Nội dung số là ‘mồi ngon’ của vi phạm bản quyền
Các chuyên gia nhận định, vi phạm bản bản quyền nội dung số hiện nay cũng là vấn đề lớn nhất cản trở ngành công nghiệp này phát triển.
Tại Hội thảo Quốc tế Công nghệ và Nội dung số do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức ngày 3/12, ông Bùi Trường Sơn, Tổng Giám đốc Felix cho hay, một trong những ưu điểm của nội dung số chính là việc dễ sao chép, nhưng đó cũng là nhược điểm rất lớn dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra. “Phát hiện ra vi phạm bản quyền không khó, nhưng vấn đề thực thi pháp luật sẽ khá mất thời gian”, ông Sơn nói.
Bà Sue Brooks, Giám đốc hệ thống chuyển đổi video của hãng thông tấn AP chia sẻ, ở Anh quốc đã có chiến dịch nâng cao nhận thức về vấn đề này. “Vi phạm bản quyền có thể xem là một loại tội ác. Đây là vấn đề nhức nhối hiện nay và gây thiệt hại hàng triệu USD mỗi năm cho AP nói riêng”, bà nói. Thông qua các chiến dịch truyền thông, người dân tại Anh đã dần nhận thức ra và bà Sue cho rằng đây chắc chắn là quá trình mà Việt Nam phải trải qua.
Video đang HOT
Tiến sĩ Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam. Ảnh: Anh Quân
Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, cho biết đang xúc tiến thành lập Trung tâm Bản quyền số, qua đó sẽ thúc đẩy việc thực thi bản quyền trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Hội Truyền thông số, tính đến tháng 9/2012, Việt Nam có hơn 31 triệu người sử dụng Internet, chiếm 35,49% dân số, trong đó có tới 70% ở độ tuổi dưới 35. Việt Nam đứng thứ 18 trên tổng số 20 quốc gia có số lượng người dùng nhiều nhất trên thế giới, xếp thứ 8 tại khu vực châu Á và thứ 3 Đông Nam Á. Số lượng thuê bao 3G đã đạt mốc trên 16 triệu, chiếm 18% dân số.
Nền tảng công nghệ tốt và lượng người dùng Internet đông đảo nhưng việc phát triển các nội dung số vẫn còn nhiều rào cản. Ông Hợp cho rằng nhận thức chưa đúng tầm, cơ quan quản lý nhà nước còn lúng túng trong quản lý nội dung trực tuyến dẫn đến nhiều nội dung xấu chưa được kiểm soát.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các nhà mạng với các công ty cung cấp nội dung chưa công bằng, gây ảnh hưởng xấu tới việc phát triển nội dung trên di động. Việc đầu tư hạ tầng công nghệ, viễn thông, truyền hình số… dàn trải, lãng phí. Nguồn nhân lực có trình độ caovề truyền thông số còn thiếu hụt. Theo ước tính, Việt Nam chỉ có khoảng 600.000 kỹ sư công nghệ, trong khi nhu cầu xã hội cần tới 2 triệu.
Bà Lê Thúy Hạnh, Phó Tổng giám đốc Micronet cho rằng, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. “Định vị thương hiệu là việc làm hết sức quan trọng. Thực hiện được điều này mới có thể bàn tiếp đến bản quyền tác giả bởi thương hiệu sẽ thành vô giá trị nếu thiếu bản quyền”. Bà Hạnh đề xuất nâng cao nhận thức, đào tạo về bản quyền nội dung số, nhằm đảm bảo quyền lợi cho tác giả và doanh nghiệp.
Theo VNE
Xuất bản phẩm lậu lộng hành
Ngày 13.11, tại hội thảo "Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động in và phát hành xuất bản phẩm" trên địa bàn TP.Hà Nội, nhiều cơ quan quản lý, đại diện một số nhà sách rất bức xúc về nạn ấn phẩm không phép đang lưu hành.
Sách thật và sách giả giống nhau kể cả tem chống giả. Ảnh: T.HÀ
Trên địa bàn HN đang tồn tại các tuyến phố chuyên kinh doanh sách lậu như: Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Láng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh... Ngoài việc in sao không phép, các điểm kinh doanh còn bày bán các ấn phẩm ngoài vỉa hè. Giá các ấn phẩm này thường rẻ do chất lượng in kém, đang thách thức các cơ quan quản lý và gây thiệt hại cho các nhà xuất bản. Qua kiểm tra từ đầu năm đến nay cho thấy, trong số 26 cơ sở kinh doanh, in ấn ở HN thì đa số các cơ sở đều có vi phạm về: In ấn quá số lượng cho phép, liên kết xuất bản phẩm không phép, mua bán không có hóa đơn chứng từ, có tình trạng cơ sở in tiếp tay cho in lậu.
Theo ông Vương Trí Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội: "Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 400 cơ sở in sử dụng thiết bị công nghiệp, trong đó hơn 40% các xuất bản phẩm có giấy phép. Như vậy, gần 60% số ấn phẩm không phép đang lưu hành tràn ngập thị trường, vi phạm bản quyền". Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: Tình trạng in lậu, in không đúng quy định vẫn thường xuyên diễn ra. Đặc biệt, xuất bản điện tử đang phát triển rất mạnh và thiếu kiểm soát, dẫn tới tình trạng các đơn vị này vi phạm bản quyền, nhất là bản quyền tác giả nước ngoài.
Nói về vấn đề in lậu, in giả và công tác quản lý nhà nước, ông Phạm Trung Thông - Trưởng phòng Quản lý in, Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết: "Đến nay, có khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp. Trong đó chỉ có 1/3 số cơ sở in chịu sự điều chỉnh, kiểm soát của Luật Xuất bản và Nghị định số 105, còn lại gần 2/3 số cơ sở in công nghiệp và khoảng hơn 10.000 cơ sở in lưới, in quảng cáo, photocopy không có khung pháp lý điều chỉnh...".
Bức xúc về vấn đề in lậu, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng GĐ Cty sách Thái Hà - nói: "Có những cuốn sách bị dân làm lậu đẩy giá bìa lên cao gấp 1,5 lần với giá sách thật như "Người nam châm", "Nghe bố này con gái" khiến chúng tôi thực sự bức xúc. Bạn đọc bị mua sách kém chất lượng mà giá lại trên trời".
Hầu hết các ý kiến cho rằng tình trạng sách lậu lộng hành là do chế tài chưa đủ mạnh, sự phối kết hợp giữa nhà xuất bản và cơ quan chức năng còn yếu. Trong thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra từng đợt, đột xuất để dẹp nạn ấn phẩm lậu, đặc biệt là mùa lịch đang đến gần.
Theo laodong
Trường Quốc Tế Mỹ bị kiện hơn 700 triệu đồng bản quyền sách Sau khi Trung tâm đào tạo Anh ngữ Úc Châu và Trung tâm Hội Việt Úc (TPHCM) lên tiếng xin lỗi và đền bù vi phạm bản quyền giáo trình, đến lượt Trường quốc tế Mỹ (Hà Nội) bị đưa ra tòa vì hành vi copy trái phép sách và đĩa dạy học ngoại ngữ. Sau hai vụ thắng kiện bản quyền tại...