Nơi được ví như “nàng thơ ẩn mình” nơi địa đầu Tổ Quốc, du khách nhận xét đẹp theo cách rất riêng
Sở hữu vẻ đẹp không thua kém gì cái tên Lô Lô Chải nổi tiếng song nơi đây lại ít được các du khách biết tới hơn.
Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút du khách bởi những bãi biển xanh bên bờ cát trắng, những di tích mang đậm nét lịch sử văn hóa, hay những món ăn ngon, mà còn là những điểm đến nơi núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, song vẫn mang nét thơ mộng. Có rất nhiều cái tên dù mang vẻ đẹp, nhưng lại chưa được nhiều du khách biết tới. Sau đây là một ví dụ, một nơi được ví như “nàng thơ ẩn mình” phía địa đầu Tổ Quốc.
Được so sánh như vậy là bởi vị trí của điểm đến này là ngay dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang, tương tự như vị trí của ngôi làng Lô Lô Chải đã vô cùng nổi tiếng trước đó. Đây là làng Thèn Pả.
Làng Thèn Pả – Hà Giang (Ảnh Việt Nam Ơi!).
Ngôi làng mang vẻ đẹp “yên bình hiếm có”
Vị trí chính xác của làng Thèn Pả là thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, dưới chân núi Rồng. Báo địa phương cho biết, nếu dưới chân núi Rồng có 2 hồ nước ngọt, được người bản địa ví như “mắt rồng”, quanh năm không bao giờ cạn, thì một “mắt” nằm ở bên phía ngôi làng Lô Lô Chải, “mắt” còn lại chính là nằm ở gần Thèn Pả.
Dù có vị trí tương đồng và những nét đẹp bình dị, hoang sơ tương tự như làng Lô Lô Chải, song làng Thèn Pả cho đến nay ít được các du khách biết tới hơn. Cổng thông tin điện tử của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang giới thiệu, vượt qua con đường dài khoảng 150km từ trung tâm thành phố, qua những con đường uốn lượn như dải lụa được vẽ trên đá, 2 bên đường hoa cải đua nhau nở rộ, làng Thèn Pả hiện lên trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Làng Thèn Pả cũng có vị trí tương đồng với làng Lô Lô Chải, ngay dưới chân núi Rồng (Ảnh báo Hà Giang).
Ngôi làng hiện lên ẩn hiện trong làn sương ở Hà Giang (Ảnh Báo Hà Giang).
Video đang HOT
Từ trên cột cờ Lũng Cú, du khách cũng có thể phóng tầm mắt xuống và nhìn thấy làng Thèn Pả, lấp ló trong màn sương mờ, lọt thỏm giữa những triền đá tai mèo sắc nhọn. Ngay bên cạnh ngôi làng còn là cánh đồng trải rộng, bằng phẳng hiếm có trên cao nguyên đá. Theo thông tin trên báo Hà Giang, “Thèn Pả” trong tiếng địa phương cũng mang nghĩa là “cánh đồng lớn”. Có lẽ chính bởi vậy mà ngôi làng được đặt tên như hiện tại.
Làng Thèn Pả được nhận xét là cho đến ngày nay, qua suốt hơn 100 năm lịch sử hình thành, vẫn còn giữ được những nét văn hóa truyền thống vốn có của người đồng bào dân tộc Mông. Tiêu biểu nhất có lẽ chính là kiến trúc nhà nơi đây, hoàn toàn đều là nhà trình tường – vách đất, mái ngói âm dương. Người dân bản địa mặc trang phục thổ cẩm rực rỡ không chỉ trong các nghi lễ, lễ hội đặc biệt mà còn trong hoạt động sinh hoạt, lao động thường ngày.
Nếp sống bình dị, yên ả mỗi ngày tạo nên vẻ đẹp “hiếm có” ở làng Thèn Pả (Ảnh Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang).
Hiện nay tại làng vẫn giữ toàn bộ là những ngôi nhà trình tường – mái ngói âm dương (Ảnh Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang).
Những hình ảnh về khung cảnh bình dị ở làng Thèn Pả (Ảnh Việt Nam Ơi!).
Tất cả những yếu tố trên tạo nên vẻ đẹp yên bình hiếm có của ngôi làng nơi địa đầu Tổ Quốc. Du khách Nguyễn T.K.Chi (đến từ Hà Nội) nhận xét: “Làng Thèn Pả mang một vẻ đẹp rất riêng, không nơi nào có được”.
Nơi xứng đáng được du khách biết nhiều hơn
Sau khi những hình ảnh về làng Thèn Pả được đăng tải trên các diễn đàn du lịch, nhiều du khách chưa từng nghe hay chưa từng biết về ngôi làng đã phải trầm trồ nhận xét, ngôi làng xứng đáng được biết tới nhiều hơn. “Việt Nam ta đẹp quá, chỉ sợ không đủ sức khám phá hết vẻ đẹp, sự hùng vĩ của Việt Nam thôi”, du khách Lương M.Tấn (đến từ TP.HCM) chia sẻ.
So với Lô Lô Chải gần đó, làng Thèn Pả đúng là phát triển du lịch muộn hơn rất nhiều. Ngôi làng trong suốt bao năm vẫn cứ yên bình, nằm tĩnh lặng dưới chân núi Rồng, nhịp sống của người dân bản địa thì chầm chập, thi thoảng không gian đan xen tiếng chim rừng, tiếng trẻ em nói cười…
Mãi đến năm 2021, tức là cách đây 3 năm, tại làng Thèn Pả mới những có những ngôi nhà cộng đồng, homestay đầu tiên để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách. Ngoài ra, có thêm sự xuất hiện của các quán ăn, phục vụ các món ăn đặc sản địa phương như thắng cố, lẩu gà đen, mèn mén…
Mãi đến năm 2021, những cơ sở lưu trú nhằm phục vụ khách du lịch đầu tiên mới được hình thành ở Thèn Pả (Ảnh Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang).
Du khách tới làng mỗi mùa trong năm đều có thể tận hưởng được vẻ đẹp riêng biệt. Mùa Xuân là sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa lê trên triền núi, con đường làng hay những mảnh vườn của người dân; mùa Hè là sắc vàng, sắc xanh của nương ngôi, của hồ nước; mùa Thu là màu vàng ươm rực rỡ của những cánh đồng, rửa thuộng bậc thang; còn mùa Đông là sắc kỳ ảo của làn mây mờ và sương mù, nhất là buổi sáng sớm.
Với những du khách yêu thích sự khám phá, có thể gặp người dân bản địa và nhờ họ đi khám phá thêm nhiều cảnh quan hoang sơ quanh khu vực, hoặc chinh phục cột cờ Lũng Cú.
Du khách có thể kết hợp chinh phục cột cờ Lũng Cú trong hành trình (Ảnh Lữ hành Việt Nam).
Hiện nay, theo lãnh đạo xã Lũng Cú, làng Thèn Pả đã thành lập Ban quản lý để quản lý tốt hơn các hoạt động phục vụ khách du lịch nơi đây. Có thể kể tới các dịch vụ kinh doanh nơi lưu trú, phòng ngủ, các sản phẩm mà bà con làm ra… Đồng thời, Ban quản lý còn giúp phân phối, tiêu thụ chính những sản phẩm đó, mang lại thêm sinh kế cho người dân.
Hy vọng trong tương lai, làng Thèn Pả sẽ dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch Hà Giang nói riêng cũng như du lịch khu vực miền núi phía Bắc nói chung. Song song với sự phát triển, ngôi làng vẫn đảm bảo giữ gìn, phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống của con người cũng như thiên nhiên nơi đây.
Đến cột cờ Lũng Cú ngắm nhìn non sông từ nơi địa đầu Tổ quốc
Vừa là di tích lịch sử, vừa là điểm cực Bắc linh thiêng của Tổ quốc, Cột cờ Lũng Cú tại Hà Giang luôn là điểm đến yêu thích của hàng vạn du khách gần xa
Sử sách còn ghi chép, danh tướng Lý Thường Kiệt đã cho treo một lá cờ khi ông hội quân trấn ải biên thùy. Từ đó, cột cờ Lũng Cú được người dân coi như cột mốc cao nhất đánh dấu biên cương lãnh thổ. Đến thời Tây Sơn, khi vua Quang Trung đánh tan quân thù bèn cho xây dựng một đồn gác. Dưới đồn gác cho đặt một trống đồng báo cầm canh. Mỗi canh binh sĩ đánh lên 3 hồi trống, khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Video: Lương Đình Khoa
Nằm cách TP. Hà Giang 154km, Cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng với độ cao 1.468m so với mực nước biển. Đây chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ. Lá cờ rộng 54m2 được ra đời, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội, nhưng với kích thước nhỏ hơn. Địa danh này được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2009.
Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế theo hình bát giác. Phía trên 8 bức phù điêu có gắn 8 mặt trống đồng, vừa là biểu trưng của văn hóa Việt Nam, vừa gợi nhớ tiếng trống của vua Quang Trung khi xưa, để con cháu ngàn đời sau ghi nhớ công ơn dựng nước của ông cha ta.
Chân cột cờ được gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang.
Trong lòng cột cờ có một cầu thang xoắn ốc 140 bậc để dẫn lên đến đỉnh cột cờ. Đứng trên cao, nhìn ngắm lá cờ tung bay khi gió lộng, chạm tay vào lá cờ khi gió lặng - là một cảm xúc linh thiêng đặc biệt khó nơi nào có được.
Từ trên đỉnh cột cờ, phóng tầm mắt ra xung quanh sẽ cảm nhận được vẻ đẹp bình yên và hùng vĩ của đất nước. Với mỗi người con đất Việt, được đến đây, chạm tay vào lá cờ là một niềm mơ ước, vinh dự và tự hào.
Với du khách nước ngoài, cột cờ Lũng Cú thu hút sự tò mò, thích thú tìm hiểu về quá trình giành độc lập của Việt Nam.
Đồng bào Lô Lô gọi Lũng Cú là Long Cư - nơi rồng ở, và còn lưu truyền câu chuyện nhuốm màu huyền thoại. Khi xưa, thấy nơi đây non cao cảnh đẹp, rồng tiên xuống thưởng lãm thiên nhiên lại chứng kiến cuộc sống của người dân vô cùng nhọc nhằn, phải canh tác trên núi đá tai mèo. Thương cảm với đồng bào, rồng tiên đã để hai con mắt tại nơi này, hóa thành hai hồ nước dưới chân núi.
Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, cột cờ Lũng Cú đã trở thành biểu tượng nơi địa đầu Tổ quốc, đánh dấu chủ quyền dân tộc Việt Nam. Theo chia sẻ của các chiến sĩ đồn biên phòng Lũng Cú, mỗi lá cờ Tổ quốc đều có số hiệu, có hồ sơ cụ thể về ngày, giờ thượng cờ, hạ cờ. Những lá cờ Tổ quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ, phai màu vì nắng mưa hay bị rách vì gió bão, đều được Đồn Biên phòng Lũng Cú giữ lại và làm quà tặng cho những đoàn khách đặc biệt đến thăm.
'Lạc bước' nơi địa đầu Tổ quốc chiêm ngưỡng mùa hoa nở Hà Giang đang bước vào mùa đẹp nhất với nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu như hoa đào, hoa mận, hoa cải... Trong không gian thơ mộng cùng tiết trời mùa Xuân dễ chịu này, du khách có được chuyến du xuân đầu năm đáng nhớ. Là một người đam mê xê dịch và đi đến những vùng đất mới, cô nàng...