệ An, cách thành phố Vinh chỉ hơn 10km.
Ảnh Báo Nghệ An.
Khung cảnh nơi đây là cánh đồng cỏ rộng lớn, vì vậy được ví như những thảo nguyên bao la thường xuất hiện trong phim điện ảnh hay ở nước ngoài. Đây chính là núi Lam Thành, hay còn được gọi là núi Thành, một phần của dãy núi Hồng Lĩnh “huyền thoại” của xứ Nghệ.
Núi Lam Thành có vị trí chính xác là thuộc địa bàn huyện Hưng Nguyên. Nếu xuất phát từ thành phố Vinh, du khách sẽ phải di chuyển quãng đường 15km, tương đương với khoảng 40-50 phút lái xe. Theo chỉ dẫn trên bản đồ, du khách có thể tuỳ chọn phương tiện từ ô tô cho đến xe máy, đi theo đường đê sông Lam là đã có thể đến chân núi.
Để lên tới bãi cỏ, thảo nguyên xanh trên núi, du khách bắt buộc phải gửi xe phía dưới rồi leo bộ lên. Cũng chính bởi đặc điểm này mà khi quyết định bắt đầu hành trình, du khách cần chuẩn bị sức khoẻ cũng như tư trang, đồng thời kiểm tra kỹ thời tiết. Nên đi vào những ngày khô ráo, có nắng, thay vì những ngày thời tiết ẩm ướt, có mưa bởi lúc này khá nguy hiểm.
Theo nhiều du khách đã có kinh nghiệm, khu vực bãi cỏ, thảo nguyên phù hợp để cắm trại, dã ngoại nằm ở khu vực gần đỉnh núi Lam Thành. Khu vực này vốn không được đầu tư để trở thành điểm khai thác du lịch, bởi vậy vẫn giữ được nét nguyên sơ, vừa hoang dã lại vừa thơ mộng vào buổi bình minh hay hoàng hôn.
Bãi cỏ rộng lớn gần khu vực đỉnh núi, thích hợp cho việc cắm trại, dã ngoại tự túc (Ảnh Báo Tiền Phong).
Video đang HOT
Ảnh Báo Nghệ An.
“Thời điểm thích hợp nhất để cắm trại trên núi là vào buổi chiều, từ khoảng sau 3 giờ. Lúc này nắng vàng bắt đầu rải đều lên sườn núi, về chiều có thể chiêm ngưỡng hoàng hôn tuyệt đẹp trên sông Lam. Nhâm nhi cốc trà nóng trong lúc ngắm hoàng hôn buông xuống là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ”, du khách Thương Vang chia sẻ trên báo Nghệ An.
Không gian yên bình, khí hậu trong lành là những yếu tố thu hút ngày một đông đảo du khách, đặc biệt là những du khách trẻ đến dã ngoại tại núi Lam Thành. Du khách cũng có thể mang theo các dụng cụ cắm trại như lều, bạt, bàn ghế hay đồ ăn, nước uống nhẹ.
“Không gian yên bình và yên tĩnh, không náo nhiệt, tách biệt hoàn toàn khỏi sự ồn áo của phố thị này hoàn toàn phù hợp với nhóm bạn hay gia đình tới để cắm trại hoặc leo núi”, du khách Bảo Trâm nhấn mạnh sau chuyến đi tới núi Lam Thành của mình. “Chẳng cần đi xa, bạn vẫn có thể thực hiện một chuyến cắm trại và có được những tấm ảnh đẹp như ở trời Tây”, du khách Thương Vang nói thêm.
Một vài hình ảnh du khách cắm trại, picnic tại khu vực núi Lam Thành (Ảnh Thương Vang, Bao Tram).
Ngoài hoạt động dã ngoại, cắm trại, du khách cũng đừng bỏ lỡ trải nghiệm ghé thăm điểm đến văn hoá, lịch sử, gắn liền với cái tên núi Lam Thành. Cổng thông tin điện tử huyện Hưng Nguyên giới thiệu, núi Lam Thành từ lâu đã được biết đến là một di tích lịch sử – văn hoá, gắn liền với sự nghiệm dựng nước và giữ nước. Nơi đây cũng từng ghi dấu ấn quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Điểm đến nổi bật nhất tại núi Lam Thành chính là di tích thành cổ trên đỉnh núi. Thành có chiều dài khoảng 1000m, được xây bằng đá son, đá vôi. Bề ngang khu vực thành rộng khoảng 500m, thu hẹp ở 2 đầu. Theo nhiều tài liệu ghi lại, thành cổ còn có tên gọi là Thành Rum, được đắp từ khoảng những năm cuối của thế kỷ 14.
Thành cổ nhìn từ trên cao trên núi Lam Thành (Ảnh Bảo tàng Nghệ An).
Phần còn lại của thành ngày nay (Ảnh Báo Nghệ An).
Thành được xem là nhân chứng của nhiều cuộc chiến hào hùng của quân và dân địa phương, trong nhiều thời kỳ. Từ vị trí của thành, có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một vùng đồng bằng rộng lớn bên dưới hay cả dòng sông Lam ngay gần đó.
Ngoài di tích thành cổ, du khách cũng có thể tham khảo thêm những ngôi đền, chùa, được xây dựng quanh khu vực này, mang đậm nét văn hoá và lịch sử ở xứ Nghệ. Ví dụ như đền thờ Nguyễn Biểu, đền thờ Vua Lê, đền Thanh Liệt, đền thờ Tuyên Nghĩa Hầu… Toàn bộ quần thể di tích núi Lam Thành chính thức được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1962 bởi những giá trị của nó.
Ngoài thành cổ, trên núi hoặc quanh khu vực còn rất nhiều ngôi đền khác (Ảnh Báo Nghệ An).
Núi Lam Thành được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia (Ảnh Wikipedia).
Có một khu du lịch thảo nguyên La Vuông đầy thơ mộng
Thảo nguyên La Vuông thuộc vùng núi của xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, địa hình bằng phẳng xen kẽ triền đồi, triền dốc.
Đây cũng được xem là nơi có tiềm năng, lợi thế phát triển các loại hình trang trại kết hợp du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái.
Thảo nguyên với đồng cỏ rải dài mênh mông bên hồ nước rộng lớn và cánh rừng nguyên sinh, kết hợp tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, với nhiều địa danh như: núi Chúa, vườn Cam, cổng trời, suối Oan Hồn, bãi Bằng Lạc, dãy Trường Lũy.
Thảo nguyên La Vuông nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ như "Đà Lạt - Lâm Đồng"
Thời gian qua, với vẻ đẹp do tự nhiên ban tặng, thảo nguyên La Vuông đã dần cuốn hút nhiều du khách đến trải nghiệm. Anh Nguyễn Văn Trường, một người dân ở Bình Định chia sẻ: Nếu khám phá La Vuông trong một ngày, chúng ta có thể trải nghiệm được tiết trời 4 mùa ở đây. "Ở La Vuông, sáng sớm có sương mù nhè nhẹ, lơ lửng trên đầu, trời se lạnh; buổi trưa khi mặt trời lên cao, sương tan hết, bầu trời quang đảng với nhiệt độ tăng; khi trời bắt đầu về chiều không khí chuyển se lạnh, từng đợt gió nhè nhẹ mang không khí trong lành như của mùa thu; với buổi tối khi màn đêm buông xuống chỉ còn tiếng côn trùng rả rích, mọi người sẽ cảm nhận được một La Vuông thơ mộng như thế nào", anh Nguyễn Văn Trường chia sẻ thêm.
Với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái thảo nguyên La Vuông, đồng thời hình thành quần thể khu du lịch khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch văn hóa nhằm khai thác các tiềm năng du lịch của khu vực thảo nguyên này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế và Kế hoạch tổ chức thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch khu vực phát triển du lịch sinh thái thảo nguyên La Vuông.
Theo đó, địa điểm, quy mô quy hoạch xây dựng là tại khu vực thảo nguyên La Vuông, núi Chúa, hồ Cẩn Hậu và Suối Vàng thuộc xã Hoài Sơn và Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn và vùng phụ cận ở phía Tây Bắc có dãy Trường Luỹ thuộc xã An Hưng, huyện An Lão. Diện tích nghiên cứu thi tuyển ý tưởng là 500ha (trong đó diện tích thuộc huyện An Lão khoảng 50ha). Đây là khu vực phát triển du lịch sinh thái thảo nguyên La Vuông.
Theo ông Nguyễn Tự Công Hoàng, yêu cầu về quy hoạch phải đảm bảo việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng để phát triển sản phẩm du lịch.
Tại thảo nguyên La Vuông, tỉnh Bình Định cũng muốn phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng dựa vào thiên nhiên, các loại hình du lịch khám phá núi rừng, du lịch thể thao mạo hiểm kết hợp du lịch trải nghiệm trang trại.
Với đồng cỏ trải dài mênh mông đã tạo nên một thảo nguyên La Vuông đầy thơ mộng
Không những vậy, tỉnh Bình Định cũng đặt ra yêu cầu về quy hoạch phát triển du lịch tại thảo nguyên La Vuông phải hạn chế tối đa sự tác động đến cảnh quan hiện trạng, nhất là rừng tự nhiên, các khu vực gắn với các địa danh núi Chúa, vườn Cam, cổng trời, bãi Bằng Lạc, dãy Trường Lũy...
Ông Lê Đăng Tuấn, Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn cho biết: Vừa qua, Đoàn công tác thị xã đã đi kiểm tra, khảo sát và định hướng phát triển du lịch tại đỉnh núi La Vuông, xã Hoài Sơn. Qua khảo sát thực tết, thị xã Hoài Nhơn sẽ có cách làm đột phá, riêng biệt để đánh thức tiềm năng đặc biệt của khu vực này. Địa phương sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống đường, điện, tạo cảnh quan thiên nhiên và có các hình thức quảng bá, chủ động mời gọi đầu tư vào phát triển du lịch sinh thái cao nguyên La Vuông theo định hướng quy hoạch.
Cũng theo ông Lê Đăng Tuấn, tại thảo nguyên La Vuông sẽ phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng dựa vào thiên nhiên, khám phá núi rừng, thể thao mạo hiểm kết hợp du lịch trải nghiệm trang trại, cùng các khu vui chơi giải trí phù hợp. Tuy nhiên tất cả phải dựa trên cơ sở ưu tiên tối đa việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị cảnh quan dạng thảo nguyên hiện có.
ộc đáo vẻ đẹp thác Bản Sầm, Cao Bằng Xóm Bản Sầm, thị trấn Hòa Thuận (huyện Quảng Hòa, Cao Bằng) được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thác nước trong xanh, đẹp hoang dã mà thơ mộng. Trong số đó, thác Bản Sầm được xem là "linh hồn" của quần thể thác nơi đây. Cứ độ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm, nơi đây đón hàng trăm lượt...