Nội dung sáu câu hỏi Mỹ gửi đồng minh châu Âu về chấm dứt xung đột Nga-Ukraine
Các quan chức Mỹ đã gửi đến các đối tác châu Âu sáu câu hỏi để xem châu Âu có thể cần gì từ Mỹ nhằm giám sát một thỏa thuận an ninh giữa Ukraine và Liên bang Nga nhằm chấm dứt chiến tranh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong nhiệm kỳ đầu và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Helsinki, Phần Lan ngày 16/7/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo The Kyiv Post ngày 17/2, tuần trước, Mỹ đã gửi danh sách các câu hỏi đến đại diện châu Âu, trước thềm Hội nghị An ninh Munich (MSC), nhằm hỏi các đồng minh về khả năng tăng cường hỗ trợ an ninh cho Ukraine cũng như những gì họ có thể cần từ Washington để củng cố năng lực quân sự.
Cuộc thăm dò ngoại giao này, bao gồm sáu câu hỏi rõ ràng và trực tiếp, đánh dấu một trong những lần chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu rõ kỳ vọng đối với các đối tác châu Âu trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. “Washington đã nêu rõ quan điểm rằng chúng tôi mong đợi các đối tác châu Âu giữ vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập một khuôn khổ an ninh bền vững và mong chờ các đề xuất của họ”, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với hãng tin Reuters.
Các câu hỏi bao gồm các chủ đề như những quốc gia nào là không thể thiếu đối với an ninh của Ukraine, cần một lực lượng bộ binh lớn đến mức nào để duy trì hòa bình, và Mỹ sẽ cần cung cấp bao nhiêu nhân lực cũng như vũ khí để duy trì một thỏa thuận hòa bình. Hai nhà ngoại giao châu Âu đã xác nhận với Reuters rằng họ vẫn đang tranh luận về cách trả lời yêu cầu này và đang cân nhắc lợi ích của việc đưa ra một phản hồi tập thể.
Nội dung cụ thể sáu câu hỏi mà Mỹ chuyển cho đồng minh châu Âu, được hãng tin Reuters chia sẻ, như sau:
1. Theo bạn, một sự đảm bảo hoặc cam kết an ninh do châu Âu hậu thuẫn nào có thể đủ để răn đe Liên bang Nga trong khi vẫn đảm bảo rằng cuộc xung đột này kết thúc bằng một thỏa thuận hòa bình lâu dài?
2. Những quốc gia châu Âu và/hoặc quốc gia thứ ba nào bạn tin rằng có thể hoặc sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận này? Có quốc gia nào mà bạn cho rằng là không thể thiếu không? Quốc gia của bạn có sẵn sàng triển khai quân đến Ukraine như một phần của thỏa thuận hòa bình không?
3. Nếu các lực lượng quân sự của quốc gia thứ ba được triển khai đến Ukraine như một phần của thỏa thuận hòa bình, theo bạn, quy mô của lực lượng do châu Âu dẫn đầu này cần phải như thế nào? Những lực lượng này sẽ được triển khai như thế nào, ở đâu và trong bao lâu?
4. Mỹ, các đồng minh và đối tác cần chuẩn bị những hành động gì nếu Liên bang Nga tấn công các lực lượng này? Chính phủ của bạn sẽ coi những yêu cầu hỗ trợ nào từ Mỹ là cần thiết để tham gia vào những thỏa thuận an ninh này? Cụ thể, bạn nghĩ rằng Mỹ cần cung cấp những nguồn lực nào trong ngắn hạn và dài hạn?
5. Chính phủ của bạn sẵn sàng cung cấp thêm những khả năng, thiết bị và phương án bảo trì nào cho Ukraine để nâng cao vị thế đàm phán của nước này và gia tăng áp lực lên Liên bang Nga?
Video đang HOT
6. Chính phủ của bạn sẵn sàng làm gì hơn nữa để gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga, bao gồm việc thực thi các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn và nhắm mục tiêu hiệu quả hơn vào các quốc gia thứ ba đang hỗ trợ Liên bang Nga trên toàn cầu?
Chia sẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12/2/2025. Ảnh chụp màn hình tài khoản mạng xã hội Truth Social của Tổng thống Mỹ Donald Trump t
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động toàn cầu bằng tuyên bố vào hôm 12/2 rằng ông đã có cuộc điện đàm dài và cực kỳ hiệu quả với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin mà không tham vấn với các đồng minh châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và Kiev.
Sau cuộc điện đàm đánh dấu lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ nói chuyện trực tiếp với Điện Kremlin kể từ khi Moskva (Moscow) phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine vào tháng 2/2022, ông Trump đã viết trên mạng xã hội Truth Social rằng trong điện đàm ông và nhà lãnh đạo Liên bang Nga đều đồng ý “chấm dứt những cái chết của hàng triệu người trong cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine”, “nhất trí để các đội đàm phán của mình bắt đầu thương lượng ngay lập tức”.
Ông Trump cũng thông báo rằng ông đã giao nhiệm vụ cho một nhóm đàm phán bao gồm Ngoại trưởng Marco Rubio, Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz cùng Đại sứ kiêm Đặc phái viên Steve Witkoff dẫn dắt các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời tin tưởng mạnh mẽ rằng sẽ thành công.
Cùng ngày, phát biểu tại hội nghị Ramstein, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuyên bố rằng việc khôi phục biên giới Ukraine trước năm 2014 trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với Moskva là “mục tiêu không thực tế”.
Theo ông Hegseth, Mỹ cũng mong muốn Ukraine “có chủ quyền và thịnh vượng”, nhưng “phải thừa nhận rằng việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 là một mục tiêu không thực tế” và “theo đuổi mục tiêu ảo tưởng này chỉ khiến chiến tranh kéo dài và gây thêm đau khổ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không phải là một kết quả “thực tế” trong các cuộc đàm phán. Ông Hegseth nhấn mạnh rằng bất kỳ sự đảm bảo an ninh nào dành cho Ukraine cũng cần phải “được hậu thuẫn bởi lực lượng quân đội mạnh mẽ của cả châu Âu và các đối tác ngoài châu Âu”.
“Cần nói rõ rằng, trong bất kỳ thỏa thuận an ninh nào, sẽ không có quân đội Mỹ được triển khai đến Ukraine”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định.
Tiếp đó, phát biểu hôm 14/2 tại Hội nghị An ninh Much (MSC), Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đặc biệt gay gắt trong chỉ trích nền dân chủ châu Âu. Ông bày tỏ lo ngại về sự xói mòn các giá trị dân chủ tại châu lục này, nhấn mạnh đến việc hủy bỏ cuộc bầu cử tổng thống ở Romania.
Phó Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo về sự gia tăng kiểm duyệt trong khu vực, kêu gọi các quốc gia thành viên châu Âu phải tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với quốc phòng của mình, đồng thời bày tỏ lo ngại về làn sóng di cư ồ ạt.
Gần nhất là vào ngày 15/2, đặc phái viên Mỹ về Ukraine và Liên bang Nga, ông Keith Kellogg, tiếp tục làm châu Âu chấn động khi tuyên bố rằng họ sẽ không có ghế trong bàn đàm phán hòa bình Ukraine, ngay cả sau khi Washington gửi một bản câu hỏi tới các thủ đô châu Âu để hỏi về những gì họ có thể đóng góp cho các đảm bảo an ninh đối với Kiev.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại Hội nghị An ninh Munich về triển vọng châu Âu có mặt tại bàn đàm phán hòa bình Nga – Ukraine, ông Kellogg, cho biết: “Tôi là người theo trường phái hiện thực. Tôi nghĩ điều đó sẽ không xảy ra. Điều chúng ta không muốn làm là tham gia vào một cuộc thảo luận nhóm lớn”.
Cho rằng sự tham gia của châu Âu không cần thiết, ông Kellogg dẫn ví dụ về sự đổ vỡ của thỏa thuận Minsk. “Hãy nhớ lại Minsk-2 – có rất nhiều nhà lãnh đạo châu Âu ở đó và chúng đã thất bại nặng nề”, ông Kellogg nói.
Sau loạt phát ngôn gây chấn động của các quan chức cấp cao Mỹ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 17/2 với các đồng minh trong Liên minh châu Âu (EU) để thảo luận cách phản ứng trước những yêu cầu an ninh mới từ chính quyền Trump.
Hiện tại, các quan chức ở Kiev và Brussels cũng đang chờ xem kết quả của một cuộc họp đột xuất giữa các quan chức Liên bang Nga và Mỹ dự kiến diễn ra vào cuối tuần này tại Saudi Arabia. Ông Trump tuyên bố rằng các cuộc đàm phán hòa bình sẽ tiếp tục tại đó – dù các quan chức Ukraine không nhận được lời mời tham gia.
Tín hiệu về 'cuộc ly hôn xuyên Đại Tây Dương' từ sự thay đổi căn bản trong chính trị toàn cầu
Việc chuyển trọng tâm khỏi châu Âu đã bắt đầu từ thời George W. Bush và tiếp tục dưới các đời Tổng thống Mỹ sau đó.
Ông Trump chỉ đơn giản là nói thẳng điều mà những người tiền nhiệm của ông đã tránh đề cập công khai.
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) ngày 14/2/2025. Ảnh: Getty Image
Tối 15/2, theo giờ địa phương, đài RT của Liên bang Nga đã đăng bài viết của ông Fyodor Lukyanov, Tổng biên tập tạp chí Liên bang Nga trong các vấn đề toàn cầu (Russia in Global Affairs), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng, đồng thời là Giám đốc nghiên cứu của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai, cho rằng bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) mang tính bước ngoặt, báo hiệu sự rạn nứt giữa Mỹ và châu Âu.
Vào hôm 14/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance đặc biệt gay gắt trong chỉ trích nền dân chủ châu Âu. Ông bày tỏ lo ngại về sự xói mòn các giá trị dân chủ tại châu lục này, nhấn mạnh đến việc hủy bỏ cuộc bầu cử tổng thống ở Romania. Phó Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo về sự gia tăng kiểm duyệt trong khu vực, kêu gọi các quốc gia thành viên châu Âu phải tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với quốc phòng của mình, đồng thời bày tỏ lo ngại về làn sóng di cư ồ ạt.
Sau đó cùng ngày, theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu đang 'đánh mất' tự do ngôn luận, ca ngợi bài phát biểu của Vance tại Hội nghị An ninh Munich, gọi đó là "một bài phát biểu rất xuất sắc".
Phát biểu với các phóng viên tại Phòng Bầu dục khi được hỏi về bài phát biểu của "phó tướng" Vance, ông Trump nói: "Tôi đã nghe bài phát biểu của ông ấy, và ông ấy đã nói về quyền tự do ngôn luận. Và tôi nghĩ điều đó đúng, ở châu Âu, nó đang dần mất đi, họ đang đánh mất quyền tự do ngôn luận tuyệt vời của mình".
Tổng thống Mỹ cũng đề cập đến vấn đề nhập cư như một thách thức lớn đối với châu Âu, liên hệ nó với tình trạng tội phạm trên khắp lục địa này.
"Ông ấy đã nói về vấn đề nhập cư. Và châu Âu đang gặp vấn đề lớn với nhập cư, hãy nhìn vào những gì đã xảy ra với tội phạm, hãy nhìn vào những gì đang diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau của châu Âu", ông Trump nói và nhấn mạnh: "Tôi nghĩ bài phát biểu của ông ấy đã được đón nhận rất tốt".
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Washington, D.C., ngày 14/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Tổng biên tập tạp chí Liên bang Nga trong các vấn đề toàn cầu, bài phát biểu quan trọng của Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 14/2 đã được lý giải bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một số người cho rằng đó là một hành động trả đũa. Trong nhiều năm qua, các nhà lãnh đạo Tây Âu đã chỉ trích ông Donald Trump và những người ủng hộ ông, mà không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày họ phải đối mặt với hậu quả của những lời lẽ đó. Giờ đây, phản ứng đã đến, và Liên minh châu Âu (EU) rơi vào trạng thái bối rối, tự hỏi: "Tại sao lại là chúng tôi?"
Nhưng ngoài những hiềm khích cá nhân, còn có một sự khác biệt tư tưởng sâu sắc hơn đang diễn ra. Theo nhiều cách, những chỉ trích của ông Vance đối với châu Âu phản ánh chính những cáo buộc mà những người khai phá Tân Thế giới từng đưa ra đối với "lục địa già" hàng thế kỷ trước: sự chuyên chế, đạo đức giả và chủ nghĩa ký sinh. Việc từ chối các truyền thống chính trị châu Âu đã đặt nền tảng tư tưởng cho sự ra đời của nhà nước Mỹ cách đây ba trăm năm. Giờ đây, cuộc tranh luận về thế nào mới là nền dân chủ thực sự không còn chỉ là vấn đề nội bộ của nước Mỹ, mà đã trở thành một cuộc tranh luận xuyên Đại Tây Dương - và kết quả của nó sẽ định hình tương lai.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất trong bài phát biểu của ông Vance không chỉ nằm ở vấn đề cá nhân hay sự rạn nứt tư tưởng. Nó phản ánh một sự chuyển đổi căn bản trong chính trị toàn cầu. Câu hỏi cốt lõi hiện nay là liệu Chiến tranh Lạnh có nên thực sự kết thúc theo khuôn khổ của thế kỷ XX hay không, hay nó sẽ tiếp tục vô thời hạn. Tây Âu kiên quyết lựa chọn phương án thứ hai - không phải vì một chiến lược vĩ đại nào, mà vì họ đã thất bại trong việc hòa nhập kẻ thù cũ của mình một cách hòa bình. Ngược lại, Mỹ dường như đã sẵn sàng bước tiếp.
Sự thay đổi này không phải do ông Trump hay thậm chí là ông Vance gây ra, mà xuất phát từ những ưu tiên đang thay đổi của nước Mỹ. Việc chuyển trọng tâm khỏi châu Âu đã bắt đầu từ thời George W. Bush và tiếp tục dưới các đời Tổng thống Mỹ sau đó. Ông Trump chỉ đơn giản là nói thẳng điều mà những người tiền nhiệm của ông đã tránh đề cập công khai.
Đối với Tây Âu, việc bám vào khuôn khổ tư tưởng và địa chính trị của Chiến tranh Lạnh là vấn đề sống còn. Việc duy trì trật tự cũ giúp EU giữ vững vị thế trung tâm trong các vấn đề toàn cầu, và quan trọng hơn, bảo vệ sự gắn kết nội bộ vốn đang chịu nhiều áp lực.
Trong khi đó, đối với Mỹ, việc từ bỏ các cấu trúc thời Chiến tranh Lạnh mang đến cơ hội tập trung vào những thách thức hiện tại và tương lai - Trung Quốc, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Bắc Cực. Tây Âu không thể chứng minh vai trò không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào trong số này, nhưng họ có thể trở thành một sự xao nhãng tốn kém.
Điều này dẫn đến một kết luận khó chịu: EU có lợi ích trong việc làm leo thang căng thẳng đến mức ngay cả một chính quyền Mỹ miễn cưỡng cũng không thể đứng ngoài cuộc. Câu hỏi thực sự lúc này là liệu "lục địa già" có đủ khả năng đẩy các sự kiện đi theo hướng đó hay không.
Tổng thống Pháp nhấn mạnh một điều đanh thép về Ukraine Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định những nỗ lực trong giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng như nhấn mạnh rõ lập trường của nước này với phía Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: THX/TTXVN Theo đó, ông Macron cho biết chỉ có người dân Ukraine mới có thể đàm phán các điều khoản về một nền hòa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hội thảo khoa học quốc tế 'Sự ra đời của thiên tài' nhân 155 ngày sinh lãnh tụ Lenin

Quan hệ Pháp - Đức khởi sắc nhưng vẫn còn khác biệt kéo dài

Ba sự thay đổi lớn trong mô hình phát triển của nước Mỹ

Tiết lộ về loại vũ khí của Mỹ sẽ định hình bản chất chiến tranh hải quân trong tương lai

Ukraine đối mặt áp lực phản hồi kế hoạch hòa bình do Mỹ hậu thuẫn

Mỹ áp thuế cao với pin mặt trời của 4 nước Đông Nam Á

Đàm phán thương mại Mỹ - Thái Lan bị hoãn

7 sự thật thú vị về Steve Jobs khiến nhiều người ngạc nhiên

Điều gì xảy ra nếu máy bay bị sét đánh?

Nga tái lập căn cứ không quân tại Libya: Bước đi chiến lược giữa lòng Sahara

Mỹ muốn thỏa thuận, Nga muốn chiến thắng, hòa bình cho Ukraine sẽ đi về đâu?

Tổng thống Ukraine sẵn sàng đàm phán ngừng bắn vô điều kiện với Nga
Có thể bạn quan tâm

Phá chuyên án ma tuý xuyên quốc gia, thu giữ 55 kg ma tuý
Pháp luật
19:26:01 22/04/2025
Lý do Lindelof bỏ về giữa trận gặp Lyon
Sao thể thao
18:42:19 22/04/2025
Lão nông miền Tây dành gần 25 năm dựng nhà nghìn tháp, đậm chất Khmer
Netizen
18:40:34 22/04/2025
Hình ảnh mới nhất của diva Hồng Nhung
Sao việt
18:12:16 22/04/2025
Người đàn ông 70 tuổi thoát khỏi cô đơn nhờ tô hồng cả ngôi nhà và đoạn phố
Sáng tạo
17:12:10 22/04/2025
Vicky Nhung 'gỡ rối tơ lòng' cho những trái tim tổn thương
Nhạc việt
17:06:07 22/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát từ món chính đến phụ, ăn đã miệng
Ẩm thực
16:49:12 22/04/2025
"Ngọc nữ màn ảnh" bị bóc trần nhan sắc thật với loạt hình ảnh dưới ống kính "team qua đường"
Sao châu á
16:42:01 22/04/2025
Trúng số đúng 2 ngày liên tiếp (22, 23/4), 3 con giáp định sẵn số giàu sang, vận may tăng vọt
Trắc nghiệm
16:18:23 22/04/2025
Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện
Thế giới số
16:14:57 22/04/2025