Nội dung truyền thuyết hồ Gươm bị in sai lệch trên lịch
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) bị phản ứng vì lịch của đơn vị in nội dung sai lệch về truyền thuyết hồ Gươm. Đại diện ngân hàng giải thích, SHB chỉ gắn thương hiệu vào lịch, còn nội dung do nhà xuất bản chịu trách nhiệm.
“Sự cố” lịch in sai về truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm.
Cư dân mạng xã hội đang phẫn nộ và “ném đá” khi một tờ lịch có gắn thương hiệu SHB và được cho là lịch của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tặng khách hàng có in sai về truyền thuyền hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi hồ Gươm của Hà Nội.
Nội dung cụ thể của tờ lịch nhằm Tết dương lịch mùng 1/1/2014 được in như sau: “Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm”. Đoạn thông tin giải thích về truyền thuyết thể hiện: “Một lần Vua dạo chơi bằng thuyền trên mặt hồ, bắt gặp một sinh vật là Rùa lớn nổi lên bơi về phía Ngài, bấy giờ Vua liền rút gươm ra để xua Rùa đi nơi khác. Nhưng Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm và lặn mất xuống lòng hồ. Từ đó hồ được đặt tên là Hồ Hoàn Kiếm”.
Sáng nay, 20/1, trao đổi nhanh với phóng viên Dân trí qua điện thoại, một vị đại diện ngân hàng SHB cho biết, lịch của ngân hàng là do một đơn vị nhà xuất bản in ấn, theo hợp đồng thì nhà xuất bản này chịu trách nhiệm về mặt nội dung. Còn phía SHB chỉ gắn thương hiệu của mình vào lịch.
“Trong “sự cố” này, nhà xuất bản chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên SHB cũng có phần trách nhiệm vì không kiểm soát được nội dung tờ lịch. Tôi nói như vậy không phải khi xảy ra lỗi là đổ lỗi cho nhau, nhưng thực tế là như vậy” – vị đại diện này cho hay và hứa sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tới báo Dân trí trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Sông hồ Hà Nội bị bức tử - Kỳ 2: Truy tìm thủ phạm
Cơ quan chức năng chỉ rõ một trong những nguyên nhân chính khiến sông hồ Hà Nội bị ô nhiễm là do nước thải từ các khu chung cư, khu đô thị, khu tái định cư đang mọc lên ngày một nhiều.
Một loạt các khu chung cư đấu nối xả thẳng ra sông Tô Lịch - Ảnh: Nam Anh
Xả thải không xử lý
Khu đô thị (KĐT) Mỹ Đình 2 với sự xuất hiện của cả chục tòa nhà cao tầng với hàng ngàn hộ dân sinh sống nhưng không hề được thiết kế, xây dựng trạm xử lý nước thải tại chỗ. Vì thế, cả ngàn mét khối nước thải sinh hoạt của các hộ dân ở đây ngày đêm xả thẳng ra hệ thống kênh mương chung trong khu vực, sau đó chảy tới sông Nhuệ. Cách đó không xa, nước thải của toàn bộ 18 tòa nhà cao tầng thuộc khu tái định cư (KTĐC) Nam Trung Yên cũng được xả thẳng ra hệ thống mương chung của hai phường Yên Hòa và Trung Hòa (Q.Cầu Giấy), trước khi ra sông Tô Lịch. Từng được coi là KĐT kiểu mẫu đầu tiên trên địa bàn TP.Hà Nội, nhưng Linh Đàm cũng không hề có trạm xử lý nước thải tại chỗ. Và hơn chục năm qua, hàng triệu khối nước thải vẫn vô tư được xả thẳng ra sông Tô Lịch, hồ Linh Đàm.
Theo khảo sát của Thanh Niên, dọc sông Tô Lịch, đoạn chảy qua KĐT Linh Đàm hay ven hồ Linh Đàm xuất hiện nhiều miệng cống bê tông dẫn nước thải bốc mùi được đấu nối dẫn thẳng tới KĐT kiểu mẫu này. Ngoài Mỹ Đình 2, Linh Đàm còn có KĐT Văn Quán (được đưa vào sử dụng năm 2007), nhưng đến nay vẫn không có nhà máy hay trạm xử lý nước thải. Toàn bộ khối lượng nước thải sinh hoạt của hơn 1 vạn người dân sinh sống tại đây đều được xả thẳng ra hồ Văn Quán.
Ông Phú Minh, một người dân sinh sống tại P.Văn Quán (Q.Hà Đông) cho hay: "Trước đây, hồ Văn Quán nước trong và sạch, người dân thường dùng lưới và vó để bắt tôm, cá. Nhưng một thời gian không lâu sau khi KĐT Văn Quán được đưa vào sử dụng thì nước trong hồ này bắt đầu chuyển sang màu đen và bốc mùi hôi thối".
Không riêng gì hồ VănQuán, hay hồ Linh Đàm, mà một loạt những hồ khác trên địa bàn thủ đô như hồ Đền Lừ, hồ Mễ Trì, hồ Định Công... cũng đang bị "đầu độc", ô nhiễm trầm trọng.
Vì... tiết kiệm chi phí !
Ngay cả những KĐT, khu chung cư (KCC) hiện đại, kiểu mẫu mới được đưa vào sử dụng cũng không được chủ đầu tư cho thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đơn cử 3 tòa nhà cao tầng nằm trong quần thể KĐT mới Dịch Vọng (P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy), do Công ty CP Thanh Bình làm chủ đầu tư. Được biết, dù mới có một tòa nhà được đưa vào hoạt động, còn hai tòa đang trong giai đoạn hoàn thiện, bàn giao, nhưng KCC này không hề có trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Trả lời Thanh Niên, ông Đinh Văn Thủy, cán bộ Phòng Tổ chức Công ty CP Thanh Bình, thừa nhận nước thải sinh hoạt của các tòa nhà này đều được xả thẳng vào hệ thống mương chảy qua P.Yên Hòa (Q.Cầu Giấy), sau đó đổ ra sông Tô Lịch.
Cùng nằm trong KĐT mới Dịch Vọng còn có nhiều ngôi nhà cao tầng do Công ty CP phát triển đô thị Từ Liêm và Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư. Hiện đã có nhiều tòa nhà đi vào khai thác với cả ngàn hộ dân sinh sống và nhiều tòa nhà khác đang trong quá trình xây dựng, trong thời gian tới sẽ sớm tiến hành bàn giao. Tuy nhiên dù đã đổ hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng các tòa nhà cao tầng, nhưng phía Hà Đô lại không hề tính tới phương án trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Một loạt các KCC mới nằm dọc tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư cũng không hề được xây dựng trạm xử lý nước thải. Tương tự, khu nhà phức hợp The Manor (với gần 500 hộ) thuộc KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì, dù được trang bị trạm xử lý nước thải trị giá cả chục tỉ đồng, nhưng nhiều năm qua, trung bình mỗi ngày 500 m3 nước thải vẫn đều đặn xả ra mương Cầu Quang (xã Mỹ Đình, H.Từ Liêm) rồi chảy tiếp tới sông Nhuệ.
Trả lời về tình trạng trên, ông Trương Đức Tú - quản lý chính của The Manor, nói việc có đầu tư trạm xử lý nước thải mà không vận hành là... để tiết kiệm chi phí. Ông nói thêm: "Hiện chúng tôi đã cho vận hành lại trạm xử lý nước thải, tuy nhiên hiệu quả cũng như chất lượng nước sau xử lý vẫn chưa đạt chuẩn".
Nộp phạt để tồn tại
Nằm ở cửa ngõ đông bắc Hà Nội, KĐT mới Việt Hưng (Q.Long Biên) với tổng diện tích lên tới 300 ha, do Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam làm chủ đầu tư, vừa đi vào khai thác được ít năm nhưng cũng không hề có trạm xử lý nước thải. Trung tá Nguyễn Xuân Quyến, Đội trưởng Đội 2 thuộc Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an TP.Hà Nội, cho biết trước những hành vi kể trên, tháng 1.2012, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt 120 triệu đồng đối với Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam.
Cũng trong năm 2012, PC49 còn kiểm tra, phát hiện hàng loạt các KĐT, KCC với lỗi, hành vi không xây dựng trạm xử lý nước thải và trực tiếp xả thải ra môi trường; xử phạt 50 triệu đồng đối với chủ đầu tư KĐT mới Mỹ Đình - Mễ Trì là Công ty CP đầu tư phát triển nhà đô thị và khu công nghiệp Sông Đà; xử phạt hơn 20 triệu đồng đối với Công ty CP VIMECO; lập biên bản xử phạt Công ty TNHH An Điền (19 Láng Hạ, Q.Ba Đình) 20 triệu đồng do xả thải nước sinh hoạt có chỉ số ô nhiễm vượt quá 5 lần cho phép ra môi trường...
Trong những lần kiểm tra, phát hiện việc xả thải ra môi trường của lực lượng chức năng, phía chủ đầu tư hay đơn vị quản lý đều có cam kết và đưa ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, đến nay hầu như chưa đơn vị nào có động thái khắc phục, nước thải sinh hoạt vẫn vô tư được xả trực tiếp ra môi trường.
Theo TNO
Hà Nội: Hàng loạt nhà trái phép "chềnh ềnh" bên bờ sông Tô Lịch Nhiều cửa hàng và các hộ dân đã dựng khung thép làm nhà trái phép ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Hòa Mục tới cầu Cống Mọc gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trong khu vực. Trước đây, bên bờ sông Tô Lịch đoạn đường từ ngã tư Lê Văn Lương - Láng...